khu cong nghe cao 2 tp hcm

Khu Công Nghệ Cao 2 TP. HCM

Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung cục bộ của Thủ tướng, TP.HCM sẽ có thêm một khu công nghệ cao rộng hơn 166ha tại TP. Thủ Đức.

Quyết định 430 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2025 đã thay đổi mục đích sử dụng đất tại Phường Long Phước, (Quận 9 cũ). Điều này là cơ sở để TP.HCM thành lập “Khu công nghệ cao 2.”

Theo Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM, quyết định 430 chỉ điều chỉnh một chi tiết nhỏ trong quy hoạch chung năm 2010 của Thủ tướng về duyệt quy hoạch chung của TP.HCM. Việc này giúp giải quyết những vướng mắc nhỏ trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của TP.

Thông tin Khu Công Nghệ Cao 2

Quyết định 430 cho phép TP.HCM thay đổi định hướng quy hoạch khu đất du lịch nghỉ dưỡng ở phường Long Phước để bổ sung chức năng khu công nghệ cao (công viên khoa học và công nghệ) rộng hơn 166ha.

Đây sẽ là “Khu công nghệ cao 2” của TP.HCM, với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học – công nghệ. Khu công nghệ cao 2 có vị trí phía đông giáp rạch Bà Nghiêm, rạch Ván; phía Tây giáp sông Tắc; phía Nam giáp sông Tắc, rạch Đỏ và rạch Bà Nghiêm; phía Bắc giáp sông Tắc.

Quyết định cũng cho phép điều chỉnh tuyến đường nội bộ và thêm cầu bắc qua sông Tắc để kết nối với Khu công nghệ cao hiện hữu và đường Vành đai 3 TP.HCM .Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu công viên khoa học và công nghệ tại P.Long Phước, (Quận 9 cũ).

Sau đó, các bước thực hiện quy hoạch, bồi thường thu hồi đất sẽ được tiến hành để thành lập “Khu công nghệ cao 2. Khi hoàn thành, KCNC 2 sẽ là một trong ba khu vực hạt nhân quan trọng trong cấu trúc đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM.

Trước đó, khu công nghệ cao đầu tiên của TP.HCM (SHTP) đã được thành lập từ năm 2002, với tổng diện tích 913ha tại  phường Tân Phú, thuộc Thành Phố Thủ Đức.

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông có nguồn gốc từ vùng đồng bằng trũng thấp ở Campuchia và sau đó chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Từ đó, nó chảy qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu và Trảng Bàng (đều thuộc tỉnh Tây Ninh), có chiều dài khoảng 98 km trong tỉnh Tây Ninh. Sau đó, sông này chảy qua một đoạn dài khoảng 6 km làm ranh giới giữa hai tỉnh Tây Ninh và Long An. Tiếp đó, Sông Vàm Cỏ Đông tiếp tục chảy vào địa phận tỉnh Long An sau khi đi qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức và Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km. Ở đây, nó kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ, sau đó đổ vào sông Soài Rạp và cuối cùng chảy ra biển Đông. Sông cùng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực, góp phần vào sự phát triển và duy trì cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình & Cây cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có tổng chiều dài khoảng 280 km, trong đó phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190 km. Lưu vực sông này rộng khoảng 8.500 km². Đây là một trong những con sông quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Tại Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc, bắt đầu từ khu vực Bến Cầu và cảng Bến Kéo, sau đó chảy qua Gò Dầu Hạ và tiếp tục xuôi hướng đông nam, đi qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu tại Tân Trụ, tạo thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến Tây Ninh hoặc ngược lại từ Tây Ninh đến các tỉnh khác, chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Bến Kéo ở huyện Hòa Thành là một ví dụ điển hình về sự tấp nập của hoạt động vận tải hàng hóa trên sông. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh đã đề ra kế hoạch quy hoạch xây dựng 8 cây cầu mới trên sông Vàm Cỏ Đông nhằm cải thiện hệ thống giao thông và kết nối giữa các vùng trong tỉnh. Các cây cầu này bao gồm: Cầu Băng Dung: Kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.Cầu Bến Trường: Kết nối xã Hòa Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.Cầu Ninh Điền: Kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.Cầu Trường Đông: Kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành.Cầu Thạnh Đức: Kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.Cầu Hiệp Thạnh: Kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.Cầu trên đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.Cầu Phước Chỉ - Lộc Giang: Kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng. Địa phận Long An Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, và Cần Đước của tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài khoảng 86 km. Sau đó, nó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An, có chiều dài 35 km, trước khi đổ ra biển Đông. Trên sông có nhiều cầu quan trọng, bao gồm cầu Đức Huệ (nối thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa với thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ - Long An), cầu Đức Hòa (trên Quốc lộ N2), cầu nối Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đã thi công), và cầu Bến Lức (Long An). Các cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng và địa phương, cải thiện giao thông, và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực.

    Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

    Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP. Mục tiêu dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc theo Quốc lộ 20. Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm "đen" về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc. Tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại. Hình ảnh minh họa Thông tin cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó: Trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); Tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng = 22 m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án.Xây dựng các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm kiểm tra kỹ thuật dừng nghỉ trên tuyến… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Đoạn dừng xe khẩn cấp: bố trí không liên tục tuân thủ theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốcGiai đoạn hoàn chỉnh: quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường Bnền = 22,0m (04 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục). Tiến độ Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66km và sẽ đi qua địa bàn của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu của dự án nối với cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và điểm cuối là tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Theo đề xuất của liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện), dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 và hoàn thành vào tháng 6/2026. Các địa phương trên tuyến đường cũng đã thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù và dự kiến quỹ đất tái định cư cho dự án. Tổng nhu cầu sử dụng đất cho dự án là khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha), và phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.

    Đường Tỉnh Lộ 15 Củ Chi

    Tỉnh lộ 15 là một tuyến đường quan trọng bắt đầu từ huyện Củ Chi của TPHCM, có chiều dài hơn 30 km. Là tuyến đường huyết mạch trong vùng, nơi mật độ giao thông rất cao, Tỉnh lộ 15 đã được hoàn thành vào năm 2017. Vào năm 2020, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã bố trí vốn cho ba công trình sửa chữa trên Tỉnh lộ 15. Các công trình này bao gồm việc sửa chữa, mở rộng mặt đường và xây dựng hệ thống thoát nước trên một đoạn đường từ Tân Quy đến Bến Súc, tổng cộng khoảng 4.000 mét. Điều này nhằm cải thiện tình trạng giao thông và hệ thống thoát nước trên tuyến đường này, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dân và xe cộ. Thông tin tổng quan Tỉnh Lộ 15 Củ Chi Đường Tỉnh Lộ 15 ở Củ Chi có xuất phát điểm từ tuyến Đường Đỗ Văn Dậy nối dài đoạn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, sau đó tiếp tục đoạn dẫn đến cầu Bến Súc, Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Tuyến đường này đã trải qua quá trình nâng cấp và mở rộng, giúp cải thiện giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và xe cộ. Ven đường Tỉnh Lộ 15 ở Củ Chi, có nhiều khu dân cư hiện hữu, dự án bất động sản, chợ, siêu thị và hoạt động mua bán sôi động. Điều này tạo ra sự phát triển kinh tế và cung cấp nhiều tiện ích dân sinh cho cộng đồng địa phương. Hạ tầng giao thông mới nối với TL15 Các dự án mở rộng và nâng cấp mới các tuyến đường nối với tuyến Tỉnh lộ 15 huyện Củ Chi, TP.HCM: Đường nối địa giới phía tây của xã với TL15: Đây là một tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 1 km, nối từ địa giới phía tây của xã Đường nối đường Lô Cao Su với TL15 Củ Chi: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 760 m và nối đường Lô Cao Su Đường đi qua trường THCS Phú Hòa Đông: Đây là một tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 4 km, đi qua xã Phú Hòa Đông, nối từ TL15 ở phía bắc của xã đến TL 15 ở phía nam. Đường nối TL15 với đường Cá Lăng: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 2,6 km, đoạn gần công ty cổ phần may mặc Đỉnh Thượng đến đường Cá Lăng, đồng thời góp phần mở rộng đường Bến Sình. Đường nối ven sông Sài Gòn với đường Cá Lăng: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 1,3 km và nối ven sông Sài Gòn với đường Cá Lăng. Điểm đầu nằm gần bờ sông Sài Gòn và điểm cuối nằm trên đường Cá Lăng. Đường nối địa giới phía bắc của xã với TL15. Tuyến đường này có chiều dài khoảng 2 km, nối từ địa giới phía bắc của xã (gần cửa hàng Thiên Phú) đến TL15 (gần cơ sở cây giống Tuấn Khang) Mua bán nhà đất Củ Chi

    Condotel, Officetel được cấp sổ!

    Sau khi được ký ban hành vào ngày 3-4 bởi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nghị Định Số 10 Năm 2023 của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Theo đó, các công trình như căn hộ Condotel khách sạn, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, văn phòng Officetel lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng và các công trình khác phục vụ lưu trú, du lịch trên đất thương mại và dịch vụ sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu đáp ứng đủ điều kiện. Nghị Định Số 10 Năm 2023 vừa được ký ban hành sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định số 43 năm 2014. Các công trình xây dựng sử dụng vào mục đích lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Thời hạn sử dụng đất cũng phải tuân thủ theo quy định tại khoản 3, điều 126 và khoản 1, điều 128 của Luật đất đai. Chủ sở hữu công trình Condotel, Officetel …sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp sổ (giấy chứng nhận). Thời hạn sử dụng đất cũng được quy định theo luật đất đai. Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư cần phải gửi các giấy tờ và thông tin liên quan đến dự án cho Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn tất thủ tục. Thị trường bất động sản du lịch khởi sắc? Nghị định số 10 năm 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023. Condotel, Officetel được cấp sổ, cấp giấy chứng nhận sẽ giúp chủ sở hữu công trình xây dựng tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi của bên mua, bên bán, hoặc bên thuê. Ngoài ra, chủ sở hữu còn phải tuân thủ thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình xây dựng rất quan trọng trong việc đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận. Điều này đảm bảo rằng các công trình xây dựng phục vụ mục đích lưu trú, du lịch trên đất thương mại, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn và tiện nghi để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp và khách hàng mua căn hộ khách sạn, condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình khác phục vụ cho lưu trú và du lịch trên đất thương mại, dịch vụ đã rất vui mừng khi có quy định về việc Condotel, Officetel được cấp sổ. Trước đây thiếu điều luật rõ ràng đã gây ra nhiều khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng. Nếu quy định này được ban hành, hàng trăm dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch lớn như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về pháp lý, tháo gỡ khó khăn, giúp thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, lưu trú ngắn ngày, kinh doanh du lịch sẽ khởi sắc hơn.

    Tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm

    Dự án đường ven biển miền Tây có tổng chiều dài 740 km, bắt đầu từ TP.HCM và kết thúc tại Hà Tiên, đi qua nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Quy hoạch cho dự án này đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm. Tuyến đường này được xây dựng dựa trên việc tận dụng hệ thống đường hiện có cùng với việc đầu tư xây mới, tạo ra một mạng lưới giao thông liên kết thuận tiện và phù hợp với các quy hoạch vùng. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất, kết nối hầu hết các tỉnh ĐBSCL và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường tiềm năng du lịch biển cho vùng này. Tuyến đường ven biển qua Bến Tre – Tiền Giang – Trà Vinh Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuyến đường bộ ven biển miền Tây giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh Bến Tre có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh, với chiều dài tuyến 53 km. Điểm đầu của dự án tại Km0+000, giao với đường tỉnh 877B, thuộc xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang (đầu cầu Bình Thới 1). Điểm cuối dự án tại Km53+000, cuối cầu Cổ Chiên 2 (cầu Thạnh Phú), thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường Tiền Giang - Bến Tre Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, giai đoạn 2 sau năm 2025. Theo đó, tuyến đường bộ sẽ được nâng cấp và mở rộng ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100m. Việc mở rộng tuyến hành lang ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giao thông, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu. Lợi ích của tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm Tuyến đường ven biển miền Tây – TP. HCM sẽ mang đến nhiều lợi ích về giao thông và kinh tế. Không chỉ là đường thông thoáng, tuyến đường này còn tạo ra một hành lang kinh tế, là trục động lực cho sự phát triển của khu vực miền Tây. Đặc biệt, đoạn qua tỉnh Bến Tre với chiều dài 53 km và tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn hành trình từ Bến Tre đến TP. HCM từ 120 km xuống chỉ còn khoảng 60 km khi hoàn thành. Dự án đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h, với hai đoạn đường dài gần 25 km và 18 cây cầu sẽ được xây dựng. Hiện tại, dự án đã bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng với khoảng 90 ha đất. Các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng đang tích cực triển khai công tác quy hoạch dự án đường ven biển. Chẳng hạn, đoạn đường qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 53km, với quy mô 4 làn xe và xây dựng 13 cầu vượt sông. Dự án hạ tầng trọng điểm này sẽ là tác nhân thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và thay đổi diện mạo các vùng đất rộng lớn.

    Bản đồ Quận Tân Bình TP.HCM

    Bản đồ Quận Tân Bình - là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Tân Bình nổi bật với địa hình bằng phẳng, với độ cao trung bình dao động từ 4 đến 5m so với mực nước biển. Khu vực có địa thế đất cao nhất là khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đạt khoảng 8–9m (so với mực nước biển). Bên cạnh đó, trên địa bàn quận còn tồn tại các kênh rạch và đất nông nghiệp, tạo nên một hình ảnh đa dạng về địa hình và sử dụng đất đai. Vị trí địa lý Quận Tân Bình Phía đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3.Phía tây giáp quận Tân Phú, với các ranh giới được xác định bởi các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ.Phía nam giáp Quận 10 (ranh giới được định bởi đường Bắc Hải) và Quận 11 (ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ).Phía bắc giáp Quận 12, với ranh giới được xác định bởi kênh Tham Lương, và cũng giáp quận Gò Vấp. Bản đồ Quận Tân Bình qua Google Maps Quận Tân Bình có diện tích là 22,43 km² và dân số tính đến năm 2019 là 474.792 người, đạt mật độ dân số là 21.168 người/km². Sau quá trình chia tách và điều chỉnh hành chính vào cuối năm 2003, quận chỉ giữ lại 2.238,22 ha diện tích tự nhiên và có dân số là 417.897 người. Quận được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 15 phường được đánh số từ 1 đến 15, và từ đó đến nay hệ thống hành chính này đã được giữ ổn định. Tuyến đường chính Tân Bình Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, có mạng lưới giao thông phát triển với nhiều tuyến đường chính quan trọng, giúp kết nối với các quận lân cận và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông. Dưới đây là một số tuyến đường chính ở quận: Đường Hoàng Văn ThụĐường Trường SơnĐường Cộng HòaĐường Phạm Văn HaiĐường Trường ChinhĐường Lê Văn SỹĐường Nguyễn Phúc ChuĐường Cách Mạng Tháng 8Đường Cửu LongĐường Âu CơĐường Hoàng Hoa ThámĐường Lạc Long QuânĐường Phạm Văn Bạch Quận Tân Bình với những địa điểm nổi bật Sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChợ Tân Bình, chợ Phạm Văn Hai, chợ Hoàng Hoa Thám..Trung tâm thương mại Vincom, Parkson, Big C, Go ..Trường học Bình Giã, Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Trần Văn Ơn, Trần Quốc Toản, Tân Sơn Nhất, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Trỗi …Công viên và các điểm du lịch như: Công viên Hoàng Văn Thụ, chùa Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa Giác Lâm, chùa Ân Tông … Dự án căn hộ Quận Tân Bình Nổi Bật Sau đây là một số dự án căn hộ Quận Tân Bình mà Landz.vn đánh giá là nổi bật, hầu hết đều đã bàn giao nhà có pháp lý ổn định, thích hợp với việc mua để đầu tư & an cư: Carillon 1-3 đường Hoàng Hoa ThámPhúc Yên 1-3 đường Phan Huy ÍchBảy Hiền TowerCộng Hòa GardenRuby Garden đường Nguyễn Sỹ SáchBotanica Premier đường Hồng HàSky Center đường Phổ Quang