Thông tin quy hoạch

Phường An Phú Đông, TP. Hồ Chí Minh

Phường An Phú Đông mới được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai phường cũ là An Phú Đông và Thạnh Lộc thuộc quận 12, TP.HCM. Sau sáp nhập, tổng diện tích phường mới vào khoảng 14,65 km², tương đương 1.465 ha. Trong đó, phường An Phú Đông cũ có diện tích khoảng 8,82 km², còn phường Thạnh Lộc có diện tích khoảng 5,83 km². Địa chỉ UBND phường An Phú Đông mới tại đường Thạnh Lộc 29, Phường An Phú Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Phường Thới An, TP. Hồ Chí Minh

Phường Thới An mới được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai phường Thới An và Thạnh Xuân thuộc quận 12, TP.HCM. Trước khi sáp nhập, phường Thới An có diện tích tự nhiên khoảng 518,45 ha, còn phường Thạnh Xuân có diện tích khoảng 968,58 ha. Sau khi hợp nhất, phường Thới An, TP. Hồ Chí Minh mới có tổng diện tích khoảng 1.489,82 ha (tương đương 14,8982 km²). Việc sáp nhập không chỉ giúp tinh gọn bộ máy hành chính mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, phục vụ người dân tốt hơn và phù hợp với định hướng phát triển đô thị hiện đại. Địa chỉ UBND Phường Thới An mới tại đường Lê Văn Khương, phường Thới An, TP. Hồ Chí Minh.

Phường Tân Thới Hiệp, TP. Hồ Chí Minh

Phường Tân Thới Hiệp (mới) được hình thành từ việc sáp nhập hai phường Hiệp Thành và Tân Thới Hiệp thuộc Quận 12, trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở hành chính được đặt tại UBND phường Tân Thới Hiệp (cũ). Sau khi sáp nhập, phường Tân Thới Hiệp mới có: Tổng diện tích tự nhiên: khoảng 805,53 ha (tương đương 8,0553 km²), dân số: khoảng 166.730 người. Địa chỉ UBND Phường Tân Thới Hiệp mới tại đường Trường Thị Hoa, Phường Tân Thới Hiệp, TP. Hồ Chí Minh.

Phường Trung Mỹ Tây, TP. Hồ Chí Minh

Phường Trung Mỹ Tây (mới) được hình thành từ việc sáp nhập hai phường Trung Mỹ Tây và Tân Chánh Hiệp thuộc Quận 12. Sau khi sáp nhập, toàn bộ địa bàn mới có: Diện tích tự nhiên: 692,9 ha (tương đương 6,929 km²), dân số: khoảng 126.917 người. Trụ sở hành chính được đặt tại UBND phường Trung Mỹ Tây (cũ) tại đường Đồng Tiến, phường Trung Mỹ Tây, TP. Hồ Chí Minh.

Phường Đông Hưng Thuận, TP. Hồ Chí Minh

Phường Đông Hưng Thuận mới trực thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh, được hình thành trên cơ sở sáp nhập ba phường: Tân Thới Nhất, Tân Hưng Thuận và Đông Hưng Thuận thuộc Quận 12, TP.HCM. Sau khi sáp nhập, trụ sở hành chính của phường Đông Hưng Thuận đặt tại UBND phường Tân Thới Nhất (cũ). Trước khi sáp nhập, diện tích tự nhiên của các phường lần lượt là: Tân Thới Nhất rộng 389,97 ha, Đông Hưng Thuận rộng 255,20 ha, và Tân Hưng Thuận rộng 181,08 ha. Việc sáp nhập góp phần tinh gọn bộ máy, tối ưu hóa công tác quản lý hành chính và phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ. Phường Đông Hưng Thuận mới, sau khi sáp nhập có diện tích tổng cộng khoảng 826,25 ha. UBND Phường Đông Hưng Thuận mới có địa chỉ tại số 68 đường số 14, Đông Hưng Thuận, TP. Hồ Chí Minh.

Cầu Vĩnh Bình Thủ Đức – Bình Dương

Cầu Vĩnh Bình nằm trên tuyến đường Quốc lộ 13 trục kết nối Thủ Đức (TP. HCM) và Bình Dương, thông xe vào ngày 30 tháng 6 năm 2003. Công trình có chiều dài gần 220 mét, rộng 13,5 mét, do Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) triển khai. Tổng kinh phí xây dựng cầu Vĩnh Bình là 34 tỷ đồng, đây là hạng mục bổ sung trong dự án cầu vượt ngã tư Bình Phước, thuộc dự án đường Xuyên Á. Việc hoàn thành cây cầu này giúp tăng cường kết nối giao thông giữa hai địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế khu vực. Mở rộng Quốc Lộ 13 - Cầu Vĩnh Bình Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang triển khai mở rộng Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe, trong khi TP HCM cũng thực hiện dự án mở rộng tuyến đường này trên địa bàn thành phố. Đồng thời, Bình Dương đã có công văn đề nghị TP HCM nâng cấp, mở rộng cầu Vĩnh Bình để đảm bảo sự đồng bộ trong hạ tầng giao thông. Cầu Vĩnh Bình hiện do TP HCM quản lý nhưng nằm trên địa bàn của cả TP HCM và Bình Dương. Dự kiến, quy mô đầu tư nâng cấp, mở rộng cầu vào khoảng 300 tỷ đồng. UBND TP HCM đã thống nhất chủ trương đầu tư nâng cấp cầu Vĩnh Bình theo hình thức đầu tư công, nhằm kết nối hiệu quả với Quốc lộ 13 và đáp ứng quy hoạch giao thông liên vùng. Vị trí cầu Vĩnh Bình trên Google Maps

Tuyến Metro Số 1 TP HCM

Vào ngày 13/11/2019 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 4856/QĐ-UBND về Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến Metro số 1 TPHCM ( Bến Thành - Suối Tiên) với một số nội dung điều chỉnh trong đó: Thông tin tổng quan tuyến Metro Số 1 TP HCM Dự án tuyến Metro Số 1 có mức đầu tư: 43.757.150.000.000 đồng (Bốn mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi bảy tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng) Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Thời gian hoàn thành công trình đưa vào khai thác: Quý IV năm 2021; Thời điểm kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng: Năm 2026 Lộ trình tuyến Metro Số 1 TP HCM Từ : Bến Thành Quận 1 (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình TP Thủ Đức (Quận 9 cũ). Thông số tuyến đường sắt trên cao Metro Số 1 Dự án Metro Số 1 TP HCM có tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao). Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).Depot đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 20 ha.Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA). Trong tương lai Tuyến Metro Số 1 sẽ được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 có 04 gói thầu chính: Hình ảnh thực tế tuyến Metro Số 1 Gói số 1: Xây dựng đoạn đi ngầm: gồm 02 gói thầu: Gói số 1a: Từ Ga TT Bến Thành - ga Nhà hát TP, bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m.Gói số 1b: Từ ga Nhà hát TP - ga Ba Son, gồm 02 nhà ga ngầm và đoạn hầm metro dài 1.315m. Gói số 2:  Xây dựng đoạn đi trên cao và depot: dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương. Gói số 3: Mua thiết bị cơ điện, đường ray, toa xe và bảo dưỡng. Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.   Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.   Tuyến Metro Số 1 chính thức chạy thử Các đoàn tàu ba toa dài hơn 61 m của Metro số 1 đã thử nghiệm qua 8 nhà ga trên cao với hành trình 12,3 km trong ngày chạy thử lần đầu tiên vào cuối năm 2022. Lần chạy thử thứ hai của tuyến metro kéo dài 11 km vào ngày 15/4/2023 với đoàn công tác Chính phủ khi vào TP HCM làm việc. Lần mới nhất 26/4/2023, tuyến Đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh - Metro Bến Thành - Suối Tiên đã chạy thử thành công với 6 chuyến và vận chuyển tổng cộng 2.000 khách tham quan. Lần này, tàu chạy từ ga Suối Tiên đến ga An Phú, phường Thảo Điền, với thời gian khoảng 20 phút. Hai lần trước, tàu chỉ chạy đến ga Bình Thái và ga Rạch Chiếc. Các đoàn tàu Metro số 1 được sản xuất tại Nhật Bản, có buồng lái ở hai đầu, vỏ làm bằng hợp kim nhôm, màu chủ đạo xanh dương và được thiết kế với nội thất thuận tiện cho khách và dễ vệ sinh, bảo dưỡng. Tuyến đường trên cao này có tốc độ tối đa 110 km/h, nhưng tàu chỉ chạy dưới 50 km/h trong quá trình thử nghiệm để đảm bảo an toàn. Dự kiến đến ngày 2/9, chủ đầu tư sẽ cho tàu chạy thử trên toàn tuyến với tổng chiều dài 19,7 km, trước khi chuyển sang giai đoạn khai thác thử vào cuối năm nay. Đồng thời, tuyến metro đang được đẩy nhanh thi công để hoàn thành các hạng mục cuối như lắp đặt các thiết bị còn lại, hoàn thiện kiến trúc nhà ga, cầu bộ hành dọc tuyến. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến hơn 43.700 tỷ đồng và tuyến bao gồm ba ga ngầm và 11 ga trên cao, bắt đầu từ ga Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức). Công trình đang được đẩy nhanh để hoàn thiện các hạng mục cuối như lắp đặt các thiết bị còn lại, hoàn thiện kiến trúc các nhà ga và cầu bộ hành. Giá vé đi Metro Số 1 là bao nhiêu? Mới gần đây, Sở Giao Thông Vận Tải đã đề xuất giá vé metro số 1 được làm bằng thẻ vé thông minh, gồm vé lượt, vé ngày và vé tháng. Trong đó, vé lượt thấp nhất cho chặng 5km là 12.000 đồng và cự ly trên 15km là 18.000 đồng. Vé 1 ngày có giá là 40.000 đồng, vé 3 ngày có giá 90.000 đồng, vé tháng là 260.000 đồng. Giá vé dự kiến được áp dụng khi tuyến metro số 1 chính thức hoạt động và đề xuất áp dụng tối thiểu 3 năm đầu và tối đa là 5 năm. Do năm 2028 sẽ kết thúc hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng. Đây là thời gian tối thiểu để ổn định lượng hành khách và đánh giá mức độ phù hợp của giá vé với thu nhập người dân. Sau đó, các đơn vị liên quan sẽ đánh giá, tổng kết, tổng hợp số liệu để trình UBND TP xem xét ban hành điều chỉnh giá vé cho phù hợp. Theo Sở GTVT, giá vé cho tuyến metro số 1 đã được các đơn vị phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện phương án giá vé. Đồng thời, tổng hợp các nghiên cứu, chính sách liên quan về giá vé và tình hình hoạt động của đường sắt đô thị khu vực xung quanh. Cập nhật tiến độ Metro số 1 mới nhất Tiến độ công trình tuyến Metro số 1 đang đạt khoảng 96%, và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay (2023). Từ tháng 1 đến tháng 6-2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiệm thu và thanh toán các hạng mục đã hoàn thành, đồng thời tiến hành đào tạo nhân sự cho vận hành thương mại. Các công việc khác bao gồm đánh giá và chứng nhận an toàn hệ thống, lắp đặt các hệ thống cơ điện, và hoàn thành thi công nhánh trái và nhánh phải của cầu bộ hành ở các ga trên cao. Dự kiến vào tháng 7-2024, đường metro số 1 sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại, mở ra một giai đoạn mới trong việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng hiện đại cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến Metro Chính Thức Chạy Vào 22/12/2024 Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức vận hành vào ngày 22/12/2024, đánh dấu bước khởi đầu cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Tuyến có tổng chiều dài gần 20 km, bao gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Giá vé linh hoạt từ 6.000 - 20.000 VND/lượt, vé ngày không giới hạn lượt đi từ 40.000 - 90.000 VND, và vé tháng ở mức 300.000 VND, mang đến sự tiện lợi cho người dân và góp phần cải thiện giao thông đô thị. Tuyến Metro số 1 không chỉ cung cấp thêm một phương tiện di chuyển nhanh chóng, thuận tiện, kết nối khu vực phía Đông với trung tâm TP.HCM mà còn trở thành một điểm check-in mới đầy hấp dẫn. Với thiết kế hiện đại và những trải nghiệm độc đáo, tuyến metro hứa hẹn mang lại những khoảnh khắc thú vị và cảm xúc mới lạ trong mỗi chuyến đi của người dân và du khách.

Nút Giao Mỹ Yên Bến Lức, Long An

Nút giao Mỹ Yên tại Bến Lức, Long An là điểm kết nối quan trọng giữa ba trục giao thông chiến lược: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành, và Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai năm triển khai, nút giao Mỹ Yên đã bắt đầu hình thành rõ nét. Trên công trường, các nhà thầu đang gấp rút huy động lực lượng nhân sự và máy móc thiết bị, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án. Nút Giao Mỹ Yên đã hình thành rõ nét Nút giao Mỹ Yên là một trong sáu nút giao liên thông quan trọng của Vành đai 3, kết nối với các tuyến cao tốc chiến lược như Bến Lức - Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, và Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Trong số này, bốn nút giao được xây dựng mới bao gồm Bến Lức - Long Thành, Tân Vạn, Bình Chuẩn, và Tỉnh lộ 10, trong khi hai nút giao còn lại sẽ được bổ sung các hạng mục cần thiết để đáp ứng yêu cầu giao thông hiện đại. Khi hoàn thành, nút giao Mỹ Yên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ba trục giao thông lớn, tạo ra một điểm giao thông liên vùng quan trọng. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển giao thông mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành như Long An, TP.HCM, Đồng Nai, và Bình Dương sẽ được rút ngắn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả hơn cho cả người dân và doanh nghiệp.

Cầu An Hạ Đức Hòa Long An

Cầu An Hạ Đức Hòa nằm trên tuyến đường DT 824 (thuộc đường Vành Đai 4), thuộc địa phận xã Hựu Thạnh huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đây là một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông của tỉnh Long An, kết nối các khu vực trong huyện Đức Hòa với các vùng lân cận, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Cầu An Hạ bắc qua một nhánh nhỏ của Sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khu vực gần cầu là nơi gần giáp ranh giữa hai huyện Bến Lức và Đức  Hòa. Đường ĐT 824 đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời giúp cải thiện lưu thông kết nối giữa Long An với TP.HCM hay các tỉnh thành khác. Với vị trí chiến lược, tuyến đường này không chỉ phục vụ nhu cầu giao thông địa phương mà còn là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông liên tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cầu An Hạ Đức Hòa và các tiện ích lân cận nổi bật Gần cầu An Hạ được quy hoạch khu dân cư và các khu công nghiệp lớn khá bài bản, về các KCN nổi bật có thể kể đến như: Khu nghiệp Thịnh PhátKhu công nghiệp Tân ĐứcKhu công nghiệp Hựu ThạnhKhu công nghiệp Tân Đô … Với số lượng lớn nhiều KCN, kéo theo đó là việc làm, nhu cầu sinh sống, tiện ích tại khu vực này cũng nhanh chóng phát triển theo, điển hình là nhiều dự án bất động sản đất nền, nhà phố biệt thự phát triển dọc theo hai bên tuyến đường ĐT824 được phát triển bởi nhiều chủ đầu tư uy tín, nổi bật như: Waterpoint Long An của tập đoàn Nam LongLA Home của chủ đầu tư ProdeziThe Diamond City – khu dân cư Quốc LinhKhu tái định cư IdicoKhu dân cư Lago CentroKhu E City Tân ĐứcChuỗi khu dân cư An Nông

Bản đồ Tỉnh Long An

Bản đồ tỉnh Long An - Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa ngõ của khu vực này và liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí chiến lược này, tỉnh trở thành một trong những địa phương quan trọng trong khu vực và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và có hệ thống đường bộ quan trọng như quốc lộ 1, 50, 62, cùng với đường N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh), đảm bảo sự liên kết vùng với Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh cũng được coi là một thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất trong Đồng bằng sông Cửu Long. Bản đồ tỉnh Long An qua Google Maps Long An, mặc dù thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Với vị trí địa lý đặc biệt này, cộng thêm việc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Long An được coi là một vùng kinh tế động lực và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, và phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh cùng với các tỉnh Svay Rieng và Prey Veng của Campuchia. Bản đồ Tỉnh Long An được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, cùng với 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã. Dưới đây là danh sách các đơn vị chính: Thành phố Tân AnThị xã Kiến TườngHuyện Tân HưngHuyện Vĩnh HưngHuyện Mộc HoáHuyện Tân ThạnhHuyện Thạnh HoáHuyện Thủ ThừaHuyện Tân TrụHuyện Châu ThànhHuyện Cần ĐướcHuyện Cần GiuộcHuyện Bến LứcHuyện Đức HoàHuyện Đức Huệ Hệ thông giao thông tại tỉnh Long An Với vị trí đặc biệt là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chia sẻ đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống giao thông kết nối khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Các tuyến quốc lộ - cao tốc: Các tuyến hiện hữu như quốc lộ 1, 50, 62, đường Hồ Chí Minh, và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Các tuyến dự kiến như đường 50B (Đường động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang), đường N1, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3, và đường Vành đai 4. Các tuyến đường tỉnh: Các tuyến đường tỉnh được đánh số từ 816 - 840. Ngoài ra, Long An còn có hệ thống giao thông đường thủy phát triển, với các tuyến sông và kênh như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, và sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, và Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều đi qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, và sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể sử dụng các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa để di chuyển từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm & Tiện ích nổi bật tại Long An Khu vui chơi tại Bến Lức Long An Long An có nhiều di tích lịch sử lâu đời và đáng chú ý như: Khu Văn hóa Óc Eo tại Đức Hòa.Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An.Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc.Nhà trăm cột tại Cần Đước. Tỉnh hiện có khoảng 186 di tích lịch sử, trong đó có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, Long An còn có một số địa điểm du lịch và giải trí phổ biến như: Làng nổi Tân Lập.Nhà cổ trăm cột.Công viên nước Rio Long An.Làng cổ Phước Lộc Thọ.Happy Land Bến Lức.Cảng biển Tân Lập.Bảo tàng Long An.Miếu Bà Ngũ Hành.Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo.Khu du lịch Cánh đồng bất tận.Công viên 7 Kỳ Quan.Khu sinh thái Cát Tường Phú Sinh.Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.Núi Đất.Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.Tượng đài Chiến thắng Long An.Khu di tích kháng chiến Đức Huệ.Âu tàu Rạch Chanh.Tổ Đình Kim Cang.Rừng tràm Long An. Hay các trường đại học và cao đẳng tại Long An như: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.Trường Đại học Tân Tạo.Trường Cao đẳng Long An.Trường Cao đẳng Sư phạm Long An.Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec. Dự án Bất Động Sản đáng chú ý tại Long An Khu đô thị nổi bật tại Long An Theo như bản đồ tỉnh Long An nằm ở phía Tây và Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ mất khoảng 30 phút đi xe là có thể đến trung tâm TP. HCM, đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Một số khu đô thị và dự án bất động sản nổi bật tại Long An: Khu đô thị Làng Sen của Phúc Khang.Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia.Khu dân cư Xuyên Á.Khu dân cư Cát Tường Phú Sinh.Dự án Cát Tường Phú Nguyên.Chuỗi dự án của chủ đầu tư Trần Anh.LA Home Bến Lức.Khu căn hộ Cát Tường Phú An Residence.Khu đô thị Waterpoint Nam Long.Khu đô thị Ecopark Long An.Agora City Thủ Thừa Long An.Khu đô thị Hậu Nghĩa - Đức Hòa (Vinhomes) Ngoài ra, còn nhiều dự án khu dân cư khác đang được phát triển và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản tại Long An.

Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, Bộ Giao thông vận tải cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố khởi công tuyến cao tốc này. Thông tin tổng quan cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra một trục dọc “huyết mạch” kết nối nội vùng và liên vùng, đồng thời mở rộng mạng lưới tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Lộ trình Dự án với tổng mức đầu tư hơn 27.254 tỷ đồng, được chia thành hai đoạn: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài 37 km, vốn đầu tư 9.769 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 73 km, vốn đầu tư 17.485 tỷ đồng. Dự án tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có điểm đầu tại nút giao Cái Răng với quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu), nơi kết nối với đường dẫn cầu Cần Thơ 2 và trong tương lai sẽ liên kết với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Điểm cuối của tuyến đường là nút giao với đường vành đai thành phố Cà Mau và dự kiến sẽ kết nối với đường cao tốc Cà Mau – Đất Mũi theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch. Tuyến đường sẽ đi qua 5 địa phương gồm Cần Thơ (6 km), Hậu Giang (61,6 km), Bạc Liêu (7,7 km), Kiên Giang (17,1 km), và Cà Mau (21,9 km). Thiết kế kĩ thuật Tuyến đường CT Cần Thơ – Cà Mau được đầu tư theo giai đoạn phân kỳ, với 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (một số điểm có dừng khẩn cấp), bề rộng nền đường là 17m và vận tốc tối đa lên đến 80 km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường tăng lên 25m và vận tốc tối đa được nâng lên 120 km/h. Điều này nhằm tối ưu hóa sự linh hoạt và an toàn cho giao thông trên tuyến đường này. Cập nhật tiến độ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Sau gần 1 năm thi công, dự án đang triển khai với tiến độ chậm chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, do khó khăn trong nguồn cung ứng vật liệu cát đã gây trở ngại cho tiến độ thi công. Bộ Giao thông vận tải cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ văn bản về việc tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong quá trình khai thác và cung ứng vật liệu cát cho đoạn Cần Thơ - Cà Mau, là một phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết các khó khăn, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án quan trọng này.

Đường Vành Đai 4 đoạn Bình Dương sẽ đi qua đâu?

Đường Vành Đai 4 Bình Dương, vừa qua Tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp dân để công bố thông tin chi tiết về chủ trương đầu tư và lộ trình triển khai tuyến đường này. Đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài 47,85km. Lộ trình tuyến đường Đoạn Vành Đai 4 Bình Dương xuất phát từ đầu cầu Thủ Biên, chủ yếu đi theo tuyến đường Thủ Biên - Đất Cuốc, hiện tại cắt với đường ĐH.411 và tiếp tục qua Khu công nghiệp VSIP III, giao với đường ĐT.747 tại phường Hội Nghĩa và liên kết với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành. Từ đây giao với đường ĐT.742 tại nút giao hiện hữu, tiếp tục theo đường số 17-VSIP IIA, sau đó giao với đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh (được quy hoạch). Tiếp theo giao với đường ĐT.741 tại phường Hòa Lợi, nối với đường Vành đai 4 TP.HCM hiện có, đến cầu Thới An, theo đường ĐT.748 và tiếp tục qua đường ĐT.744 tại xã An Tây, theo quy hoạch đến sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận. Thông tin tổng quan Vành Đai 4 TPHCM đoạn Bình Dương Dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào năm 2024, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 419,6ha, trong đó tuyến chính chiếm 413,4ha và tuyến kết nối chiếm 6,2ha. Tổng đầu tư dự kiến khoảng 18.247 tỉ đồng, chia thành 2 dự án thành phần: giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp. Thiết kế dự án có nền đường rộng 74,5m, bao gồm các đoạn từ Đất Cuốc (đường ĐH.411) đến VSIP IIA, đoạn từ cầu Thới An đến sông Sài Gòn và các nút giao. Riêng đoạn nối Khu công nghiệp VSIP IIA - Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng với quy mô 62m. Đoạn Thủ Biên - Đất Cuốc (bao gồm nút giao cầu Thủ Biên phía Bình Dương) đã được thực hiện trong một dự án khác và không được tính vào dự án này. Dự án sẽ đầu tư quy mô 4 làn cao tốc hoàn chỉnh, bao gồm cả làn dừng khẩn cấp liên tục. Riêng đoạn từ đường ĐT.742 đến cầu Thới An, sẽ giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư (quy mô 62m, 10 làn xe), và đoạn từ Khu công nghiệp VSIP IIA đến Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 cũng sẽ được đầu tư đồng bộ theo quy mô 62m, 10 làn xe. Các nút giao sẽ được đầu tư để liên thông, trực thông và xây dựng đường song hành 2 bên tuyến kết nối giao thông khu vực, phù hợp với tình hình phát triển địa phương. Đồng thời, dự án cũng sẽ đầu tư cho 2 tuyến đường nhánh kết nối vào Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, đó là đường Lê Lợi và đường Tạo Lực 2, với quy mô phù hợp. Tiến độ Vành Đai 4 TPHCM đoạn Bình Dương dự kiến Tháng 6/2024: Bàn giao ít nhất 50% mặt bằng; tháng 9/2024: Bàn giao 70%; cuối năm 2024: Hoàn tất bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án. Đối với công tác thẩm tra, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án thành phần I, phải hoàn thành chậm nhất vào tháng 8/2023. Bình Dương đề xuất khởi công dự án trong quý I/2024, và nếu không thực hiện sơ tuyển, đặt mục tiêu khởi công trước ngày 1/1/2024. Đối với Dự án thành phần II, việc lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ hoàn tất trong tháng 9/2023. Quá trình lựa chọn nhà đầu tư diễn ra từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024 (bao gồm việc đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả). Trường hợp không tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023. Dự án thành phần II dự kiến khởi công vào quý I/2024, hoàn thành thi công vào tháng 11/2026 và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2026.