cao toc tan phu bao loc duoc phe duyet dau tu

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP.

Mục tiêu dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc theo Quốc lộ 20.

Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm “đen” về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc.

Tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại.

hinh anh cao toc minh hoa
Hình ảnh minh họa

Thông tin cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó: Trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); Tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc).

  • Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
  • Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
  • Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng = 22 m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án.
  • Xây dựng các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm kiểm tra kỹ thuật dừng nghỉ trên tuyến… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
  • Đoạn dừng xe khẩn cấp: bố trí không liên tục tuân thủ theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốc
  • Giai đoạn hoàn chỉnh: quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường Bnền = 22,0m (04 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục).

Tiến độ Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài 66km và sẽ đi qua địa bàn của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu của dự án nối với cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và điểm cuối là tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

Theo đề xuất của liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện), dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 và hoàn thành vào tháng 6/2026.

Các địa phương trên tuyến đường cũng đã thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù và dự kiến quỹ đất tái định cư cho dự án. Tổng nhu cầu sử dụng đất cho dự án là khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha), và phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.

5/5 - (2 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cầu An Hạ Đức Hòa Long An

    Cầu An Hạ Đức Hòa nằm trên tuyến đường DT 824 (thuộc đường Vành Đai 4), thuộc địa phận xã Hựu Thạnh huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đây là một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông của tỉnh Long An, kết nối các khu vực trong huyện Đức Hòa với các vùng lân cận, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Cầu An Hạ bắc qua một nhánh nhỏ của Sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khu vực gần cầu là nơi gần giáp ranh giữa hai huyện Bến Lức và Đức  Hòa. Đường ĐT 824 đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời giúp cải thiện lưu thông kết nối giữa Long An với TP.HCM hay các tỉnh thành khác. Với vị trí chiến lược, tuyến đường này không chỉ phục vụ nhu cầu giao thông địa phương mà còn là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông liên tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cầu An Hạ Đức Hòa và các tiện ích lân cận nổi bật Gần cầu An Hạ được quy hoạch khu dân cư và các khu công nghiệp lớn khá bài bản, về các KCN nổi bật có thể kể đến như: Khu nghiệp Thịnh PhátKhu công nghiệp Tân ĐứcKhu công nghiệp Hựu ThạnhKhu công nghiệp Tân Đô … Với số lượng lớn nhiều KCN, kéo theo đó là việc làm, nhu cầu sinh sống, tiện ích tại khu vực này cũng nhanh chóng phát triển theo, điển hình là nhiều dự án bất động sản đất nền, nhà phố biệt thự phát triển dọc theo hai bên tuyến đường ĐT824 được phát triển bởi nhiều chủ đầu tư uy tín, nổi bật như: Waterpoint Long An của tập đoàn Nam LongLA Home của chủ đầu tư ProdeziThe Diamond City – khu dân cư Quốc LinhKhu tái định cư IdicoKhu dân cư Lago CentroKhu E City Tân ĐứcChuỗi khu dân cư An Nông

    Bản Đồ Quận 10 TP.HCM

    Bản Đồ Quận 10 - Là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Quận 10 có diện tích 5,72 km². Dân số của quận vào năm 2019 là 234.819 người, với mật độ dân số đạt 36.690 người/km². Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí ngay trung tâm TP.HCM, được thành lập vào năm 1969. Quận có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, và tôn giáo nổi tiếng. Vị trí địa lý Quận 10 Quận 10 có vị trí địa lý giáp ranh với các khu vực quan trọng khác nhau: Phía đông giáp Quận 3, với ranh giới được hình thành bởi các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, và Lý Thái Tổ.Phía tây giáp Quận 11, và ranh giới ở đây được xác định bởi đường Lý Thường Kiệt.Phía nam giáp Quận 5, với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.Phía bắc giáp quận Tân Bình, và đường Bắc Hải tạo thành ranh giới ở đây. Bản đồ Quận 10 qua Google Maps Quận 10 có tổng cộng 14 phường, bao gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, và Phường 15. Địa điểm & Tuyến đường nổi bật Quận 10 Quận 10 với danh sách nhiều tên đường đa dạng và phong phú, là một trong những quận nội thành sầm uất của Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là một số tên đường chính và nổi bật tại Quận 10 như: Đường 3 Tháng 2, Bắc Hải, Cách Mạng Tháng TámCao Thắng, Điện Biên Phủ, Lạc Long Quân, Lê Hồng PhongLý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh, Tô Hiến Thành... Ngoài ra nhắc đến Quận 10, không thể không nhắc đến các địa điểm thương mại và ẩm thực, dịch vụ du lịch đa dạng như: Khu ẩm thực Sư Vạn HạnhCông viên Thỏ TrắngVạn Hạnh MallChợ đồ cũ Nhật TảoBảo tàng y học Việt NamViệt Nam Quốc TựNhà hát Hòa BìnhChợ Hồ Thị Kỷ Dự án căn hộ nổi bật Quận 10 Hà Đô Centrosa tọa lạc tại 118 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một dự án do Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Đã bàn giao từ năm 2019 - 2020. Harmington La Pointe tọa lạc tại 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được đầu tư và phát triển bởi công ty TTC Land, trước đây là Sacomreal. Đã bàn giao năm 2019. Xi Grand Court tại địa chỉ 284 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh và việc đã dự án căn hộ đã bàn giao vào năm 2018. Chung cư Đào Duy Từ nằm tại Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang thuộc Bộ Quốc phòng đầu tư. Chung cư Nguyễn Kim nằm tại vị trí Nguyễn Kim, Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đầu tư của dự án này là RESCO. Kingdom 101 nằm tại vị trí 334 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Hoa Lâm. Đã bàn giao năm 2020. Cập nhật danh sách căn hộ Quận 10 giá tốt.

    Ngã Tư Hàng Xanh

    Cái tên Ngã Tư Hàng Xanh bắt nguồn từ những năm 1945, nơi đây nổi tiếng với việc trồng nhiều cây sanh, một loại cây tạo bóng mát, cùng họ với cây đa và cây si. Hàng cây sanh này được trồng dọc theo đường Bạch Đằng và kéo dài đến đường Điện Biên Phủ. Thời gian trôi qua và với việc xây dựng hệ thống giao thông phát triển, hàng cây này đã dần bị thay thế. Tuy nhiên, cái tên Hàng Sanh dần dần được người dân miền Nam gọi là Hàng Xanh, và đó là tên gọi phổ biến hiện nay. Ngã tư Hàng Xanh, tọa lạc tại điểm nối giữa đường Điện Biên Phủ và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (liên kết với Quốc lộ 13) thuộc địa bàn Quận Bình Thạnh, một trong những điểm giao thông quan trọng tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi kết nối với bốn hướng chính: Thị Nghè, Đa Kao, cầu Bình Triệu và cầu Sài Gòn. Tiện ích nổi bật gần Ngã Tư Ngã tư Hàng Xanh tọa lạc tại trung tâm Quận Bình Thạnh, liền kề Quận 1 và thành phố Thủ Đức (trước đây là Quận 2). Với vị trí chiến lược ngã tư thu hút một lượng lớn giao thông hàng ngày, xung quanh ngã tư là nhiều tiện ích nổi bật, chỉ cách vài km là có thể tới ngay các địa điểm nổi bật như: Khu du lịch văn thánhĐại học Hồng BàngĐại học HutechĐại học Giao Thông Vận TảiThảo Cầm ViênKhu Du Lịch Tân CảngSông Sài GònCông viên Vinhomes Central ParkCầu Thủ ThiêmCầu Ba SonPearl PlazaNhà Thờ Hàng XanhChùa Phước ViênVà rất nhiều tiện ích & địa điểm khác… Ngã tư Hàng Xanh Dự án bất động sản gần Ngã Tư Hàng Xanh Đã là khu vực trung tâm thì không thể thiếu những dự án bất động sản lớn, quy mô, thiết kế ấn tượng. Gần ngã tư trong vòng bán kính từ 5km đổ lại, hầu hết là những dự án căn hộ cao cấp, tòa nhà cao tầng nổi bật như: Tòa nhà Landmark 81Vinhomes Central ParkPearl PlazaTòa nhà Wilton TowerCII TowerVinhomes Golden RiverChung cư Park View ResidenceCantavil Hoàn CầuChung cư Mỹ ĐứcCity Garden…Grand Marina Saigon

    Đô thị Kim Long, Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

    Vừa qua UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã duyệt đồ án Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 cho đô thị Kim Long, huyện Châu Đức đến năm 2030. Đây được xem là một bước quan trọng trong quá trình phát triển và quy hoạch đô thị này. Đô thị Kim Long sẽ có diện tích rộng 2.200 ha, được chia thành 4 phân khu và dự kiến quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 20.000 người. Huyện Châu Đức ở phía Tây Bắc của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với diện tích tự nhiên lớn hơn 42.000 ha. Huyện được định hướng để phát triển như một vùng tổng hợp với nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ, theo kế hoạch quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài đô thị Kim Long, huyện còn có các trung tâm phát triển quan trọng như thị trấn Ngãi Giao và các đô thị Suối Nghệ, Cù Bị. Đây là các khu vực có tiềm năng cho sự phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng của huyện Châu Đức và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông tin tổng quan đô thị Kim Long Ranh giới của đô thị Kim Long được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Xà Bang, phía Nam giáp xã Bàu Chinh, phía Đông giáp xã Quảng Thành, và phía Tây giáp xã Láng Lớn và xã Xà Bang. Điều này sẽ giúp xác định ranh giới và phạm vi phát triển của đô thị Kim Long, tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững và quản lý đô thị hiệu quả trong tương lai. Đô thị Kim Long sẽ đóng vai trò là một trung tâm quan trọng về kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp và du lịch cấp tiểu vùng liên xã phía Bắc của huyện Châu Đức. Đô thị Kim Long được chia thành 4 phân khu như sau: Phân khu số 1 có diện tích khoảng 600 ha và nằm dọc hai bên đường Trung tâm Kim Long và Quốc lộ 56. Đây là khu trung tâm của đô thị, bao gồm khu phát triển hỗn hợp với sự kết hợp giữa các loại hình nhà ở mật độ cao, khu dân cư - tái định cư, các công trình hành chính, thương mại dịch vụ, khu du lịch hồ Tầm Bó, và khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên với các đặc điểm địa hình như núi Hậu Cần và núi Gà Bươi, tương lai gần tạo ra một môi trường đa dạng và hấp dẫn cho cộng đồng và du khách. Phân khu số 2 (hơn 220 ha) nằm ở phía Bắc của đô thị và tập trung vào việc cải tạo và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu dọc theo Quốc lộ 56. Phân khu này có định hướng phát triển du lịch tâm linh liên quan đến Khu di tích địa đạo Kim Long. Phân khu số 3 (khoảng 470 ha) nằm ở vị trí trung tâm của đô thị, kéo dài dọc theo các đường chính như đường Kim Long - Láng Lớn và đường Ngãi Giao - Cù Bị. Phân khu này chủ yếu là khu dân cư hiện hữu, kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp và các công trình liên quan đến giáo dục, thể dục thể thao và khu du lịch. Phân khu số 4 (khoảng 916,18 ha) tập trung vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, với sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ lưu vực và hồ Kim Long, hồ cấp nước quan trọng phục vụ cho toàn bộ đô thị Kim Long.

    7 tuyến đường lớn nối Long An với TP Hồ Chí Minh

    Về việc kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp với Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An xây dựng kế hoạch rà soát kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Sau cuộc họp, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động rà soát, dự thảo báo cáo chi tiết về hiện trạng, quy hoạch, phương án đề xuất đối với từng vị trí kết nối giữa hai địa phương, Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các đơn vị liên quan 4 khảo sát thực tế hiện trường các vị trí kết nối được đề cập . Tháng 7 năm 2020, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao Thông Vận Tải Long An đồng chủ trì buổi họp về kết nối giao thông giữa hai địa phương với sự tham gia của các Sở ngành chuyên môn và Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh của hai địa phương. Tại cuộc họp, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các thành viên dự họp đã thống nhất các vị trí kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An theo phụ lục đính kèm, trong đó: 7 vị trí kết nối trọng điểm Long An - TP HCM Tổng số vị trí kết nối chính giữa hai địa phương gồm 23 vị trí. Trong 23 vị trí kết nối này có 07 vị trí kết nối đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư. Thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch để phục vụ cho việc kết này giao thông giữa các cụm công nhiệp, cảng hàng hải, các khu vực kinh tế quan trong giữa hai địa phương nhằm thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của hai địa phương, cụ thể: - Đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn đoạn gần Cầu Lớn kết nối với Đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối hiện hữu). -  Đường mở mới Tây Bắc (phía thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch; phía tỉnh Long An cần bổ sung quy hoạch). - Đường Võ Văn Kiệt nối dài, huyện Bình Chánh kết nối Khu công nghiệp Hải Sơn- Tân Đô, huyện Đức Hòa (phía tỉnh Long Anh đã có đường nối 822-823-823B-825 hiện hữu; phía thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung quy hoạch từ Vành đai 3 đên ranh Long An). - Quốc lộ 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc (kết nối hiện hữu). - Đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826C, huyện Cần Giuộc tại vị trí cầu Rạch Dơi (phía thành phố Hồ Chí Minh đang lập quy hoạch điều chỉnh; phía tỉnh Long An đã có Dự án đầu tư). - Đường Long Hậu, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826E, huyện. Cần Giuộc tại vị trí cầu Long Hậu (kết nối hiện hữu). - Đường song song Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh kết nối với đường Trục động TAI, lực, huyện Cần Giuộc (kết nối đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

    Quy hoạch 1/500 là gì?

    Quy hoạch 1/500 là tên bản đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định sơ đồ tuyến đường của khu quy hoạch, đồng thời là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đền bù giải tỏa… Có thể nói, quy hoạch 1/500 là tiền đề của việc lập và xây dựng các dự án đầu tư. Bản đồ quy hoạch này thể hiện rõ ràng sự phân bổ và vai trò của cơ sở hạ tầng. Đọc quy hoạch 1/500 giúp nhà đầu tư hiểu được gì? Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 giúp nhà đầu tư xác định hướng giao thông, hạ tầng đô thị. Bản đồ có thể xác định các mốc giới trong việc phân chia từng khu vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Ngoài ra, bản đồ còn là cơ sở để xác định mục tiêu, hướng phát triển của dự án chủ đầu tư và khu quy hoạch. Các dự án có diện tích mặt bằng từ 2ha, 5ha trở lên đều phải có bản vẽ này. Bản đồ tuy là cơ sở để xác định khu vực quy hoạch nhưng không phải là cơ sở để giải quyết các thủ tục quy hoạch đất đai, trả lại đất đai. Trình tự xin lập quy hoạch 1/500 Thông thường quy hoạch 1/500 được lập trên cơ sở quy hoạch 1/2000 và phù hợp với định hướng phát triển của xã hội. Trình tự cụ thể như sau: Đầu tiên, Quốc hội sẽ xác định phương hướng của Vùng Quy hoạch Phát triển Kinh tế. Thủ tướng Chính phủ lập phương án khu quy hoạch trình Quốc hội phê duyệt. Đồng thời, nếu Quốc hội thông qua dự án của Thủ tướng Chính phủ thì UBND tỉnh sẽ lập quy hoạch 1/500 trình Chính phủ. Sau khi Quốc hội thông qua quy hoạch 1/500, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch 1/2000 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sau khi đồ án 1/2000 được phê duyệt, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công công trình lập đồ án quy hoạch 1/500 trình Ủy ban nhân dân cấp huyện/Quận phê duyệt. Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500 Các cơ quan phê duyệt bao gồm: Bộ Xây dựng: Phê duyệt đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt là vùng quy hoạch. Đây chỉ là quy định chung về thẩm quyền xét duyệt trong ngành quản lý hành chính.