duong dt 824 long an

Đường ĐT 824 Long An

Tuyến đường ĐT 824, hay còn được gọi là đường tỉnh 824, bắt đầu từ gần ranh giới TP.HCM, đoạn gần cầu lớn Hóc Môn, sau đó đi qua trung tâm Huyện Đức Hòa và Huyện Bến Lức, và kết thúc tại nút giao với tuyến quốc lộ QL 1A tại địa phận Huyện Bến Lức, theo thông tin trên bản đồ Google Map.

Là tuyến giao thông quan trọng có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của huyện Đức Hòa và khu vực xung quanh. Được kết nối với các khu công nghiệp, tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng giúp cải thiện lưu thông kết nối với TP.HCM và các tỉnh thành khác.

Tuyến đường ĐT 824 đang được nâng cấp mở rộng

duong dt 824 long an nam 2023
ĐT 824 đoạn Đức Hòa

Tuyến đường tỉnh 824 đi qua các xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, xã Đức Hòa Thượng và thị trấn Đức Hòa của huyện Đức Hòa với mật độ giao thông cao và lưu lượng xe tải nặng đông đúc có thể gây áp lực lên tuyến đường và cần phải có sự quản lý và bảo trì đáp ứng.

Việc nâng cấp các cầu và mở rộng mặt đường trên tuyến DT 824 là một phần quan trọng của việc cải thiện hệ thống giao thông trong khu vực. Góp phần giảm tai nạn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.

Hiện nay tiến độ đường DT 824 đang đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục vỉa hè và đổ nhựa làm tuyến đường, gấp rút sớm đưa vào hoạt động ổn định toàn tuyến.

Tuyến đường DT 824 được nâng cấp hoàn thiện, sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông của cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời sẽ cải thiện bộ mặt đô thị trong khu vực xã Mỹ Hạnh Nam, Hựu Thạnh và thị trấn Đức Hòa của tỉnh Long An. Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế của khu vực.

Tiện ích & Khu dân cư dọc tuyến DT 824 Long An

  • Khu dân cư Xuyên Á Mỹ Hạnh Nam
  • Chợ Xuyên Á
  • Khu công nghiệp Hoàng Gia
  • Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia
  • Khu công nghiệp Đức Thuận Long An
  • Khu công nghiệp Đức Hòa Đông
  • Khu dân cư Phúc An City
  • UBND Mỹ Hạnh Nam
  • Phòng Công Chứng Nguyễn Văn Lỗng
  • Bệnh viện Đa Khoa Long An Segaero
  • Công viên Võ Văn Tần
  • Khu dân cư Bella Villa
  • Chợ Đức Hòa
  • Khu dân cư King Mall – An Nông 7
  • Khu công nghiệp Hựu Thạnh
  • Khu dân cư Diamond City Long An
  • Đại Học Tân Tạo
  • Khu E City Tân Đức
  • Khu công nghiệp Phú An Thạnh
  • Khu Water Point Nam Long
  • Tuyến Cao Tốc TP HCM – Trung Lương

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Quy hoạch Củ Chi mới nhất hiện nay

    Quy hoạch Huyện Củ Chi mới nhất hiện nay, trực thuộc khu đô thị phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng quy mô lên đến 6000 hecta vị trí bao gồm một phần thuộc Hóc Môn và hầu hết nằm tại khu vực huyện Củ Chi. Tại các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung và xã Hiệp Phước, Tân Thạnh Đông, Hòa Phú… đường phân chia bởi tuyến đường quốc lộ 22 (Xuyên Á) cho đến giáp ranh Long An, khu vực hướng Tây Nam. Củ Chi là một huyện ngoại thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đây là một vùng đất lâu đời có lợi thế phát triển mạnh về nông nghiệp và công nghiệp. Vị trí trực thuộc khu công nghiệp Tây Bắc là nơi thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp ngoài nước và trong nước về đầu tư. Với lợi thế còn nhiều quỹ đất, được quy hoạch sau nên khá bài bản. Có tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 22 (Xuyên Á) thuận tiện kết nối các địa phương lân cận. Với nhiều chính sách ưu đãi phát triển các khu đô thị vệ tinh của TP HCM, hiện nay Củ Chi được xem là một mảnh đất màu mỡ dành cho nhiều nhà đầu tư. Quỹ đất dành cho kĩ thuật, giải trí, giáo dục tại Củ Chi Khu vực xử lý chất rắn rác thải của thành phố: có quy mô 822 hecta tại vị trí xã Hiệp Phước, 1 phần Xã Thái Mỹ Huyện Củ Chi. Khu Thảo Cầm Viên Sài Gòn với tổng diện tích 485 hecta nằm tại xã Phú Mỹ Hưng và một phần xã An Nhơn Tây Củ Chi. Khu quân sự Trường bắn, bộ chỉ huy quân sự thành phố với quy mô 71 hecta nằm trong địa phận xã Phú Mỹ Hưng Củ Chi Khu dành cho cho khuôn viên trường ngành y tế thành phố: có tổng diện tích khoảng 100 hecta nằm tại xã Phước Hiệp Củ Chi. Chi nhánh mới trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng ảnh sẽ có quy mô khoảng 30 ha nằm tại xã Phú Hòa Đông. Chi nhánh trường Đại học Hồng Bàng mới với tổng quy mô 40 hecta thuộc xã Phú Hòa Đông. Trường Đại học Dân lập Củ Chi mới có quy mô khoảng 20 hecta sẽ có vị trí thuộc xã An Nhơn Tây. Trường công nhân kỹ thuật huyện Củ Chi với quy mô khoảng 5 hecta sẽ thuộc trung tâm thị trấn Củ Chi và một phần xã Phước Vĩnh An. Khu công viên giải trí quốc tế Thế có tổng quy mô lên đến 150 hecta sẽ thuộc xã Tân Phú Trung gần tuyến quốc lộ 22. Khu công viên văn hóa lịch sử Gia Định - Sài Gòn với tổng diện tích lên đến 100 hecta nằm trong địa phận xã xã An Nhơn Tây. Khu nghĩa trang chính sách thành phố cũng với quy mô 100 hecta sẽ nằm tại địa phận xã Phú Hòa Đông Khu phim trường thuộc xưởng phim Đài truyền hình Thành phố HTV với quy mô  khoảng 5 hecta vị trí tại tuyến đường Tỉnh Lộ 8 thuộc xã Hòa Phú huyện Củ Chi. Các cụm khu công nghiệp Củ Chi nổi bật Khu công nghiệp Tân Phú Trung giai đoạn 1 với quy mô lên đến 610 hecta thuộc xã Tân Phú Trung. Khu công nghiệp Tân Quy 150 hecta thuộc xã Tân Thạnh Đông. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2 hai với tổng diện tích lên đến 170 hecta thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ Củ Chi. Khu công nghiệp cơ khí ô tô thành phố tại xã Tân Thạnh Đông Hòa Phú với 110 hecta. Khu công nghiệp Bàu Trắng thuộc xã Thuận Đức với quy mô 300 hecta. Khu công nghiệp xã Thái Mỹ với địa hình giáp ranh Trảng Bàng Tây Ninh, có tổng quy mô 200 hecta. Các cụm khu công nghiệp sạch và nhỏ hơn, được hình thành gần các khu dân cư tại các tuyến đường như Võ Văn Bích thuộc xã Bình M, tuyến đường Tỉnh Lộ 2 Tân Phú Trung, tuyến đường Hồ Văn Tắng khu Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung. Ngã Tư Sở là đoạn giao giữa tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 2 trực thuộc các xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ. Quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2030 Giai đoạn từ năm 2020 cho đến 2030, Củ Chi tập trung nghiên cứu và tiến hành xây dựng mở rộng các tuyến đường chính như quốc lộ 22 (Xuyên Á), tuyến đường cao tốc Mộc Bài từ Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh. Gấp rút triển khai về vấn đề giải phóng mặt bằng, các tuyến đường Vành Đai 3 đoạn Củ Chi và vành đai 4 nối liền các tỉnh vệ tinh TP HCM, để giảm áp lực giao thông trên các vùng trung tâm thành phố Nghiên cứu về tuyến đường Metro nối từ Thủ Thiêm - Bến Thành đến Tham Lương, nối đến khu vực Tây Bắc TP Hồ Chí Minh là huyện Củ Chi. Tuyến đường sắt liên tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài đi theo tuyến đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài phù hợp với tầm nhìn 2030 quy hoạch Củ Chi. Quy hoạch xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Vị trí xã Bình Mỹ nằm ngay phía Đông Nam của huyện Củ Chi, giáp giới với: Phía Đông: Giáp với TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8Phía Tây: Giáp với xã Hòa Phú và Tân Thạnh Đông, Hòa PhúPhía Nam: Giáp với huyện Hóc Môn và quận 12 thông qua đường Tỉnh Lộ 9 (Hà Duy Phiên) Bản đồ Quy Hoạch Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Theo như Bản đồ quy hoạch xã Bình Mỹ huyện Củ Chi mới nhất thì diện tích đất hiện được phân chia thành các loại sử dụng khác nhau. Quy hoạch Đất khu dân cư xã Bình Mỹ : Khu vực đất đai được dùng để xây dựng nhà ở, các công trình sản xuất để người dân an cư… Loại đất này được sẽ cần phải xin cấp giấy phép xây dựng mới được phép xây dựng. Quy hoạch đất quy hoạch công cộng xã Bình Mỹ : Khu vực đất được dùng để hình thành các công trình công cộng phục vụ cho toàn dân, như các tiện ích công cộng. Quy hoạch đất khu công nghiệp Bình Mỹ: Đất này thường ở xa trung tâm thành phố, được dùng để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, giảm tải bớt áp lực về đất cho khu vực các Quận TP HCM. Đất quy hoạch dự trữ: Khu vực đất này được dùng để trồng lúa, trồng cây trái các loại. Diện tích đất quy hoạch dự trữ này có thể được chuyển thành đất dân cư hoặc đất phục vụ công trình công cộng trong tương lai. Quy hoạch Xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi 1 phần bản đồ quy hoạch xã Tân Thạnh Đông Xã Tân Thạnh Đông nằm trong huyện Củ Chi với diện tích rộng 26,50 km2 và dân số vào năm 2021 là 48.330 người, với mật độ dân số đạt 1.823 người/km2. Theo bản đồ Quy hoạch xã Tân Thạnh Đông, vị trí giáp với xã Bình Mỹ và xã Hòa Phú phía Đông, xã Tân Phú Trung phía Tây, cùng với xã Tân Thạnh Tây và xã Trung An phía Nam. Địa bàn xã Tân Thạnh Đông Củ Chi có nhiều tuyến đường lớn nổi bật như: Đường tỉnh lộ 15, đoạn từ Cầu Xáng Hóc Môn đến Ngã Tư Tân Qui, với lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.Đường Hồ Văn Tắng, nối với tỉnh lộ 15 và chạy dài về xã Tân Phú Trung, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 10km.Đường Nguyễn Kim Cương, cũng giao với nút giao thông tỉnh lộ 15 và đường Hồ Văn Tắng, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.Đường tỉnh lộ 8, đi qua Cầu Phú Cường và Tân Thạnh Đông, kết nối với ngã tư Tân Qui. Nhìn qua bản đồ thông tin quy hoạch Tp Hcm , xã Tân Thạnh Đông được thấy là một khu vực chuyên về nông nghiệp, sản xuất công nghiệp nhẹ, chiếm tỷ trọng 35% giá trị sản xuất kinh tế của huyện Củ Chi. Dựa trên những cải thiện cơ sở hạ tầng đáng kể, hiện nay xã đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư.

    Có nên mua đất Đắk Lắk không?

    Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, với độ cao trung bình từ 400 đến 800 mét so với mặt nước biển. Tỉnh này cách Hà Nội khoảng 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 350 km. Đắk Lắk giáp với tỉnh Gia Lai ở phía Bắc, Phú Yên và Khánh Hoà ở phía Đông, Lâm Đồng và Đắk Nông ở phía Nam, và Campuchia ở phía Tây. Dân số tỉnh này phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ và ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27. Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm đất khác. Đắk Lắk không chỉ được ưu đãi về tài nguyên đất và rừng, mà còn có các loại khoáng sản phong phú và đa dạng. Tỉnh này còn có nhiều điểm du lịch cảnh quan, sinh thái, truyền thống văn hoá của các dân tộc địa phương. Một số điểm đến nổi tiếng ở Đắk Lắk bao gồm Hồ Lắk, Thác Dray Nur, Thác Thủy Tiên, Khu du lịch làng Buôn Đôn và Khu du lịch sinh thái sân golf hồ Ea Kao. Động lực phát triển bất động sản tại Đắk Lắk Điểm đến du lịch - Bảo tàng cà phê tại Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk vừa công bố kế hoạch huy động tất cả các nguồn lực để đầu tư vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và đô thị, góp phần biến Buôn Ma Thuột thành trung tâm đô thị của vùng Tây Nguyên. Theo kế hoạch, đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trên 11%/năm; ngành dịch vụ chiếm 62% trong cơ cấu kinh tế, trong khi ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 30%; thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 125.000 tỉ đồng, tăng trung bình 14%/năm. Tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành đẩy mạnh các dự án hạ tầng quan trọng như xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng), phát triển cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế. Đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, xây dựng đường vành đai phía Tây 2 ….để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. https://landz.vn/quy-hoach/cao-toc-buon-ma-thuot-khanh-hoa/ Sự xuất hiện của cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh khác đến với tỉnh. Hiện nay, việc di chuyển từ Hà Nội đến Buôn Ma Thuột chỉ mất khoảng 2 giờ, trong khi từ Hồ Chí Minh đến đây chỉ mất khoảng 50 phút. Có Nên Mua đất Đắk Lắk – Ưu điểm của đất Đắk Lắk là gì? Đaklak được xem là một thị trường bất động sản mới mẻ và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Ngoài yếu tố giá thành rẻ, còn có những ưu điểm khác như: Tiềm năng phát triển: Đắk Lắk là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất tại Việt Nam, với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như hồ Ea Kao, thác Dray Nur, đồi chè và nhiều đồi cà phê, thảo dược quý hiếm. Điều này giúp tạo nên tiềm năng phát triển lớn cho khu vực, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp. Đầu tư hạ tầng: Như đã đề cập, Đaklak đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là sân bay và đường cao tốc. Điều này giúp khu vực trở nên thuận tiện hơn trong việc di chuyển và kết nối với các khu vực lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bất động sản. Không gian sống trong lành: Với môi trường tự nhiên xanh sạch, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, Đaklak là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn trốn khỏi nhịp sống ồn ào của thành phố. Đây cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng đầu tư vào bất động sản ở Đắk Lắk. Lưu ý khi mua đất tại Đắk Lắk Mô hình đất vườn ven sông tại Đắk Lắk Bất động sản tại Đắk Lắk hiện nay có giá còn rất hấp dẫn và tiềm năng tăng giá trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và các dự án cụ thể trước khi quyết định đầu tư để đảm bảo an toàn và hiệu quả của khoản đầu tư của mình. https://landz.vn/du-an/gems-vinh-hoa-phu-quy/ Cần phải kiểm tra pháp lý trước khi đầu tư mua đất là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Bên cạnh đó, tìm đến các nhà môi giới chuyên nghiệp cũng là một lựa chọn tốt để được hỗ trợ và tư vấn tốt hơn trong quá trình mua bán đất. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc chọn vị trí đất gần các khu dân cư hiện hữu, khu du lịch, khu công nghiệp cũng rất quan trọng để đảm bảo giá trị tăng trưởng trong tương lai gần. Với bài viết đánh giá “có nên mua đất Đắk Lắk không?” của Landz, hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin giá trị cho khách hàng đang quan tâm đầu tư bất động sản khu vực này. Ngoài ra quý khách hàng có thể để lại thông tin liên hệ bên dưới, để nhận hỗ trợ giá đất Đắk Lắk hiện nay.

    Tuyến Metro Số 4 TP HCM

    Tuyến Metro số 4 TP HCM được bắt đầu từ Thạnh Xuân (Quận 12), đi qua Bến Thành (Quận 1), kết thúc tại khu vực cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và là tuyến Metro dài nhất trong số 8 tuyến đường sắt đô thị thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 109.680 tỷ VNĐ, được hứa hẹn sẽ làm giảm tải áp lực lớn cho giao thông đường bộ trong TP.HCM. Thông tin tổng quan Tuyến Metro Số 4 TP HCM Đơn vị quản lý: Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM. Chủ đầu tư dự án: Ngân hàng Xuất nhập khẩu KEXIM Hàn Quốc. Hướng đi tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân (quận 12) – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành (quận 1) – Nguyễn Thái Học (Quận 1) – Tôn Đản (Quận 4) – Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7 – Huyện Nhà Bè) – Khu đô thị Hiệp Phước (Huyện Nhà Bè). Thông số dự án tuyến Metro Số 4 TP HCM Độ dài toàn tuyến khoảng 36,2km (trong đó có khoảng 19,9km đi trên cao và khoảng 16,3km đi ngầm dưới lòng đất). Tổng số lượng ga: Có 32 ga (trong đó có 14 ga ngầm đất và 18 ga ở trên cao). Hình thức đầu tư dự kiến: ODA, PPP… Dự án tuyến metro số 4 lập quy hoạch 2 trạm bảo dưỡng kỹ thuật (depot) để bảo trì và sửa chữa đầu máy toa tàu. Trong đó: Depot số 1 ở phường Thạnh Xuân (quận 12), có diện tích khoảng 27ha. Depot số 2 ở Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) có diện tích khoảng 20ha. Các giai đoạn chính triển khai tuyến Metro Số 4 Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã nghiên cứu và đưa ra 4 giai đoạn triển khai dự án tuyến metro số 4 Tp Hcm theo thông tin dự kiến như sau: Giai đoạn 1: Từ công viên Gia Định đến đường Hoàng Diệu (quận 4), bao gồm depot tại Công viên Gia Định. Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,375km. Giai đoạn 2: Từ công viên Gia Định đến điểm đầu của tuyến metro số 4 là ga Thạnh Xuân (Quận 12). Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,975km. Giai đoạn 3: Từ đường Hoàng Diệu đến ga Phước Kiển Nhà Bè. Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,975km. Giai đoạn 4: Từ Phước Kiển đến bến tàu Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Giai đoạn này có chiều dài khoảng 17,35km. Bài viết quy hoạch Landz thông tin tuyến đường sắt đô thị Metro TP HCM: https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-3a-tp-hcm/?preview_id=2210&preview_nonce=9a56a358f3&preview=true&_thumbnail_id=2211 https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-2-tp-hcm/ https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-1-tp-hcm/

    Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành

    Thông qua cuộc họp ban ngành giữa các đơn vị liên quan từ 3 địa phương Tp HCM - Bình Dương - Bình Phước. Theo đó, lãnh đạo các địa phương đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, phương thức, kế hoạch và quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc TP HCM - Bình Phước. Thông tin Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Quy mô dự án: Đường cao tốc TP.HCM - TP.Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 70 km. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến ​​kết nối với đường Vành đai 2, tại nút giao thông Gò Dưa, TP.Thủ Đức). Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 60 km, qua tỉnh Bình Phướcc dài 10 km. Dự kiến, dự án cũng sẽ được mở rộng kết nối Campuchia. Đường cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe. Mục đích thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành là rất cần thiết để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bởi hiện nay những trục đường chính từ Bình Dương đến Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên vào dịp lễ, Tết có dấu hiệu quá tải. Tiến độ dự án: Được Bộ Giao thông vận tải giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường cao tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết đường và quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Phương án dự kiến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Bộ GTVT đã giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các chuyên gia tư vấn đang xem xét ba phương án thiết kế đường cao tốc. Phương án 1: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (hướng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn). Theo quy hoạch, dự án có tổng chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng. Phương án 2: Tuyến bắt đầu tại nút giao An Phú và kết thúc tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo kế hoạch, tổng mức đầu tư của dự án xấp xỉ 27,5 nghìn tỷ đồng. Phương án 3: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (dọc hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc Ninh). Theo quy hoạch, đường cao tốc có tổng chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21,6 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước thời gian gần đây đã có bước bứt phá đáng kinh ngạc - trở thành một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hội tụ đủ các yếu tố thiên nhiên - con người, tỉnh Bình Phước có nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh siêu dự án Sân bay Long Thành, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông được triển khai đã thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước phát triển, tạo điều kiện kết nối thông suốt giữa tỉnh Bình Phước với TP.HCM. Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành rất quan trọng Việc kết nối trực tiếp đường cao tốc với các đường vành đai 2, vành đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, tỉnh thành lân cận tuyến đường và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Với hàng loạt dự án hạ tầng sẽ được triển khai trong thời gian tới, Bình Phước chứng tỏ sức hấp dẫn với những chính sách và hoạt động đầu tư được kỳ vọng sẽ theo đuổi trong tương lai. Hiện các phương tiện đi từ TP.HCM đến tỉnh Bình Phước theo quốc lộ 13 qua TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) phải di chuyển khoảng 120 km. Theo các chuyên gia, đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước sẽ giúp rút ngắn được rất nhiều thời gian di chuyển so với trước và là điều kiện cần để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực cao nguyên miền Trung. Có thể thấy Bình Phước là địa bàn giàu tiềm năng phát triển kinh tế nhưng hạ tầng giao thông nhiều năm qua đang hạn chế đà phát triển này. Ngoài ra, dự án đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước cũng sẽ giúp hoàn chỉnh mạng lưới kết nối vùng đến miền Đông và Tây Nguyên, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương. Tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản thống nhất và gửi đề nghị tới Thủ tướng Chính phủ về việc tách một đoạn đường dài 7,1 km trên lãnh thổ của tỉnh thành một dự án độc lập và triển khai bằng hình thức đầu tư công. Phương án này đã được các địa phương liên quan đồng ý. Bộ GTVT cũng cho biết thêm rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý sơ bộ với việc bố trí khoảng 5.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, trong đó có 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho đoạn đường 7,1 km trong lãnh thổ tỉnh Bình Phước. Theo đánh giá việc tách đoạn đường này thành một dự án độc lập sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn vì có thể tận dụng nguồn lực từ địa phương tham gia, đồng thời đảm bảo thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng, tái định cư và tự chủ về nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án. Đồng thời, điều này cũng sẽ tăng cường hiệu quả tài chính và thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với đoạn đường qua tỉnh Bình Phước.

    Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đi qua đâu?

    Theo Quyết định 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011, dự án Đường Vành đai 4 Tp.Hcm có chiều dài 197,6km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Đường nối với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu ở điểm đầu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh). Đường Vành đai 4 có mặt cắt ngang 6-8 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, và có đường song hành và hành lang cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường Vành Đai 4 Tp.Hcm đoạn qua tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài hơn 18,3km, bắt đầu từ thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho đoạn này là khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, và hơn 5 nghìn tỷ đồng là chi phí đầu tư. Tuyến đường sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, đảm bảo vận tốc từ 80-100 km/h. Mặt cắt ngang của đường là 4 làn xe và rộng 27m, với một vùng giải phóng mặt bằng rộng 67m. Trên tuyến đường này, sẽ có 2 nút giao và 2 cầu vượt, và cũng sẽ giao cắt với các đường địa phương. Bản đồ tuyến Vành Đai 4 TP HCM qua tỉnh BR-VT Vành đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu đem lại nhiều lợi ích quan trọng Giảm tải và hạn chế ùn tắc giao thông: Đường Vành đai 4 giúp giảm tải lưu thông trên các tuyến đường đi qua Khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành. Kết nối liên vùng: Tuyến đường này kết nối vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Đông Nam Bộ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế trong khu vực. Hỗ trợ phát triển cảng biển: Đường Vành đai 4 cung cấp một tuyến giao thông thuận tiện để kết nối cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành với các địa phương trong vùng. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động cảng, tăng cường lưu thông hàng hóa và phát triển dịch vụ cảng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế và đầu tư: Tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong khu vực. Việc giảm tải giao thông và cải thiện tiếp cận vùng kinh tế quan trọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và thu hút đầu tư mới. Đường vành đai 4 đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu đã thi công chưa? Hiện nay, các địa phương mà đường Vành đai 4 đi qua đang gấp rút lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho từng đoạn tuyến, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là hoàn thành thi công và thông xe toàn bộ tuyến đường vào tháng 12/2027. Dự kiến đoạn tuyến của đường Vành đai 4 đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 147 ha, theo khảo sát đã thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong quý II/2023. Trong giai đoạn 2023-2025, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành các bước như thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lựa chọn nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng và khởi công công trình. Xem thêm, bài viết thông tin quy hoạch cùng chủ đề: Đường Vành Đai 4 đoạn Đồng Nai.

    Lộ giới là gì? & Những khái niệm liên quan

    "Lộ giới" là thuật ngữ được sử dụng trong quy hoạch đô thị để chỉ định ranh giới đất đai được phép sử dụng để mở rộng đường hoặc hẻm. Ranh giới lộ giới thường được đánh dấu bằng mốc lộ giới, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sử dụng đất đai. Các quy định pháp luật quy định rõ ràng về việc không được phép xây dựng các công trình kiên cố, nhà ở trên phần đất được quy hoạch là lộ giới để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho việc mở rộng đường hoặc hẻm trong tương lai. Lộ giới thường được đo bằng mét dài tính từ trung tâm của đường (hay còn gọi là tim đường) sang hai bên. Các cọc lộ giới sẽ được cắm ở hai bên đường để đánh dấu ranh giới giữa phần đất được quy hoạch làm đường và phần đất được phép sử dụng cho các công trình xây dựng khác. Mục đích của lộ giới là gì? Mục đích của việc đánh dấu lộ giới là để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, lộ giới cũng quy định chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình được xây dựng trên phần đất được quy hoạch là lộ giới. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ cho các công trình xây dựng trong cùng khu vực. Do đó, chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình cũng được quy định theo từng khu vực và phụ thuộc vào lộ giới. Giải thích về chỉ giới xây dựng Chỉ giới xây dựng là ranh giới cho phép người dân xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, tòa nhà, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, và các công trình khác trên một khu đất. Chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc lùi vào so với lộ giới tùy theo quy hoạch và pháp luật địa phương. Khoảng lùi là khoảng cách từ chỉ giới xây dựng đến lộ giới (chỉ giới đường đỏ), có vai trò để đảm bảo không gian cần thiết cho việc đi lại, thông gió, ánh sáng tự nhiên và các hoạt động khác trong khu dân cư. Khoảng lùi cũng được quy định rõ trong quy hoạch và các quy định về xây dựng, có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý và loại đất. Các khái niệm về Lộ Giới, Chỉ giới xây dựng và khoảng lùi này giúp người dân hiểu rõ hơn về giới hạn xây dựng trên đất của mình và đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Việc xác định đúng mốc lộ giới là rất quan trọng, vì nếu xây dựng công trình quá giới hạn, người dân sẽ phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, đồng thời ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của địa phương. Các bước xác định mốc lộ giới thông dụng Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất, người dân cần thực hiện 4 bước. Trước hết, họ cần xem xét tổng thể của khu đất và tìm các cột mốc lộ giới cùng với biển báo liên quan đến lộ giới được đặt ở 2 bên đường. Tiếp theo, từ vị trí của cột mốc lộ giới, họ sẽ xác định lộ giới của tuyến đường, tính từ tim đường sang 2 bên. Sau đó, họ sẽ tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Cuối cùng, khi đã xác định được khoảng lùi của công trình, họ sẽ biết được chỉ giới xây dựng, và phần đất nằm trong chỉ giới xây dựng sẽ là diện tích được sử dụng để xây dựng công trình hợp pháp.