duong tinh lo 9 cu chi tp hcm

Đường Tỉnh Lộ 9 Củ Chi Tp Hcm

Đường Tỉnh lộ 9 được xem trục đường huyết mạch tại khu vực Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường này nằm phần lớn trong địa phận huyện Củ Chi, TP.HCM.

Theo như đánh giá của Bất Động Sản Landz đây là tuyến đường rất quan trọng trong việc giúp kết nối giao thông nhanh hơn tới trung tâm Tp Hcm và các khu vực tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Long An, Tây Ninh…

Hiện nay có rất nhiều khu dân cư hiện hữu, tiện ích đường – trường – trạm nằm dọc và phát triển theo tuyến đường Tỉnh lộ 9 Củ Chi, là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.

Thông tin về đường Tỉnh Lộ 9 Củ Chi

Tuyến Tỉnh Lộ 9 Củ Chi có điểm đầu giao với đường Tỉnh lộ 8 (TL8) tại cầu Phú Cường (giáp ranh Bình Dương),  và điểm cuối giao với cầu Rạch Tra thuộc xã Bình Mỹ huyện Củ Chi. Tổng chiều dài của dự án khoảng 5,76 km, nhu cầu sử dụng đất tương đương 17,28 ha.

Mở rộng nâng cấp đường Tỉnh lộ 9

Dự án chính thức khởi công vào tháng 10/2018, là công trình liên hợp phụ, có vận tốc thiết kế đường tốc độ 60km/h, tải trọng xe trên 10 tấn, tiêu chuẩn kỹ thuật phần cầu là cầu bê tông cốt thép.

Đối với phần cầu nâng cấp mở rộng, nên để cầu hoàn thành có tổng diện tích mặt cắt ngang đường B=30m. Đơn vị đề xuất dự án là liên danh Công ty Cổ phần Fecon-Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc và Tài chính R.C-Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons-Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BMT với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Đã được hoàn thành vào tháng 4 năm 20222, được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải TP.HCM tổ chức lễ thông xe dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 9.

Tuyến đường hiện nay đảm bảo theo tiêu chuẩn đường đô thị, tuyến đường giao thông mới được có mặt cắt ngang 30m, 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, vành đai cách ly và vỉa hè hai bên. Xây dựng hệ thống thoát nước dọc vỉa hè, cống ngang đường, tại các cống thoát nước đảm bảo thoát nước cho khu vực và tuyến đường.

Đường Tỉnh lộ 9 Củ Chi góp phần không nhỏ trong việc phát triển hạ tầng giao thông khu vực Củ Chi và phía Tây Bắc TP HCM, giúp bất động sản khu vực gia tăng giá trị, kết nối hiệu quả với trung tâm TP và các tỉnh lân cận .

Bất động sản nổi bật gần đường Tỉnh Lộ 9

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Đường Vành Đai 3 đoạn Bình Dương sẽ đi qua đâu?

    Đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương có chiều dài 26,6 km và đã chính thức khởi công vào tháng 7 năm 2023. Dự án tiến hành theo tiêu chuẩn cao tốc, tuyến đường này được thiết kế 8 làn xe khi hoàn thành. Tổng diện tích đất cần thu hồi để xây dựng dự án Vành đai 3 khoảng 983 ha. Trong đó, TP HCM sẽ thu hồi khoảng 611 ha, tỉnh Đồng Nai chiếm khoảng 124 ha, tỉnh Bình Dương là 154 ha và tỉnh Long An là 49 ha. Đây là một dự án quan trọng để cải thiện hệ thống giao thông khu vực và giúp giảm ách tắc đường trong thời gian tới. Vành đai 3 qua Bình Dương được chia thành hai đoạn Đoạn 1: Đoạn này là tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, đã hoàn thành và đang phục vụ giao thông. Bắt đầu từ Thành Phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) TP HCM, đi qua các khu vực Dĩ An và Thuận An, và kết thúc gần địa phận Thành phố Thủ Dầu Một. Đoạn 2: Hiện đang trong quá trình xây dựng và có lộ trình như sau: Bắt đầu từ tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, tiếp tục đi qua TP Thuận An và tiếp giáp với Thủ Dầu Một. Sau đó, tuyến đường này sẽ tiếp tục về phía Tây Nam, đi qua phường Phú Hòa thuộc Thủ Dầu Một, tiếp tục qua các phường An Thạnh và An Sơn thuộc Thuận An. Cuối cùng sẽ vượt qua sông Sài Gòn đến huyện Củ Chi bằng dự án Cầu Bình Gởi. Dự án Vành đai 3 qua Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện mạng lưới giao thông và giảm tắc đường trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đô thị của các tỉnh liền kề. Tuyến Vành đai 3 đi qua Phường nào ở Bình Dương? Tại 3 khu vực chính, với chiều dài 26,6km sẽ đi qua các Phường chính như sau: Khu vực thành phố Thuận An: Tuyến đường sẽ trải qua năm phường: An Phú, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Thạnh, và An Sơn, với tổng chiều dài khoảng 13 km.Khu vực thành phố Thủ Dầu Một: tuyến VD3 sẽ duyệt qua phường Phú Hòa, với một đoạn dài khoảng 2,6 km.Khu vực thành phố Dĩ An: đi qua bốn phường: Bình Thắng, Bình An, Tân Đông Hiệp, và Tân Bình, với tổng chiều dài hơn 11 km. Đây là phân đoạn liên tục của tuyến Vành đai 3 qua Bình Dương, mục tiêu chính của dự án này là cải thiện mạng lưới giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đô thị của các phường và khu vực trong tỉnh. Giá đất đền bù đường Vành Đai 3 tại Bình Dương Phối cảnh Cầu thuộc Vành Đai 3 Bình Dương Giá đền bù đất thổ cư tại các khu vực tại Bình Dương cho đoạn Vành Đai 3 có sự biến động như sau: Dĩ An: Giá đền bù cao nhất cho đất thổ cư là 41,9 triệu đồng/m2 đối với đất ở đường Xa Lộ Hà Nội, khu vực giáp ranh giữa Đồng Nai và TP. Thủ Đức.Thuận An: Giá đền bù Vành đai 3 đối với đất thổ cư cao nhất là 41,7 triệu đồng/m2. Khu vực được đền bù cao nhất là đường Cách Mạng Tháng Tám, đoạn từ Ngã tư Cầu Cống đến khu giáp ranh với Thủ Dầu Một.Thủ Dầu Một: Giá đền bù đất nông nghiệp là từ 4 triệu đồng/m2. Sự biến động trong giá đền bù tùy thuộc vào vị trí và loại đất (thổ cư hay nông nghiệp). Giá đền bù được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm vị trí cụ thể và giá trị thị trường của đất tại khu vực đó. Tiến độ bồi thường & giải phóng mặt bằng Việc chi bồi thường trong dự án Vành đai 3 qua Bình Dương đã được tổ chức thành hai giai đoạn, với ưu tiên ưu tiên đối tượng có diện tích đất và tài sản lớn nhất. Hơn 1.500 hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án đã đồng thuận và bàn giao mặt bằng theo yêu cầu. Thành phố Thuận An: Đã thu hồi tổng cộng 51 ha đất và đã chi tiêu hơn 4.992 tỷ đồng để bồi thường cho các hộ dân.Thành phố Dĩ An: Đã tiến hành trả tiền đền bù cho 43 hộ dân có đất thuộc diện thu hồi với tổng số tiền là hơn 688 tỷ đồng.Thành phố Thủ Dầu Một: Cũng đã thu hồi khoảng 12,6 ha đất và đã chi khoảng 1.659 tỷ đồng để bồi thường. Trong đợt đầu tiên, hơn 50 hộ dân đã nhận được số tiền gần 300 tỷ đồng. Đây là những nỗ lực của các thành phố trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Vành đai 3, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và ổn định cho quá trình xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông khu vực. Tầm quan trọng của đường Vành Đai 3 với Bình Dương Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh rằng đường Vành đai 3 qua Bình Dương là một dự án cực kỳ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của địa phương này, mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: Giảm tắc nghẽn giao thông, giúp giảm mật độ xe vào các đô thị lớn, giúp giảm ùn tắc giao thông, làm tăng hiệu quả di chuyển và giảm thời gian mất trong việc di chuyển hàng ngày. Hướng phát triển mới, ngoài việc giảm tắc đường, dự án Vành đai 3 mở ra cơ hội phát triển cho nhiều địa phương giáp ranh với TP HCM, bao gồm TP Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực này, tạo ra việc làm và cơ hội đầu tư mới. Trước đây, Bình Dương đã phải dựa vào một số tuyến đường chính như Quốc lộ 13, ĐT 743, cùng với một số dự án như tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, cầu Phú Cường nối Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)… để kết nối với các tỉnh và thành phố lân cận. Với việc khởi công dự án Vành đai 3 và sự chuẩn bị cho Vành đai 4, mạng lưới giao thông của Bình Dương sẽ có sự cải thiện đáng kể. Những dự án này hứa hẹn mở ra một tương lai mà kết nối vùng trở nên dễ dàng hơn, khả năng vận tải tăng cường và cơ hội phát triển kinh tế và xã hội của khu vực này được nâng cao. Ngoài ra, việc cơ cấu lại quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3 cũng đồng nghĩa với việc phát triển các khu đô thị, khu thương mại và dịch vụ. Điều này không chỉ cung cấp việc làm cho người dân mà còn tạo ra môi trường sống và làm việc tốt hơn, đồng thời giúp giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng môi trường. Dự án Vành đai 3 và các công trình giao thông liên quan ở Bình Dương không chỉ là các tuyến đường mới, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực Đông Nam Bộ, những lợi ích mà chúng mang lại là rất rõ ràng và đa chiều.

    Quy hoạch Củ Chi mới nhất hiện nay

    Quy hoạch Huyện Củ Chi mới nhất hiện nay, trực thuộc khu đô thị phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng quy mô lên đến 6000 hecta vị trí bao gồm một phần thuộc Hóc Môn và hầu hết nằm tại khu vực huyện Củ Chi. Tại các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung và xã Hiệp Phước, Tân Thạnh Đông, Hòa Phú… đường phân chia bởi tuyến đường quốc lộ 22 (Xuyên Á) cho đến giáp ranh Long An, khu vực hướng Tây Nam. Củ Chi là một huyện ngoại thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đây là một vùng đất lâu đời có lợi thế phát triển mạnh về nông nghiệp và công nghiệp. Vị trí trực thuộc khu công nghiệp Tây Bắc là nơi thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp ngoài nước và trong nước về đầu tư. Với lợi thế còn nhiều quỹ đất, được quy hoạch sau nên khá bài bản. Có tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 22 (Xuyên Á) thuận tiện kết nối các địa phương lân cận. Với nhiều chính sách ưu đãi phát triển các khu đô thị vệ tinh của TP HCM, hiện nay Củ Chi được xem là một mảnh đất màu mỡ dành cho nhiều nhà đầu tư. Quỹ đất dành cho kĩ thuật, giải trí, giáo dục tại Củ Chi Khu vực xử lý chất rắn rác thải của thành phố: có quy mô 822 hecta tại vị trí xã Hiệp Phước, 1 phần Xã Thái Mỹ Huyện Củ Chi. Khu Thảo Cầm Viên Sài Gòn với tổng diện tích 485 hecta nằm tại xã Phú Mỹ Hưng và một phần xã An Nhơn Tây Củ Chi. Khu quân sự Trường bắn, bộ chỉ huy quân sự thành phố với quy mô 71 hecta nằm trong địa phận xã Phú Mỹ Hưng Củ Chi Khu dành cho cho khuôn viên trường ngành y tế thành phố: có tổng diện tích khoảng 100 hecta nằm tại xã Phước Hiệp Củ Chi. Chi nhánh mới trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng ảnh sẽ có quy mô khoảng 30 ha nằm tại xã Phú Hòa Đông. Chi nhánh trường Đại học Hồng Bàng mới với tổng quy mô 40 hecta thuộc xã Phú Hòa Đông. Trường Đại học Dân lập Củ Chi mới có quy mô khoảng 20 hecta sẽ có vị trí thuộc xã An Nhơn Tây. Trường công nhân kỹ thuật huyện Củ Chi với quy mô khoảng 5 hecta sẽ thuộc trung tâm thị trấn Củ Chi và một phần xã Phước Vĩnh An. Khu công viên giải trí quốc tế Thế có tổng quy mô lên đến 150 hecta sẽ thuộc xã Tân Phú Trung gần tuyến quốc lộ 22. Khu công viên văn hóa lịch sử Gia Định - Sài Gòn với tổng diện tích lên đến 100 hecta nằm trong địa phận xã xã An Nhơn Tây. Khu nghĩa trang chính sách thành phố cũng với quy mô 100 hecta sẽ nằm tại địa phận xã Phú Hòa Đông Khu phim trường thuộc xưởng phim Đài truyền hình Thành phố HTV với quy mô  khoảng 5 hecta vị trí tại tuyến đường Tỉnh Lộ 8 thuộc xã Hòa Phú huyện Củ Chi. Các cụm khu công nghiệp Củ Chi nổi bật Khu công nghiệp Tân Phú Trung giai đoạn 1 với quy mô lên đến 610 hecta thuộc xã Tân Phú Trung. Khu công nghiệp Tân Quy 150 hecta thuộc xã Tân Thạnh Đông. Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2 hai với tổng diện tích lên đến 170 hecta thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ Củ Chi. Khu công nghiệp cơ khí ô tô thành phố tại xã Tân Thạnh Đông Hòa Phú với 110 hecta. Khu công nghiệp Bàu Trắng thuộc xã Thuận Đức với quy mô 300 hecta. Khu công nghiệp xã Thái Mỹ với địa hình giáp ranh Trảng Bàng Tây Ninh, có tổng quy mô 200 hecta. Các cụm khu công nghiệp sạch và nhỏ hơn, được hình thành gần các khu dân cư tại các tuyến đường như Võ Văn Bích thuộc xã Bình M, tuyến đường Tỉnh Lộ 2 Tân Phú Trung, tuyến đường Hồ Văn Tắng khu Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung. Ngã Tư Sở là đoạn giao giữa tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 2 trực thuộc các xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ. Quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2030 Giai đoạn từ năm 2020 cho đến 2030, Củ Chi tập trung nghiên cứu và tiến hành xây dựng mở rộng các tuyến đường chính như quốc lộ 22 (Xuyên Á), tuyến đường cao tốc Mộc Bài từ Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh. Gấp rút triển khai về vấn đề giải phóng mặt bằng, các tuyến đường Vành Đai 3 đoạn Củ Chi và vành đai 4 nối liền các tỉnh vệ tinh TP HCM, để giảm áp lực giao thông trên các vùng trung tâm thành phố Nghiên cứu về tuyến đường Metro nối từ Thủ Thiêm - Bến Thành đến Tham Lương, nối đến khu vực Tây Bắc TP Hồ Chí Minh là huyện Củ Chi. Tuyến đường sắt liên tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài đi theo tuyến đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài phù hợp với tầm nhìn 2030 quy hoạch Củ Chi. Quy hoạch xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Vị trí xã Bình Mỹ nằm ngay phía Đông Nam của huyện Củ Chi, giáp giới với: Phía Đông: Giáp với TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8Phía Tây: Giáp với xã Hòa Phú và Tân Thạnh Đông, Hòa PhúPhía Nam: Giáp với huyện Hóc Môn và quận 12 thông qua đường Tỉnh Lộ 9 (Hà Duy Phiên) Bản đồ Quy Hoạch Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Theo như Bản đồ quy hoạch xã Bình Mỹ huyện Củ Chi mới nhất thì diện tích đất hiện được phân chia thành các loại sử dụng khác nhau. Quy hoạch Đất khu dân cư xã Bình Mỹ : Khu vực đất đai được dùng để xây dựng nhà ở, các công trình sản xuất để người dân an cư… Loại đất này được sẽ cần phải xin cấp giấy phép xây dựng mới được phép xây dựng. Quy hoạch đất quy hoạch công cộng xã Bình Mỹ : Khu vực đất được dùng để hình thành các công trình công cộng phục vụ cho toàn dân, như các tiện ích công cộng. Quy hoạch đất khu công nghiệp Bình Mỹ: Đất này thường ở xa trung tâm thành phố, được dùng để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, giảm tải bớt áp lực về đất cho khu vực các Quận TP HCM. Đất quy hoạch dự trữ: Khu vực đất này được dùng để trồng lúa, trồng cây trái các loại. Diện tích đất quy hoạch dự trữ này có thể được chuyển thành đất dân cư hoặc đất phục vụ công trình công cộng trong tương lai. Quy hoạch Xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi 1 phần bản đồ quy hoạch xã Tân Thạnh Đông Xã Tân Thạnh Đông nằm trong huyện Củ Chi với diện tích rộng 26,50 km2 và dân số vào năm 2021 là 48.330 người, với mật độ dân số đạt 1.823 người/km2. Theo bản đồ Quy hoạch xã Tân Thạnh Đông, vị trí giáp với xã Bình Mỹ và xã Hòa Phú phía Đông, xã Tân Phú Trung phía Tây, cùng với xã Tân Thạnh Tây và xã Trung An phía Nam. Địa bàn xã Tân Thạnh Đông Củ Chi có nhiều tuyến đường lớn nổi bật như: Đường tỉnh lộ 15, đoạn từ Cầu Xáng Hóc Môn đến Ngã Tư Tân Qui, với lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.Đường Hồ Văn Tắng, nối với tỉnh lộ 15 và chạy dài về xã Tân Phú Trung, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 10km.Đường Nguyễn Kim Cương, cũng giao với nút giao thông tỉnh lộ 15 và đường Hồ Văn Tắng, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.Đường tỉnh lộ 8, đi qua Cầu Phú Cường và Tân Thạnh Đông, kết nối với ngã tư Tân Qui. Nhìn qua bản đồ thông tin quy hoạch Tp Hcm , xã Tân Thạnh Đông được thấy là một khu vực chuyên về nông nghiệp, sản xuất công nghiệp nhẹ, chiếm tỷ trọng 35% giá trị sản xuất kinh tế của huyện Củ Chi. Dựa trên những cải thiện cơ sở hạ tầng đáng kể, hiện nay xã đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư.

    Quy hoạch 1/500 là gì?

    Quy hoạch 1/500 là tên bản đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định sơ đồ tuyến đường của khu quy hoạch, đồng thời là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đền bù giải tỏa… Có thể nói, quy hoạch 1/500 là tiền đề của việc lập và xây dựng các dự án đầu tư. Bản đồ quy hoạch này thể hiện rõ ràng sự phân bổ và vai trò của cơ sở hạ tầng. Đọc quy hoạch 1/500 giúp nhà đầu tư hiểu được gì? Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 giúp nhà đầu tư xác định hướng giao thông, hạ tầng đô thị. Bản đồ có thể xác định các mốc giới trong việc phân chia từng khu vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Ngoài ra, bản đồ còn là cơ sở để xác định mục tiêu, hướng phát triển của dự án chủ đầu tư và khu quy hoạch. Các dự án có diện tích mặt bằng từ 2ha, 5ha trở lên đều phải có bản vẽ này. Bản đồ tuy là cơ sở để xác định khu vực quy hoạch nhưng không phải là cơ sở để giải quyết các thủ tục quy hoạch đất đai, trả lại đất đai. Trình tự xin lập quy hoạch 1/500 Thông thường quy hoạch 1/500 được lập trên cơ sở quy hoạch 1/2000 và phù hợp với định hướng phát triển của xã hội. Trình tự cụ thể như sau: Đầu tiên, Quốc hội sẽ xác định phương hướng của Vùng Quy hoạch Phát triển Kinh tế. Thủ tướng Chính phủ lập phương án khu quy hoạch trình Quốc hội phê duyệt. Đồng thời, nếu Quốc hội thông qua dự án của Thủ tướng Chính phủ thì UBND tỉnh sẽ lập quy hoạch 1/500 trình Chính phủ. Sau khi Quốc hội thông qua quy hoạch 1/500, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch 1/2000 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sau khi đồ án 1/2000 được phê duyệt, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công công trình lập đồ án quy hoạch 1/500 trình Ủy ban nhân dân cấp huyện/Quận phê duyệt. Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500 Các cơ quan phê duyệt bao gồm: Bộ Xây dựng: Phê duyệt đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt là vùng quy hoạch. Đây chỉ là quy định chung về thẩm quyền xét duyệt trong ngành quản lý hành chính.

    Đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận

    Dự án đường ven biển Vũng Tàu nối Bình Thuận (ĐT 994), với tổng chiều dài 77km và tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, sẽ chính thức khởi công vào ngày 17/6 tới đây. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công các dự án này trong tháng 6. Dự án mở rộng Tỉnh lộ 994 là một bước phát triển quan trọng để nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối giữa hai địa phương quan trọng là Vũng Tàu và Bình Thuận. Khi hoàn thành, dự án này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho khu vực, bao gồm tăng cường an ninh giao thông, thuận lợi hơn cho việc vận chuyển hàng hóa và du khách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch của cả hai tỉnh. Tuyến đường DT994 sẽ được nâng cấp và mở rộng 77km, đường được thiết kế lên quy mô 4-6 làn xe. Dự án này sẽ được chia thành 7 thành phần, phân kỳ triển khai theo khả năng tài chính của tỉnh. Dự kiến sau khi hoàn thành, đường DT994 sẽ có bề rộng 42m và dài gần 100km, nối liền 5 địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên một trục duy nhất. ĐT 994 bắt đầu từ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, đi qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ và kết thúc tại điểm giao với quốc lộ 55 ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Tuyến đường ven biển Vũng Tàu nối Bình Thuận (ĐT 994) Đồng thời, đường DT994 cũng sẽ kết nối với đường Long Sơn - Cái Mép, tạo thành một trục động lực nối các khu công nghiệp và cảng container Cái Mép - Thị Vải ở thị xã Phú Mỹ với các khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ phục vụ phát triển du lịch ở phía Đông của tỉnh và kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong tỉnh và giữa các tỉnh lân cận. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh hạ tầng giao thông Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực triển khai các dự án giao thông quan trọng để kết nối và phát triển liên vùng. Các dự án đáng chú ý bao gồm: Đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Dự án này nhằm xây dựng một tuyến cao tốc nối từ thành phố Biên Hòa đến Vũng Tàu. Việc triển khai dự án này sẽ cải thiện đáng kể khả năng kết nối giữa hai địa điểm này và tăng cường sự thuận lợi cho giao thông hàng hóa và du khách. Đường vành đai 4 Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An : Đây là dự án xây dựng một đường vành đai quan trọng xung quanh vùng đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu. Đường vành đai này sẽ giúp giảm tải đường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong khu vực. Cầu Phước An: Dự án này nhằm xây dựng một cây cầu để nối cảng Cái Mép - Thị Vải với Đồng Nai và kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cầu Phước An sẽ tạo ra một con đường giao thông quan trọng, giúp tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế trong khu vực. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu phát triển toàn diện, với vai trò quan trọng là cửa ngõ ra biển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Đến năm 2030, tỉnh hướng đến trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, với cơ cấu đô thị đa trung tâm và hạ tầng giao thông đa phương thức. Tầm nhìn phát triển của tỉnh là trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, là trung tâm dịch vụ hàng hải hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, và là trung tâm du lịch chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời, tỉnh cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Để thực hiện những mục tiêu này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm đa phương thức giao thông (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không) để kết nối hiệu quả với các vùng lân cận và đảm bảo sự thông suốt trong di chuyển. Tỉnh cũng tập trung vào phát triển các ngành kinh tế biển, như dịch vụ hàng hải, du lịch biển và công nghiệp biển. Đồng thời, sự đa dạng hóa ngành kinh tế cũng được đặt lên hàng đầu, nhằm tăng cường sự bền vững và đảm bảo sự phát triển ổn định trong tương lai.

    Tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm

    Dự án đường ven biển miền Tây có tổng chiều dài 740 km, bắt đầu từ TP.HCM và kết thúc tại Hà Tiên, đi qua nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Quy hoạch cho dự án này đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm. Tuyến đường này được xây dựng dựa trên việc tận dụng hệ thống đường hiện có cùng với việc đầu tư xây mới, tạo ra một mạng lưới giao thông liên kết thuận tiện và phù hợp với các quy hoạch vùng. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất, kết nối hầu hết các tỉnh ĐBSCL và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường tiềm năng du lịch biển cho vùng này. Tuyến đường ven biển qua Bến Tre – Tiền Giang – Trà Vinh Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuyến đường bộ ven biển miền Tây giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh Bến Tre có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh, với chiều dài tuyến 53 km. Điểm đầu của dự án tại Km0+000, giao với đường tỉnh 877B, thuộc xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang (đầu cầu Bình Thới 1). Điểm cuối dự án tại Km53+000, cuối cầu Cổ Chiên 2 (cầu Thạnh Phú), thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường Tiền Giang - Bến Tre Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, giai đoạn 2 sau năm 2025. Theo đó, tuyến đường bộ sẽ được nâng cấp và mở rộng ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100m. Việc mở rộng tuyến hành lang ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giao thông, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu. Lợi ích của tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm Tuyến đường ven biển miền Tây – TP. HCM sẽ mang đến nhiều lợi ích về giao thông và kinh tế. Không chỉ là đường thông thoáng, tuyến đường này còn tạo ra một hành lang kinh tế, là trục động lực cho sự phát triển của khu vực miền Tây. Đặc biệt, đoạn qua tỉnh Bến Tre với chiều dài 53 km và tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn hành trình từ Bến Tre đến TP. HCM từ 120 km xuống chỉ còn khoảng 60 km khi hoàn thành. Dự án đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h, với hai đoạn đường dài gần 25 km và 18 cây cầu sẽ được xây dựng. Hiện tại, dự án đã bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng với khoảng 90 ha đất. Các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng đang tích cực triển khai công tác quy hoạch dự án đường ven biển. Chẳng hạn, đoạn đường qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 53km, với quy mô 4 làn xe và xây dựng 13 cầu vượt sông. Dự án hạ tầng trọng điểm này sẽ là tác nhân thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và thay đổi diện mạo các vùng đất rộng lớn.

    Bản đồ quy hoạch Huyện Bến Lức Long An

    Huyện Bến Lức nằm ở phía Đông tỉnh Long An, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ, khu vực quan trọng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối trung chuyển kinh tế - thương mại. Sự tiếp biến văn hóa giữa các tỉnh miền Tây và TP.HCM. Hiện nay, bản đồ Huyện Bến Lức được quy hoạch và phát triển đồng bộ với cơ sở hạ tầng, Huyện Bến Lức Tỉnh Long An đang trở thành nơi thu hút dòng vốn đầu tư lớn. Đặc biệt, theo đồ án quy hoạch vùng TP.HCM, huyện Bến Lức Long An cũng sẽ trở thành đô thị vệ tinh của thành phố trong tương lai. Bản đồ quy hoạch giao thông Huyện Bến Lức Long An Đến nay, đặc biệt là huyện Bến Lức và cả tỉnh Long An đã trở thành địa bàn thu hút đầu tư với hàng trăm dự án đô thị lớn nhỏ, hạ tầng cũng được triển khai mạnh mẽ như: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Cao tốc Đông Tây, Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4... Đặc biệt, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, 2 tuyến đường cao tốc lớn chạy qua khu vực Bến Lức, trong đó có cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã đi vào hoạt động và cũng là tuyến cao tốc đầu tiên ở phía Nam. Bản đồ quy hoạch giao thông Bến Lức Đồng thời, đường cao tốc Bến Lức Long cũng đang được triển khai xây dựng, dự kiến ​​sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giảm áp lực giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, giúp giao thông liên vùng phía Tây và Đông Nam Bộ không cần đi qua TP.HCM. Hồ Chí Minh. Tuyến cao tốc này sẽ giúp vùng đất này kết nối nhanh chóng các tỉnh, thành lân cận như: TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng thời, giúp giao thương giữa phía Tây và Đông Nam Bộ diễn ra thuận lợi hơn bao giờ hết, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển Bến Lức sở hữu nhiều tuyến giao thông quan trọng Ngoài ra, trên địa bàn huyện Bến Lức còn có Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2, ĐT 824, 825 và các tuyến đường chính khác cùng hệ thống sông Vàm Cỏ Đông sẽ giúp tạo thành một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý Đường sắt yêu cầu xây dựng tuyến tàu điện số 2; tuyến đường sắt đô thị số 4A; tuyến đường sắt đô thị số 5 và tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ hoàn thành trong thời gian sớm nhất theo bản đồ quy hoạch giao thông Bến Lức. Giao thông an toàn, thuận tiện là một trong những “lực hút” để Khu công nghiệp và Khu chế xuất tại Bến Lức thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư. Từ đây, tạo công ăn việc làm cho Bến Lức và chuyển đổi nền kinh tế. Bản đồ quy hoạch xây dựng huyện Bến Lức Huyện Bến Lức với định hướng rất rõ ràng là tập trung phát triển khu đô thị và khu công nghiệp tổng hợp. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Bến Lức Không chỉ được chú trọng đầu tư hạ tầng, Bến Lức còn có lợi thế là một trong những địa phương có quỹ đất sạch lớn, thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn từ cả trong và ngoài nước. Đối với vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc để phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn. Ngoài ra, mới đây, huyện Bến Lức đã thông qua nghị quyết công nhận là đô thị loại 4, một cột mốc hứa hẹn báo hiệu một thị trường bất động sản tươi sáng tại khu vực. Ngoài ra, Bến Lức còn được hưởng lợi thế lớn từ chính sách giãn dân của TP.HCM. Khu đô thị trung tâm TP.HCM dù đã đạt lượng cư dân tối đa nhưng môi trường và chất lượng sống sẽ dần suy giảm. Tất nhiên, Bến Lức sẽ là một trong những huyện đầu tiên thực hiện chính sách đô thị hóa theo quy hoạch. Do có nhiều lợi thế nên trong những năm gần đây, thị trường mua bán nhà đất Long An nói chung và Bến Lức nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện Bến Lức tuy là thị trường bất động sản mới nổi so với các thị trường lân cận TP.HCM nhưng lại có nhiều tiềm năng phát triển được kỳ vọng sẽ mang lại giá trị bền vững và lâu dài.