khu cong nghe cao 2 tp hcm

Khu Công Nghệ Cao 2 TP. HCM

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung cục bộ của Thủ tướng, TP.HCM sẽ có thêm một khu công nghệ cao rộng hơn 166ha tại TP. Thủ Đức.

Quyết định 430 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2025 đã thay đổi mục đích sử dụng đất tại Phường Long Phước, (Quận 9 cũ). Điều này là cơ sở để TP.HCM thành lập “Khu công nghệ cao 2.”

Theo Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM, quyết định 430 chỉ điều chỉnh một chi tiết nhỏ trong quy hoạch chung năm 2010 của Thủ tướng về duyệt quy hoạch chung của TP.HCM. Việc này giúp giải quyết những vướng mắc nhỏ trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của TP.

Thông tin Khu Công Nghệ Cao 2

Quyết định 430 cho phép TP.HCM thay đổi định hướng quy hoạch khu đất du lịch nghỉ dưỡng ở phường Long Phước để bổ sung chức năng khu công nghệ cao (công viên khoa học và công nghệ) rộng hơn 166ha.

Đây sẽ là “Khu công nghệ cao 2” của TP.HCM, với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học – công nghệ. Khu công nghệ cao 2 có vị trí phía đông giáp rạch Bà Nghiêm, rạch Ván; phía Tây giáp sông Tắc; phía Nam giáp sông Tắc, rạch Đỏ và rạch Bà Nghiêm; phía Bắc giáp sông Tắc.

Quyết định cũng cho phép điều chỉnh tuyến đường nội bộ và thêm cầu bắc qua sông Tắc để kết nối với Khu công nghệ cao hiện hữu và đường Vành đai 3 TP.HCM .Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu công viên khoa học và công nghệ tại P.Long Phước, (Quận 9 cũ).

Sau đó, các bước thực hiện quy hoạch, bồi thường thu hồi đất sẽ được tiến hành để thành lập “Khu công nghệ cao 2. Khi hoàn thành, KCNC 2 sẽ là một trong ba khu vực hạt nhân quan trọng trong cấu trúc đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM.

Trước đó, khu công nghệ cao đầu tiên của TP.HCM (SHTP) đã được thành lập từ năm 2002, với tổng diện tích 913ha tại  phường Tân Phú, thuộc Thành Phố Thủ Đức.

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Nút Giao Mỹ Yên Bến Lức, Long An

    Nút giao Mỹ Yên tại Bến Lức, Long An là điểm kết nối quan trọng giữa ba trục giao thông chiến lược: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành, và Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai năm triển khai, nút giao Mỹ Yên đã bắt đầu hình thành rõ nét. Trên công trường, các nhà thầu đang gấp rút huy động lực lượng nhân sự và máy móc thiết bị, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án. Nút Giao Mỹ Yên đã hình thành rõ nét Nút giao Mỹ Yên là một trong sáu nút giao liên thông quan trọng của Vành đai 3, kết nối với các tuyến cao tốc chiến lược như Bến Lức - Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, và Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Trong số này, bốn nút giao được xây dựng mới bao gồm Bến Lức - Long Thành, Tân Vạn, Bình Chuẩn, và Tỉnh lộ 10, trong khi hai nút giao còn lại sẽ được bổ sung các hạng mục cần thiết để đáp ứng yêu cầu giao thông hiện đại. Khi hoàn thành, nút giao Mỹ Yên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ba trục giao thông lớn, tạo ra một điểm giao thông liên vùng quan trọng. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển giao thông mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành như Long An, TP.HCM, Đồng Nai, và Bình Dương sẽ được rút ngắn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả hơn cho cả người dân và doanh nghiệp.

    Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông có nguồn gốc từ vùng đồng bằng trũng thấp ở Campuchia và sau đó chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Từ đó, nó chảy qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu và Trảng Bàng (đều thuộc tỉnh Tây Ninh), có chiều dài khoảng 98 km trong tỉnh Tây Ninh. Sau đó, sông này chảy qua một đoạn dài khoảng 6 km làm ranh giới giữa hai tỉnh Tây Ninh và Long An. Tiếp đó, Sông Vàm Cỏ Đông tiếp tục chảy vào địa phận tỉnh Long An sau khi đi qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức và Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km. Ở đây, nó kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ, sau đó đổ vào sông Soài Rạp và cuối cùng chảy ra biển Đông. Sông cùng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực, góp phần vào sự phát triển và duy trì cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình & Cây cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có tổng chiều dài khoảng 280 km, trong đó phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190 km. Lưu vực sông này rộng khoảng 8.500 km². Đây là một trong những con sông quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Tại Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc, bắt đầu từ khu vực Bến Cầu và cảng Bến Kéo, sau đó chảy qua Gò Dầu Hạ và tiếp tục xuôi hướng đông nam, đi qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu tại Tân Trụ, tạo thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến Tây Ninh hoặc ngược lại từ Tây Ninh đến các tỉnh khác, chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Bến Kéo ở huyện Hòa Thành là một ví dụ điển hình về sự tấp nập của hoạt động vận tải hàng hóa trên sông. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh đã đề ra kế hoạch quy hoạch xây dựng 8 cây cầu mới trên sông Vàm Cỏ Đông nhằm cải thiện hệ thống giao thông và kết nối giữa các vùng trong tỉnh. Các cây cầu này bao gồm: Cầu Băng Dung: Kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.Cầu Bến Trường: Kết nối xã Hòa Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.Cầu Ninh Điền: Kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.Cầu Trường Đông: Kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành.Cầu Thạnh Đức: Kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.Cầu Hiệp Thạnh: Kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.Cầu trên đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.Cầu Phước Chỉ - Lộc Giang: Kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng. Địa phận Long An Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, và Cần Đước của tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài khoảng 86 km. Sau đó, nó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An, có chiều dài 35 km, trước khi đổ ra biển Đông. Trên sông có nhiều cầu quan trọng, bao gồm cầu Đức Huệ (nối thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa với thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ - Long An), cầu Đức Hòa (trên Quốc lộ N2), cầu nối Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đã thi công), và cầu Bến Lức (Long An). Các cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng và địa phương, cải thiện giao thông, và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực.

    Tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm

    Dự án đường ven biển miền Tây có tổng chiều dài 740 km, bắt đầu từ TP.HCM và kết thúc tại Hà Tiên, đi qua nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Quy hoạch cho dự án này đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm. Tuyến đường này được xây dựng dựa trên việc tận dụng hệ thống đường hiện có cùng với việc đầu tư xây mới, tạo ra một mạng lưới giao thông liên kết thuận tiện và phù hợp với các quy hoạch vùng. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất, kết nối hầu hết các tỉnh ĐBSCL và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường tiềm năng du lịch biển cho vùng này. Tuyến đường ven biển qua Bến Tre – Tiền Giang – Trà Vinh Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuyến đường bộ ven biển miền Tây giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh Bến Tre có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh, với chiều dài tuyến 53 km. Điểm đầu của dự án tại Km0+000, giao với đường tỉnh 877B, thuộc xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang (đầu cầu Bình Thới 1). Điểm cuối dự án tại Km53+000, cuối cầu Cổ Chiên 2 (cầu Thạnh Phú), thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường Tiền Giang - Bến Tre Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, giai đoạn 2 sau năm 2025. Theo đó, tuyến đường bộ sẽ được nâng cấp và mở rộng ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100m. Việc mở rộng tuyến hành lang ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giao thông, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu. Lợi ích của tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm Tuyến đường ven biển miền Tây – TP. HCM sẽ mang đến nhiều lợi ích về giao thông và kinh tế. Không chỉ là đường thông thoáng, tuyến đường này còn tạo ra một hành lang kinh tế, là trục động lực cho sự phát triển của khu vực miền Tây. Đặc biệt, đoạn qua tỉnh Bến Tre với chiều dài 53 km và tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn hành trình từ Bến Tre đến TP. HCM từ 120 km xuống chỉ còn khoảng 60 km khi hoàn thành. Dự án đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h, với hai đoạn đường dài gần 25 km và 18 cây cầu sẽ được xây dựng. Hiện tại, dự án đã bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng với khoảng 90 ha đất. Các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng đang tích cực triển khai công tác quy hoạch dự án đường ven biển. Chẳng hạn, đoạn đường qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 53km, với quy mô 4 làn xe và xây dựng 13 cầu vượt sông. Dự án hạ tầng trọng điểm này sẽ là tác nhân thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và thay đổi diện mạo các vùng đất rộng lớn.

    Cao tốc TP.HCM – Chơn Thành

    Cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, thông qua cuộc họp ban ngành giữa các đơn vị liên quan từ 3 địa phương TPHCM - Bình Dương - Bình Phước. Theo đó, lãnh đạo các địa phương đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, phương thức, kế hoạch và quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường. Thông tin Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Quy mô dự án dự kiến đường cao tốc TP.HCM - TP.Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ có tổng chiều dài khoảng 70 km. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến ​​kết nối với đường Vành đai 2, tại nút giao thông Gò Dưa, TP.Thủ Đức). Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 60 km, qua tỉnh Bình Phước dài hơn 7 km, dự kiến dự án cũng sẽ được mở rộng kết nối Campuchia, đường cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe. Mục đích thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành là rất cần thiết để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bởi hiện nay những trục đường chính từ Bình Dương đến Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên vào dịp lễ, Tết đã có dấu hiệu quá tải. Tiến độ Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Hiện nay dự án đang được Bộ Giao thông vận tải giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường cao tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết đường và quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Phương án dự kiến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Bộ GTVT đã giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các chuyên gia tư vấn đang xem xét ba phương án thiết kế đường cao tốc. Phương án 1: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (hướng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn). Theo quy hoạch, dự án có tổng chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng. Phương án 2: Tuyến bắt đầu tại nút giao An Phú và kết thúc tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo kế hoạch, tổng mức đầu tư của dự án xấp xỉ 27,5 nghìn tỷ đồng. Phương án 3: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (dọc hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc Ninh). Theo quy hoạch, đường cao tốc có tổng chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21,6 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước thời gian gần đây đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, để trở thành một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ý nghĩa của CT TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Việc kết nối trực tiếp đường cao tốc với các đường Vành Đai 2, đường Vành Đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, tỉnh thành lân cận tuyến đường và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Với hàng loạt dự án hạ tầng sẽ được triển khai trong thời gian tới, Bình Phước chứng tỏ sức hấp dẫn với những chính sách và hoạt động đầu tư được kỳ vọng sẽ theo đuổi trong tương lai. Hiện các phương tiện đi từ TP.HCM đến tỉnh Bình Phước theo Quốc lộ 13 qua TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) phải di chuyển khoảng 120 km. Theo nhiều chuyên gia, đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước sẽ giúp rút ngắn được rất nhiều thời gian di chuyển so với trước và là điều kiện cần để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực cao nguyên miền Trung. Giúp hoàn chỉnh mạng lưới kết nối vùng đến miền Đông và Tây Nguyên, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương. Thông tin mới nhất về đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước Tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản thống nhất và gửi đề nghị tới Thủ tướng Chính phủ về việc tách một đoạn đường dài 7,1 km trên địa phận của tỉnh, thành một dự án độc lập và triển khai bằng hình thức đầu tư công. Phương án này đã được các địa phương liên quan đồng ý. Bộ GTVT cũng cho biết thêm rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý sơ bộ với việc bố trí khoảng 5.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, trong đó có 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho đoạn đường 7,1 km trong lãnh thổ tỉnh Bình Phước. Theo đánh giá việc tách đoạn đường này thành một dự án độc lập sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn vì có thể tận dụng nguồn lực từ địa phương tham gia, đồng thời đảm bảo thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng, tái định cư và tự chủ về nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án. Đồng thời, điều này cũng sẽ tăng cường hiệu quả tài chính và thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với đoạn đường qua tỉnh Bình Phước.

    Cầu Vượt là gì? Tác dụng của Cầu Vượt

    Khái niệm cầu vượt Cầu vượt là một công trình đặc biệt trong hệ thống giao thông đô thị, được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết vấn đề giao cắt của các tuyến đường. Được xây dựng dựa trên nguyên tắc đường cao đi qua đường thấp, cầu giúp nâng cao hiệu quả và an toàn giao thông, đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Cầu vượt thường được sử dụng tại các nút giao thông quan trọng, nơi mà hai hoặc nhiều tuyến đường chính giao nhau. Bằng cách tạo ra một đường cao vượt qua các tuyến đường khác, cầu cho phép xe đi qua mà không phải bị chặn đường bởi luồng giao thông khác. Điều này đảm bảo rằng các phương tiện có thể di chuyển liên tục và không bị gián đoạn bởi đèn giao thông hay sự chờ đợi. Đối với các cầu vượt lớn, thường được xây dựng tại những nút giao thông lớn, nơi mà lưu lượng xe cộ rất lớn và đòi hỏi sự điều phối giao thông chặt chẽ. Những cầu này thường có thiết kế phức tạp, bao gồm các làn đường và làn rẽ đa dạng, đảm bảo sự linh hoạt và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có các cầu vượt nhỏ được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ và người đi xe đạp. Những cầu bộ hành này thường được đặt ở các khu vực đông dân cư, nơi có lưu lượng người đi bộ và xe đạp cao và có đường lớn chạy ngang qua. Giúp người đi bộ và người đi xe đạp an toàn và thuận tiện khi di chuyển qua đường, đồng thời tránh được nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác. Có mấy loại cầu vượt? Phối cảnh cầu vượt trên cao Có nhiều loại cầu vượt được sử dụng trong các dự án hạ tầng giao thông, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại cầu dưới đây: Cầu vượt đường bộ là một loại cầu được xây dựng để đi qua các đường giao thông khác. Được đặt tại các điểm giao nhau, chẳng hạn như các ngã tư hoặc ngã sáu. Chức năng của cầu là giảm thiểu tắc nghẽn giao thông tại các điểm giao cắt, đồng thời tăng cường sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cầu vượt đường sắt là một loại cầu được xây dựng để vượt qua đường sắt, thay thế cho các đường cắt ngang truyền thống. Đường sắt là một tuyến đường chủ yếu dành cho tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc tạo ra cầu vượt đường sắt giúp cải thiện sự an toàn và hiệu suất của giao thông đường bộ. Cầu vượt đi bộ (cầu bộ hành), là một loại cầu được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ. Được sử dụng để cắt ngang qua các con sông, đường sắt hoặc đường bộ, thay thế cho các lối đi bộ dưới mặt đất. Cầu bộ hành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ khi di chuyển qua các khu vực có giao thông phức tạp. Ví dụ về các cầu vượt Cầu vượt Củ Chi, tọa lạc trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8, là một cầu vượt trên cao đặc biệt. Với chiều dài 80m và chiều rộng 15m, đây là một cây cầu khá quan trọng trong khu vực, tại đây là điểm giao thông tới 5 ngã đường khác nhau. Cầu vượt Tân Thới Hiệp, nằm tại Quận 12, là một dự án cầu vượt đáng chú ý. Với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, cầu vượt này có chiều dài 305,7m và chiều ngang 15,6m, có 4 làn xe lưu thông.

    Cầu Cần Giờ

    Theo thông tin mới nhất, Cầu Cần Giờ sẽ kết nối Huyện Cần Giờ với trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh qua Nhà Bè, sẽ có chiều dài lên đến 3,6 km với 6 làn xe đường. Tổng mức đầu tư cho dự án này sẽ xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Công trình sẽ bắt đầu chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, và sẽ khởi công vào năm 2024 và hoàn thành vào năm 2028. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành một cuộc đấu thầu để tìm kiếm một tổ chức tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu về khả năng tiền lệ cho dự án xây dựng cầu Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hướng dẫn của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị cho dự án xây dựng cầu Cần Giờ theo phương thức Đối tác công tư (PPP), Sở Giao thông vận tải đã chấp thuận nhiệm vụ và dự toán chi phí cho việc chuẩn bị cho dự án. Dự kiến các bước chuẩn bị dự án, bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị dự án, phê duyệt hồ sơ yêu cầu gói thầu và cập nhật, cải tiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Theo Sở Giao thông vận tải, thông tin về quá trình đấu thầu cho Dự án xây dựng cầu Cần Giờ đã được Sở đăng tải lên Hệ thống đấu thầu quốc gia theo qui định. Quyết định số 751 của UBND TP năm 2019 đã phê duyệt phương án kiến trúc của cầu Cần Giờ là một cầu dây văng một trụ với ý tưởng thiết kế theo hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ (khu dự trữ rừng ngập mặn Cần Giờ). Cầu này có dải lan can hình sóng biển và trụ đèn chiếu sáng tạo ra hiệu ứng như rừng đước khi đi qua. Ngoài ra, cầu còn có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho đêm. Cầu Cần Giờ có ý nghĩa quan trọng với Huyện Cần Giờ Cầu Cần Giờ sẽ kết nối từ trung tâm TP.HCM đến huyện đảo Cần Giờ, mong muốn giải quyết vấn đề giao thông kẹt nặng, tăng cường kinh tế và thay đổi diện mạo cho huyện đảo. Trong văn bản gửi UBND TP, Sở GTVT đã đề xuất cấp kinh phí cho 12 dự án giao thông trọng điểm, trong đó có dự án cầu Cần Giờ (với vốn gần 10.000 tỉ đồng). Mục tiêu của TP.HCM là đưa Cần Giờ trở thành một Thành phố biển nghỉ dưỡng đẳng cấp trong khu vực vào năm 2030. Giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trong TP xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường. TP đã đưa vào quy hoạch xây dựng để biến Cần Giờ thành một đô thị sinh thái phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn là nỗi lo lớn nhất đối với dự án này, với cầu Cần Giờ là điểm nghẽn chính. Trong giai đoạn 2021 đến 2030, với tầm nhìn cho đến năm 2040, hài hòa giữa việc bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên, và cải thiện sinh kế và chất lượng sống cho cộng đồng dân cư. Cần Giờ là một huyện có tài nguyên sinh thái đặc sắc và được định hướng phát triển trên cơ sở du lịch sinh thái. Nhưng đến nay, phát triển du lịch sinh thái vẫn chưa đạt được mức độ mong muốn. Chính sách phát triển kinh tế chú trọng phát triển các ngành liên quan đến dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản. Hiện nay đang thu hút nhiều nhà đầu tư vào các lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và dự án phát triển đô thị. Cập nhật thêm nhiều thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, dự án bất động sản...