Cầu rạch Bến Cát Thạnh Xuân Quận 12

Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát Thạnh Xuân Quận 12

Vừa qua UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có ý kiến về việc chấp thuận cho doanh nghiệp đầu tư toàn bộ kinh phí cho dự án xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phóng tại phường Thạnh Xuân, Quận 12.

Được gửi cho: Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận 12,Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 12.

Và Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn nêu trên về đầu tư dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phóng tại phường Thạnh Xuân, quận 12. Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư tự chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho toàn bộ dự án bao gồm cả việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thi công dự án theo đúng quy hoạch và quy định Nhà nước. Thành phố sẽ không phải hoàn trả bất kỳ khoản chi phí nào hoặc hình thức thanh toán nào cho dự án này. Giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định hiện hành.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận 12 phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư thực hiện các thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất, chấp thuận địa điểm, thu hồi, giao đất theo đúng quy định.

3. Giao Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 12 làm Chủ đầu tư dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phòng tại phường Thạnh Xuân, quận 12 phối hợp với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư thực hiện chi trả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng theo yêu cầu đề ra.

2 bên bờ cầu rạch bến cát san lấp xong

Được biết Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư là chủ đầu tư dự án Picity High Park có vị trí sát với dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát, khi hoàn thành sẽ giúp cho người dân trong khu vực dễ dàng hơn trong việc di chuyển giao thông hàng ngày, giảm tránh được phần nào tuyến đường Quốc Lộ 1A đang có hiện tượng quá tải …

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cầu Ba Son TP.HCM

    Cầu Ba Son là cây cầu dây văng nằm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa Quận 1 và thành phố Thủ Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án xây dựng cầu này đã bắt đầu vào đầu năm 2015 và hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ban đầu, cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2. Sau đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thay đổi tên thành cầu Ba Son, để tôn vinh xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử của khu vực. Đây là một biểu tượng quan trọng của thành phố và một phần của hệ thống giao thông quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Thiết kế cầu Ba Son Công trình cầu Ba Son là một kiệt tác kiến trúc với tổng chiều dài 1.465 mét, trong đó phần cầu chính có độ dài 885,7 mét. Nhịp chính của cầu được thiết kế dây văng bất đối xứng, với một trụ tháp hình vòm cao 113 mét nghiêng về phía Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức. Để đảm bảo cầu đủ mạnh mẽ và ổn định, bề mặt của cầu được đỡ bằng tổng cộng 56 bó cáp dây văng. Cầu Ba Son là một công trình giao thông quan trọng với quy mô 6 làn xe, bao gồm 4 làn dành cho ôtô và 2 làn dành cho xe hỗn hợp. Cầu Ba Son có đường dẫn phía Quận 1 được chia thành ba nhánh: Nhánh chính trên đường Tôn Đức Thắng: Đoạn này dài 437 mét và rộng 17,5 mét, với 4 làn xe dành cho việc vượt qua giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh này kết nối với giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N1: Đoạn này dài 195,5 mét và được sử dụng cho hai làn xe từ Quận 1 vào Thành phố Thủ Đức. Bắt đầu từ Công trường Mê Linh, chạy theo đường Tôn Đức Thắng, song song với sông Sài Gòn, và cuối cùng nối vào cầu chính. Nhánh N2: Đoạn này dài 192,7 mét và dành cho hai làn xe từ Thành phố Thủ Đức vào Quận 1. Nhánh này chạy dọc theo cầu chính phía Quận 1 và kết nối xuống đường Tôn Đức Thắng trước khi đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn và Tôn Đức Thắng. Về việc đổi tên thành Cầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ gắn biển tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, đó là cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son, trong khi cầu Thủ Thiêm 1 vẫn giữ nguyên tên gọi là cầu Thủ Thiêm. Việc đặt tên cho hai cây cầu này, Ba Son và Thủ Thiêm, mang theo một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng và duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa của thành phố. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội mà còn thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ đóng góp của các sự kiện và cá nhân trong quá khứ của thành phố. Cầu Ba Son đã chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, đánh dấu một bước quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này được hy vọng sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật trên dòng sông Sài Gòn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh rằng cả hai cây cầu Thủ Thiêm và Ba Son mang ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía đông của thành phố. Thêm vào đó, hai địa danh Thủ Thiêm và Ba Son cũng có một liên hệ mật thiết với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cây cầu này không chỉ cải thiện giao thông mà còn thể hiện sự phấn đấu và sự phát triển đầy tiềm năng của thành phố.

    Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

    Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, Bộ Giao thông vận tải cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố khởi công tuyến cao tốc này. Thông tin tổng quan cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra một trục dọc “huyết mạch” kết nối nội vùng và liên vùng, đồng thời mở rộng mạng lưới tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Lộ trình Dự án với tổng mức đầu tư hơn 27.254 tỷ đồng, được chia thành hai đoạn: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài 37 km, vốn đầu tư 9.769 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 73 km, vốn đầu tư 17.485 tỷ đồng. Dự án tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có điểm đầu tại nút giao Cái Răng với quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu), nơi kết nối với đường dẫn cầu Cần Thơ 2 và trong tương lai sẽ liên kết với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Điểm cuối của tuyến đường là nút giao với đường vành đai thành phố Cà Mau và dự kiến sẽ kết nối với đường cao tốc Cà Mau – Đất Mũi theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch. Tuyến đường sẽ đi qua 5 địa phương gồm Cần Thơ (6 km), Hậu Giang (61,6 km), Bạc Liêu (7,7 km), Kiên Giang (17,1 km), và Cà Mau (21,9 km). Thiết kế kĩ thuật Tuyến đường CT Cần Thơ – Cà Mau được đầu tư theo giai đoạn phân kỳ, với 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (một số điểm có dừng khẩn cấp), bề rộng nền đường là 17m và vận tốc tối đa lên đến 80 km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường tăng lên 25m và vận tốc tối đa được nâng lên 120 km/h. Điều này nhằm tối ưu hóa sự linh hoạt và an toàn cho giao thông trên tuyến đường này. Cập nhật tiến độ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Sau gần 1 năm thi công, dự án đang triển khai với tiến độ chậm chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, do khó khăn trong nguồn cung ứng vật liệu cát đã gây trở ngại cho tiến độ thi công. Bộ Giao thông vận tải cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ văn bản về việc tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong quá trình khai thác và cung ứng vật liệu cát cho đoạn Cần Thơ - Cà Mau, là một phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết các khó khăn, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án quan trọng này.

    Tuyến Metro Số 2 TP. HCM

    Tuyến Metro số 2 (giai đoạn 1 có tên Bến Thành – Tham Lương) là một trong những dự án thuộc hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến này bắt đầu được triển khai từ năm 2013, tuy nhiên do việc điều chỉnh vốn đầu tư, công tác xây dựng đã bị trì hoãn đến năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2030. Với tổng chiều dài khoảng 48 km, tuyến Metro số 2 bao gồm 42 nhà ga, giúp kết nối nhiều khu vực quan trọng trong và ngoài thành phố. Phân kỳ đầu tư tuyến Metro số 2 Dự án được chia thành 4 giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn 1: Tuyến Bến Thành – Tham Lương có chiều dài 11,2 km và bao gồm 11 nhà ga.Giai đoạn 2: Kéo dài từ Bến Thành đến Thủ Thiêm và từ Tham Lương đến Bến xe An Sương, với tổng chiều dài 9,4 km và 7 nhà ga.Giai đoạn 3: Mở rộng tuyến từ Bến xe An Sương đến Củ Chi với tổng chiều dài 27,4 km và 24 nhà ga.Giai đoạn 4: Tiếp tục kéo dài tuyến từ Củ Chi đến Gò Dầu (Tây Ninh), sau đó phân thành hai nhánh:Một nhánh chạy đến cửa khẩu Mộc Bài, hình thành tuyến kết nối từ Bến Thành – Tham Lương – Củ Chi – Gò Dầu – Mộc Bài.Nhánh còn lại hướng đến cửa khẩu Xa Mát, tạo tuyến Gò Dầu – Tây Ninh – Xa Mát. Điều chỉnh quy hoạch năm 2024 Theo quy hoạch được điều chỉnh vào năm 2024, tuyến Metro số 2 sẽ có thêm một nhánh từ ga An Hạ đến Depot Bình Mỹ. Đồng thời, tuyến cũng được kéo dài từ ga Thủ Thiêm đến Bến xe Sông Tắc, nâng tổng chiều dài lên 62,2 km, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đô thị và kết nối liên vùng hiệu quả hơn. Giai đoạn 1 Tuyến Bến Thành - Tham Lương giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tuyến Tham Lương - Bến xe Tây Ninh giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Tuyến bến xe Tây Ninh - Củ Chi giai đoạn 3 Cập nhật

    Cầu Vượt là gì? Tác dụng của Cầu Vượt

    Khái niệm cầu vượt Cầu vượt là một công trình đặc biệt trong hệ thống giao thông đô thị, được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết vấn đề giao cắt của các tuyến đường. Được xây dựng dựa trên nguyên tắc đường cao đi qua đường thấp, cầu giúp nâng cao hiệu quả và an toàn giao thông, đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Cầu vượt thường được sử dụng tại các nút giao thông quan trọng, nơi mà hai hoặc nhiều tuyến đường chính giao nhau. Bằng cách tạo ra một đường cao vượt qua các tuyến đường khác, cầu cho phép xe đi qua mà không phải bị chặn đường bởi luồng giao thông khác. Điều này đảm bảo rằng các phương tiện có thể di chuyển liên tục và không bị gián đoạn bởi đèn giao thông hay sự chờ đợi. Đối với các cầu vượt lớn, thường được xây dựng tại những nút giao thông lớn, nơi mà lưu lượng xe cộ rất lớn và đòi hỏi sự điều phối giao thông chặt chẽ. Những cầu này thường có thiết kế phức tạp, bao gồm các làn đường và làn rẽ đa dạng, đảm bảo sự linh hoạt và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có các cầu vượt nhỏ được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ và người đi xe đạp. Những cầu bộ hành này thường được đặt ở các khu vực đông dân cư, nơi có lưu lượng người đi bộ và xe đạp cao và có đường lớn chạy ngang qua. Giúp người đi bộ và người đi xe đạp an toàn và thuận tiện khi di chuyển qua đường, đồng thời tránh được nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác. Có mấy loại cầu vượt? Phối cảnh cầu vượt trên cao Có nhiều loại cầu vượt được sử dụng trong các dự án hạ tầng giao thông, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại cầu dưới đây: Cầu vượt đường bộ là một loại cầu được xây dựng để đi qua các đường giao thông khác. Được đặt tại các điểm giao nhau, chẳng hạn như các ngã tư hoặc ngã sáu. Chức năng của cầu là giảm thiểu tắc nghẽn giao thông tại các điểm giao cắt, đồng thời tăng cường sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cầu vượt đường sắt là một loại cầu được xây dựng để vượt qua đường sắt, thay thế cho các đường cắt ngang truyền thống. Đường sắt là một tuyến đường chủ yếu dành cho tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc tạo ra cầu vượt đường sắt giúp cải thiện sự an toàn và hiệu suất của giao thông đường bộ. Cầu vượt đi bộ (cầu bộ hành), là một loại cầu được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ. Được sử dụng để cắt ngang qua các con sông, đường sắt hoặc đường bộ, thay thế cho các lối đi bộ dưới mặt đất. Cầu bộ hành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ khi di chuyển qua các khu vực có giao thông phức tạp. Ví dụ về các cầu vượt Cầu vượt Củ Chi, tọa lạc trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8, là một cầu vượt trên cao đặc biệt. Với chiều dài 80m và chiều rộng 15m, đây là một cây cầu khá quan trọng trong khu vực, tại đây là điểm giao thông tới 5 ngã đường khác nhau. Cầu vượt Tân Thới Hiệp, nằm tại Quận 12, là một dự án cầu vượt đáng chú ý. Với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, cầu vượt này có chiều dài 305,7m và chiều ngang 15,6m, có 4 làn xe lưu thông.

    Đường Vành Đai 3 đoạn Long An sẽ đi qua đâu?

    Dự án đường vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Long An có chiều dài tổng cộng khoảng 6,8 km và trải dài qua huyện Bến Lức. Tuyến đường này bắt đầu từ ranh giới giữa TP.HCM và tỉnh Long An và kết thúc tại nút giao giữa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường cao tốc Trung Lương. Dự án này đã và đang được triển khai nhằm nâng cao hạ tầng giao thông và cải thiện kết nối vùng trong khu vực. Đường Vành Đai 3 đoạn tỉnh Long An có quy mô rộng 74,5m, thiết kế đường cao tốc với tốc độ tối đa 100km/h trong giai đoạn 1, có tổng cộng 4 làn xe và mặt cắt ngang của đường là 19,75m. Ngoài ra, còn có đường song hành đô thị, vận tốc tối đa là 60km/h, với mỗi bên đường có 2 làn xe. Tổng mức đầu tư cho dự án này ước tính là 4.208 tỷ đồng. Nguồn vốn được cấp từ ngân sách trung ương chiếm khoảng 75% và ngân sách tỉnh đóng góp khoảng 25%. Lộ trình đường Vành Đai 3 đi qua Long An Tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có chiều dài xấp xỉ 6,8 km và trải qua hai xã chính là xã Tân Bửu và xã Mỹ Yên. Điểm bắt đầu của tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức nằm tại bờ kênh Thầy Thuốc, thuộc xã Tân Bửu. Từ đây, tuyến đường tiếp tục giao nhau với sông Bến Lức, đi qua địa bàn của xã Tân Bửu. Sau đó kết nối với đường Nguyễn Hữu Trí và đường Mỹ Yên - Tân Bửu. Tiếp đó tuyến vành đai 3 đi qua cao tốc TP.HCM - Trung Lương, một trong những tuyến đường cao tốc quan trọng nhất của miền Nam. Điểm kết thúc của Tuyến Vành Đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức sẽ gắn liền với cao tốc Bến Lức - Long Thành, nằm trong phạm vi xã Mỹ Yên. Khởi công đường Vành đai 3 đoạn qua Long An Lễ khởi công đường Vành Đai 3 Vào ngày 30/6, UBND tỉnh Long An đã tổ chức khởi công Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn đi qua Long An. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước khởi đầu quyết liệt cho việc xây dựng tuyến đường này. Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là một dự án giao thông quan trọng, được xem là trọng điểm của quốc gia, khi đi qua bốn địa phương quan trọng là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Giai đoạn 1 của dự án này có chiều dài hơn 76km và tổng mức đầu tư ước tính là gần 75.400 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Long An dài hơn 6,8 km và có tổng mức đầu tư hơn 4.200 tỉ đồng, bao gồm cả việc xây dựng đoạn đường Vành đai 3 và các hoạt động liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho dân cư địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Đường Vành đai 3 tỉnh Long An dự kiến sẽ chính thức thông xe vào năm 2025. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giao thông liên kết Đông Nam bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến đường hứa hẹn sẽ có tác động tích cực đối với nhiều dự án khác được đầu tư, tạo ra không gian phát triển mới và khai thác tiềm năng sử dụng đất, đồng thời xây dựng các đô thị hiện đại và bền vững. Tiến độ Đường Vành Đai 3 đoạn Long An Chiều ngày 11/9/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Long An cùng với Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã thực hiện buổi kiểm tra và giám sát tiến độ thực tế của dự án Vành đai 3 đoạn Long An Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cho đến thời điểm hiện tại, huyện Bến Lức đã tiến hành chi trả cho 389 trong tổng số 398 hộ dân, đạt tỷ lệ 97,7%. Tổng số tiền bồi thường đã được thanh toán đạt 837,6 tỷ đồng trên tổng số 857,226 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 97,7%. Diện tích đã được bồi thường đạt 42,3 ha trong tổng diện tích 43,55 ha, tỷ lệ đạt 97,1%. Về tiến độ các nhà thầu xây lắp đã hoàn thiện các thủ tục đầu vào, hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công cho các hạng mục thi công chính theo từng giai đoạn. Tiến hành huy động nhân lực, xây dựng các cơ sở như láng trại, nhà điều hành, trạm thí nghiệm hiện trường, và đào đắp khuôn đường công vụ, cũng như chuẩn bị mặt bằng để triển khai thi công cọc khoan nhồi. Hiện tại, trong gói thầu xây lắp 2, đã thực hiện khoan 2/36 cọc thử. Trong gói thầu xây lắp 3, đã thực hiện khoan 2/16 cọc thử. Gói thầu xây lắp 1 đã đào khuôn đường công vụ và đã đạt tỷ lệ trên 60%.Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải cho biết rằng khó khăn lớn nhất hiện nay có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án là việc thiếu nguồn cung cấp cát cho dự án. Điều này có thể tạo ra khó khăn trong việc tiếp tục triển khai xây dựng. Tiến độ năm 2024 Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Long An, thành phần 7 có chiều dài 6,84 km đi qua huyện Bến Lức với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, đã khởi công vào ngày 30/6/2023. Trong năm 2023, dự án đã hoàn thành việc giải ngân gần 489 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn, trong đó 193 tỷ đồng từ vốn Trung ương và gần 296 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tính đến cuối tháng 3/2024, dự án đã giải ngân hơn 410 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch vốn năm 2024, bao gồm hơn 260 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 150 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành các mốc tiến độ yêu cầu của Chính phủ theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022, góp phần đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hoàn thành dự án đúng hạn.

    Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông có nguồn gốc từ vùng đồng bằng trũng thấp ở Campuchia và sau đó chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Từ đó, nó chảy qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu và Trảng Bàng (đều thuộc tỉnh Tây Ninh), có chiều dài khoảng 98 km trong tỉnh Tây Ninh. Sau đó, sông này chảy qua một đoạn dài khoảng 6 km làm ranh giới giữa hai tỉnh Tây Ninh và Long An. Tiếp đó, Sông Vàm Cỏ Đông tiếp tục chảy vào địa phận tỉnh Long An sau khi đi qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức và Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km. Ở đây, nó kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ, sau đó đổ vào sông Soài Rạp và cuối cùng chảy ra biển Đông. Sông cùng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực, góp phần vào sự phát triển và duy trì cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình & Cây cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có tổng chiều dài khoảng 280 km, trong đó phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190 km. Lưu vực sông này rộng khoảng 8.500 km². Đây là một trong những con sông quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Tại Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc, bắt đầu từ khu vực Bến Cầu và cảng Bến Kéo, sau đó chảy qua Gò Dầu Hạ và tiếp tục xuôi hướng đông nam, đi qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu tại Tân Trụ, tạo thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến Tây Ninh hoặc ngược lại từ Tây Ninh đến các tỉnh khác, chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Bến Kéo ở huyện Hòa Thành là một ví dụ điển hình về sự tấp nập của hoạt động vận tải hàng hóa trên sông. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh đã đề ra kế hoạch quy hoạch xây dựng 8 cây cầu mới trên sông Vàm Cỏ Đông nhằm cải thiện hệ thống giao thông và kết nối giữa các vùng trong tỉnh. Các cây cầu này bao gồm: Cầu Băng Dung: Kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.Cầu Bến Trường: Kết nối xã Hòa Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.Cầu Ninh Điền: Kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.Cầu Trường Đông: Kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành.Cầu Thạnh Đức: Kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.Cầu Hiệp Thạnh: Kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.Cầu trên đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.Cầu Phước Chỉ - Lộc Giang: Kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng. Địa phận Long An Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, và Cần Đước của tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài khoảng 86 km. Sau đó, nó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An, có chiều dài 35 km, trước khi đổ ra biển Đông. Trên sông có nhiều cầu quan trọng, bao gồm cầu Đức Huệ (nối thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa với thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ - Long An), cầu Đức Hòa (trên Quốc lộ N2), cầu nối Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đã thi công), và cầu Bến Lức (Long An). Các cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng và địa phương, cải thiện giao thông, và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực.