tuyen metro so 1 tp hcm

Tuyến Metro Số 1 TP HCM

Vào ngày 13/11/2019 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 4856/QĐ-UBND về Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến Metro số 1 TPHCM ( Bến Thành – Suối Tiên) với một số nội dung điều chỉnh trong đó:

Thông tin tổng quan tuyến Metro Số 1 TP HCM

Dự án tuyến Metro Số 1 có mức đầu tư: 43.757.150.000.000 đồng (Bốn mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi bảy tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng)

Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Thời gian hoàn thành công trình đưa vào khai thác: Quý IV năm 2021; Thời điểm kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng: Năm 2026

Lộ trình tuyến Metro Số 1 TP HCM

Từ : Bến Thành Quận 1 (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình TP Thủ Đức (Quận 9 cũ).

Thông số tuyến đường sắt trên cao Metro Số 1

Dự án Metro Số 1 TP HCM có tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao).

  • Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).
  • Depot đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 20 ha.
  • Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA).

Trong tương lai Tuyến Metro Số 1 sẽ được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 có 04 gói thầu chính:

hinh anh thuc te tuyen metro so 1 tp hcm
Hình ảnh thực tế tuyến Metro Số 1

Gói số 1: Xây dựng đoạn đi ngầm: gồm 02 gói thầu:

  • Gói số 1a: Từ Ga TT Bến Thành – ga Nhà hát TP, bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m.
  • Gói số 1b: Từ ga Nhà hát TP – ga Ba Son, gồm 02 nhà ga ngầm và đoạn hầm metro dài 1.315m.

Gói số 2:  Xây dựng đoạn đi trên cao và depot: dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương.

Gói số 3: Mua thiết bị cơ điện, đường ray, toa xe và bảo dưỡng. Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.  

Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.  

Bài viết quy hoạch Landz thông tin tuyến đường sắt đô thị Metro TP HCM:

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cao tốc Tp Hcm – Bình Phước

    Thông qua cuộc họp ban ngành giữa các đơn vị liên quan từ 3 địa phương Tp HCM - Bình Dương - Bình Phước. Theo đó, lãnh đạo các địa phương đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, phương thức, kế hoạch và quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc TP HCM - Bình Phước. Thông tin tổng quan dự kiến về cao tốc Bình Phước TP.HCM Quy mô dự án: Đường cao tốc TP.HCM - TP.Thủ Dầu Một – Chơn Thành Thành có tổng chiều dài khoảng 70 km. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến ​​kết nối với đường Vành đai 2, tại nút giao thông Gò Dưa, TP.Thủ Đức). Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 60 km, qua tỉnh Bình Phướcc dài 10 km. Dự kiến, dự án cũng sẽ được mở rộng kết nối Campuchia. Đường cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe. Mục đích thực hiện dự án: Đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước là rất cần thiết để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bởi hiện nay những trục đường chính từ Bình Dương đến Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên vào dịp lễ, Tết có dấu hiệu quá tải. Tiến độ dự án: Được Bộ Giao thông vận tải giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường cao tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết đường và quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Phương án thiết kế cao tốc Tp Hcm – Bình Phước dự kiến Bộ GTVT đã giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các chuyên gia tư vấn đang xem xét ba phương án thiết kế đường cao tốc. Phương án 1: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (hướng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn). Theo quy hoạch, dự án có tổng chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng. Phương án 2: Tuyến bắt đầu tại nút giao An Phú và kết thúc tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo kế hoạch, tổng mức đầu tư của dự án xấp xỉ 27,5 nghìn tỷ đồng. Phương án 3: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (dọc hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc Ninh). Theo quy hoạch, đường cao tốc có tổng chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21,6 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước thời gian gần đây đã có bước bứt phá đáng kinh ngạc - trở thành một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội tụ đủ các yếu tố thiên nhiên - con người, tỉnh Bình Phước có nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh siêu dự án Sân bay Long Thành, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông được triển khai đã thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước phát triển, tạo điều kiện kết nối thông suốt giữa tỉnh Bình Phước với TP.HCM. Cao tốc Bình Phước - TP.HCM rất quan trọng Việc kết nối trực tiếp đường cao tốc với các đường vành đai 2, vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, tỉnh thành lân cận tuyến đường và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Với hàng loạt dự án hạ tầng sẽ được triển khai trong thời gian tới, Bình Phước chứng tỏ sức hấp dẫn với những chính sách và hoạt động đầu tư được kỳ vọng sẽ theo đuổi trong tương lai. Hiện các phương tiện đi từ TP.HCM đến tỉnh Bình Phước theo quốc lộ 13 qua TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) phải di chuyển khoảng 120 km. Theo các chuyên gia, đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước sẽ giúp rút ngắn được rất nhiều thời gian di chuyển so với trước và là điều kiện cần để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực cao nguyên miền Trung. Có thể thấy Bình Phước là địa bàn giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhưng hạ tầng giao thông nhiều năm qua đang hạn chế đà phát triển này. Ngoài ra, dự án đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước cũng sẽ giúp hoàn chỉnh mạng lưới kết nối vùng đến miền Đông và Tây Nguyên, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương. Xem thêm thông tin quy hoạch hạ tầng giao quan trọng tại chuyên mục:

    Cầu Vàm Cái Sứt & đường Hương Lộ 2 Đồng Nai

    Hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt là một phần quan trọng của dự án Xây dựng Hương lộ 2 tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với tổng vốn đầu tư là 1.500 tỉ đồng. Ngày 02/10/2020 là ngày chính thức khởi công của công trình này. Cầu Vàm Cái Sứt sẽ kết nối Hương Lộ 2 với Cao tốc Dầu Giây – Long Thành – Thành Phố Hồ Chí Minh và giúp rút ngắn khoảng cách giữa các khu đô thị tại TP.HCM và khu vực Long Thành trong tương lai. Tuyến Hương lộ 2 kết nối từ Quốc lộ 51 đến Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và được chia thành 3 dự án thành phần. Đoạn đường được chia thành 2 phần: đoạn 1 dài 1,9 km từ Quốc lộ 51 đến Khu Đô thị Long Hưng & Đại đô thị Aqua City với hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt với mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng; đoạn 2 dài 8 km từ Khu Đô thị Long Hưng đến đường Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến đường Hương Lộ 2 Đồng Nai có thiết kế với chiều rộng vỉa hè là 6m mỗi bên. Vì vậy, có thể điều chỉnh diện tích để xây dựng đường. Sau khi xây dựng xong, công trình sẽ được bù đắp và các dự án sẽ được triển khai hai bên đường. Để phát huy giá trị đồng bộ của Hương Lộ 2, Bộ Giao Thông Vận Tải yêu cầu UBND tỉnh cần đẩy mạnh triển khai xây dựng đoạn 1 và hỗ trợ việc triển khai xây dựng đoạn 2 của dự án. Theo thiết kế, đoạn 2 của Hương Lộ 2 kết nối từ ranh giới xã Long Hưng đến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, có chiều dài khoảng 5,7km. Dự án này được 2 doanh nghiệp, Công ty CP Kinh doanh Golf Long Thành và Công ty CP Amata đăng ký thực hiện.

    Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

    Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP với nội dung cơ bản như sau: Mục tiêu dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc Quốc lộ 20. Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm đen về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc. Tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại. Thông tin tổng quan dự cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Phạm vi đầu tư Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc với tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó: trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Quy mô dự án - Đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 80km/h. 3 - Giai đoạn phân kỳ: Bố trí chiều rộng nền đường Bnền=17,0m với 04 làn xe ô tô. Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng = 22 m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án. - Xây dựng các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm kiểm tra kỹ thuật dừng nghỉ trên tuyến… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.  - Đoạn dừng xe khẩn cấp: bố trí không liên tục tuân thủ theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốc - thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng). - Giai đoạn hoàn chỉnh: quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường Bnền = 22,0m (04 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục). Địa điểm thực hiện Tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng. Dự kiến thời gian triển khai và hoàn thành dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc  - Giai đoạn phân kỳ: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021 - 2026; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026. - Giai đoạn hoàn chỉnh: Thực hiện đầu tư phù hợp với nhu cầu giao thông dự kiến sau năm 2035. Trong điều kiện cho phép về thu xếp vốn, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ cho tuyến cao tốc. Nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư dự án dự kiến Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án cao tốc Tân Phú Bảo Lộc dự kiến khoảng 455 ha (trong đó: tỉnh Đồng Nai khoảng 81 ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374 ha). Phạm vi giải  phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m. Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn phân kỳ) Tổng mức đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là 17.200 tỷ đồng dành cho giai đoạn phân kỳ. Trong đó: - Phần vốn nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỷ đồng - Phần vốn chủ sở hữu của các Nhà đầu tư: Khoảng 1.605 tỷ đồng. - Vốn huy động khác: Khoảng 9.095 tỷ đồng từ các nguồn huy động hợp pháp.

    Bến Phà Cần Giờ – Vũng Tàu

    Bến Phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu được khởi công xây dựng vào 08/05/2020 bởi Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cần Giờ & Công Ty TNHH MTV Quốc Chánh. Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã nghiên cứu khảo sát tuyến đường phà biển này từ năm 2019 nhằm kết nối huyện Cần Giờ với TP Vũng Tàu và phát triển vận tải hành khách và du lịch bằng đường thủy. Lễ khánh thành Tuyến phà biển Bến Phà Cần Giờ - Vũng Tàu đã diễn ra với sự tham dự của các lãnh đạo UBND TP.HCM, cùng với nhiều lãnh đạo chính quyền, sở, ban, ngành của TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuyến phà biển đầu tiên đi từ huyện Cần Giờ (TP.HCM) đến TP Vũng Tàu đã đi vào hoạt động vào ngày 4/1/2021. Thông tin tổng quan Bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu Tuyến phà biển hoạt động từ 6h sáng đến 18h chiều, mỗi ngày, và chuyến cuối cùng sẽ xuất bến tại Cần Giờ khoảng 17h. Chiều dài tuyến là 15km, xuất phát từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến TP Vũng Tàu. Thời gian hành trình dự kiến là 30 phút. Phà có chiều dài 45m, rộng 10m, công suất 2.900 mã lực và tốc độ tối đa 24 hải lý/giờ. Mỗi chuyến có thể chở trung bình 350 khách, 20 ô tô và 100 xe máy. Tần suất khai thác dự kiến là 12 chuyến/ngày với thời gian giãn cách 60 phút/chuyến. Tuyến phà dài 15 km, đi một chiều mất khoảng 30 phút. Xe có sức chở hơn 250 hành khách, 100 xe máy và 15 ô tô con/xe tải, tần suất dự kiến 24 chuyến/ngày. Người dân Cần Giờ chỉ cần mất 30 phút để đến Vũng Tàu thay vì đi đường bộ trước đây mất 3 giờ 30 phút và phải đi đường vòng vào trung tâm TP.HCM qua đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây. Phà Biển Cần Giờ – Vũng Tàu giúp người dân Cần Giờ, Long An, Tiền Giang rút ngắn thời gian đến TP Vũng Tàu rất nhiều, thời gian di chuyển từ Cần Giuộc đến TP Vũng Tàu chỉ cần khoảng 1 giờ 30 phút. Phà Biển Cần Giờ – Vũng Tàu kết hợp với Phà Bình Khánh Cần Giờ (hoặc Cầu Cần Giờ) sẽ giúp phát triển hạ tầng giao thông trong khu vực nhanh chóng. Giá vé Phà biển Cần Giờ Vũng Tàu Giá vé đi qua phà Cần Giờ đến Vũng Tàu cho các loại phương tiện như sau: Hành khách, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp: 70.000 Đồng/lượt/người.Xe ô tô có 4 chỗ: 350.000 Đồng/lượt/xe.Xe ô tô từ 7 chỗ đến 20 chỗ: 450.000 Đồng/lượt/xe.Xe ô tô từ 20 chỗ đến 26 chỗ: 600.000 Đồng/lượt/xe.Xe tải dưới 3 tấn: 400.000 Đồng/lượt/xe.Xe tải từ 3 tấn đến 5 tấn: 600.000 Đồng/lượt/xe.Xe tải từ 5 tấn đến 8 tấn: 750.000 Đồng/lượt/xe.Xe tải trên 8 tấn: 1.000.000 Đồng/lượt/xe.Xe container 20 – 40 feet: 1.300.000 đến 1.500.000 Đồng/lượt/xe. Cập nhật tin tức thị trường bất động sản, quy hoạch giao thông cùng Landz.vn:

    Cầu Rạch Tra Củ Chi

    Cầu Rạch Tra Củ Chi là cây cầu lớn nối giữa địa phận xã Bình Mỹ Củ Chi và xã Đông Thạnh, Hóc Môn. Cầu được khởi công vào tháng 1 năm 2010 và đã được hoàn thành xong. Đây được coi một trong những là công trình hạ tầng giao thông quan trọng của khu vực phía Tây Bắc TP HCM. Cầu được thiết kế với tổng chiều dài 418m , chiều rộng 14m, đảm bảo có 6 làn xe lưu thông hai chiều. Tổng chi phí đầu tư cầu khoảng 546 tỷ đồng. Cầu Rạch Tra Củ Chi kết nối nhanh hơn từ TP HCM đi Bình Dương Tuyến đường từ Lê Văn Khương Quận 12, Hóc Môn đi qua Cầu Rạch tới Tỉnh lộ 9 (tên mới Hà Duy Phiên) về hướng Tỉnh Lộ 8, cầu Phú Cường tới trung tâm Thủ Dầu Một Bình Dương nay đã di chuyển dễ dàng hơn. Giúp giảm tải áp lực cho các tuyến đường Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 22 khi các xe tải, xe chở trọng tải lớn sẽ di chuyển qua tuyến đường Tỉnh Lộ 9, không cần phải đi vòng, giảm được rất nhiều thời gian khi đi từ TP HCM đến TDM Bình Dương. Các dự án hạ tầng như mở rộng Quốc Lộ 22, tuyến cao tốc Mộc Bài, Cầu Rạch Tra Củ Chi đều mang tầm vóc quan trọng trong kế hoạch phát triển khu đô thị phía Tây Bắc TP HCM. Tập trung nhiều khu dân cư gần Cầu Rạch Tra Củ Chi Muốn phát triển kinh tế tốt , khu dân cư về đông đúc phải luôn đi kèm với điều kiện giao thông thuận tiện là minh chứng rất rõ ràng. Hiện nay trên tuyến đường Tỉnh Lộ 9 trong bán kính khoảng 2km từ Cầu Rạch Tra Bình Mỹ, đã có rất nhiều khu dân cư hiện hữu về đây sinh sống, buôn bán kinh doanh nhộn nhịp. Khu vực Bình Mỹ được Huyện Củ Chi xác định là điểm khu dân cư, nên các tiện ích công đều được phát triển khá đầy đủ. Có thể kể một số tiện ích nổi bật như: UBND xã Bình Mỹ, Trường Tiểu học – Mầm non Bình Mỹ, Chợ Bình Mỹ, Viện dưỡng lão, trung tâm lái xe .. các Siêu Thị Điện Máy Xanh, Thế giới Di Động, Co.op Food Bình Mỹ … Dự án bất động sản nổi bật gần Cầu Rạch Tra Khu biệt thự vườn Lucky Garden trên đường Tỉnh Lộ 9 trên trục chính nối với cầu, tại xã Bình Mỹ Củ Chi. Là một trong những dự án 1/500 có quy mô lớn nhất Bình Mỹ, hiện nay Lucky Garden đang trong giai đoạn triển khai hoàn thiện hạ tầng.Khu dân cư Bình Mỹ Center tại số 209 đường Tỉnh Lộ 9, hạ tầng đã hoàn thiện có sổ hồng riêng, Hiện nay khu dân cư đã có nhiều nhà xây, sinh sống. Diện tích đất từ 80m2 trở lên, giá bán trung bình từ 1,8 tỷ/nền.Hiện nay các giao dịch mua & bán nhà đất Củ Chi diễn ra khá nhộn nhịp, là khu vực được nhiều nhà đầu tư chú ý đến khi có vị trí liền kề Hóc Môn, Quận 12 rất thuận tiện đi về trung tâm.

    Lộ giới là gì? & Những khái niệm liên quan

    "Lộ giới" là thuật ngữ được sử dụng trong quy hoạch đô thị để chỉ định ranh giới đất đai được phép sử dụng để mở rộng đường hoặc hẻm. Ranh giới lộ giới thường được đánh dấu bằng mốc lộ giới, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sử dụng đất đai. Các quy định pháp luật quy định rõ ràng về việc không được phép xây dựng các công trình kiên cố, nhà ở trên phần đất được quy hoạch là lộ giới để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho việc mở rộng đường hoặc hẻm trong tương lai. Lộ giới thường được đo bằng mét dài tính từ trung tâm của đường (hay còn gọi là tim đường) sang hai bên. Các cọc lộ giới sẽ được cắm ở hai bên đường để đánh dấu ranh giới giữa phần đất được quy hoạch làm đường và phần đất được phép sử dụng cho các công trình xây dựng khác. Mục đích của lộ giới là gì? Mục đích của việc đánh dấu lộ giới là để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, lộ giới cũng quy định chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình được xây dựng trên phần đất được quy hoạch là lộ giới. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ cho các công trình xây dựng trong cùng khu vực. Do đó, chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình cũng được quy định theo từng khu vực và phụ thuộc vào lộ giới. Giải thích về chỉ giới xây dựng Chỉ giới xây dựng là ranh giới cho phép người dân xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, tòa nhà, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, và các công trình khác trên một khu đất. Chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc lùi vào so với lộ giới tùy theo quy hoạch và pháp luật địa phương. Khoảng lùi là khoảng cách từ chỉ giới xây dựng đến lộ giới (chỉ giới đường đỏ), có vai trò để đảm bảo không gian cần thiết cho việc đi lại, thông gió, ánh sáng tự nhiên và các hoạt động khác trong khu dân cư. Khoảng lùi cũng được quy định rõ trong quy hoạch và các quy định về xây dựng, có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý và loại đất. Các khái niệm về Lộ Giới, Chỉ giới xây dựng và khoảng lùi này giúp người dân hiểu rõ hơn về giới hạn xây dựng trên đất của mình và đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Việc xác định đúng mốc lộ giới là rất quan trọng, vì nếu xây dựng công trình quá giới hạn, người dân sẽ phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, đồng thời ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của địa phương. Các bước xác định mốc lộ giới thông dụng Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất, người dân cần thực hiện 4 bước. Trước hết, họ cần xem xét tổng thể của khu đất và tìm các cột mốc lộ giới cùng với biển báo liên quan đến lộ giới được đặt ở 2 bên đường. Tiếp theo, từ vị trí của cột mốc lộ giới, họ sẽ xác định lộ giới của tuyến đường, tính từ tim đường sang 2 bên. Sau đó, họ sẽ tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Cuối cùng, khi đã xác định được khoảng lùi của công trình, họ sẽ biết được chỉ giới xây dựng, và phần đất nằm trong chỉ giới xây dựng sẽ là diện tích được sử dụng để xây dựng công trình hợp pháp.