ky-hieu-cac-loai-dat-dai
  • Trang chủ
  • Bản Đồ
  • Cách phân biệt các loại đất trên sổ hồng và bản đồ địa chính

Cách phân biệt các loại đất trên sổ hồng và bản đồ địa chính

Về cách phân biệt các ký hiệu loại đất trên sổ hồng, sổ đỏ (GCNQSDĐ) hay trên bản đồ địa chính như LUC, DTT, ODT, SKC hay BHK…. là gì? Trên thực tế, đây là ký hiệu mã hiệu cho dãy đất trên bản đồ địa chính cấp chính quyền.

Nhìn vào các ký hiệu của các loại đất, bạn có thể biết loại đất nào đang được sử dụng và loại đất nào có quyền sử dụng gì và thuộc nhóm đất nào. Bài viết dưới đây Landz sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về bản đồ địa chính, phân loại đất và ý nghĩa phân loại, bảng ký hiệu phân loại đất đai.

Bảng ký hiệu phân loại đất đai trên bản đồ địa chính

Theo điểm 13 Mục III Phụ lục số 01 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về Bản đồ địa chính ngày 19 tháng 5 năm 2014. Để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, các loại đất hiển thị trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu, muốn biết đó là loại đất gì chỉ cần tra vào bảng ký hiệu dưới đây:

STTLOẠI ĐẤT
INHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP 
1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC
2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK
3Đất lúa nươngLUN
4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK
5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK
6Đất trồng cây lâu nămCLN
7Đất rừng sản xuấtRPH
8Đất rừng phòng hộRPH
9Đất rừng đặc dụngRDD
10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS
11Đất làm muốiLMU
12Đất nông nghiệp khácNKH
IINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 
1Đất ở tại nông thônONT
2Đất ở tại đô thịODT
3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC
4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS
5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH
6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT
7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD
8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT
9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH
10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH
11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG
12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK
13Đất quốc phòngCQP
14Đất an ninhCAN
15Đất khu công nghiệpSKK
16Đất khu chế xuấtSKT
17Đất cụm công nghiệpSKN
18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC
19Đất thương mại, dịch vụTMD
20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS
21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX
22Đất giao thôngDGT
23Đất thủy lợiDTL
24Đất công trình năng lượngDNL
25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV
26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH
27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV
28Đất chợDCH
29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT
30Đất danh lam thắng cảnhDDL
31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA
32Đất công trình công cộng khácDCK
33Đất cơ sở tôn giáoTON
34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN
35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD
36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON
37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC
38Đất phi nông nghiệp khácPNK
IIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 
1Đất bằng chưa sử dụngBCS
2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS
3Núi đá không có rừng câyNCS

Có 3 nhóm đất đai chính

Cách phân loại đất đai theo sổ đỏ, sổ hồng đơn giản nhất là theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được xác định như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp: Còn được gọi là đất canh tác thích hợp cho chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp này được chia thành 8 nhóm cơ bản sau:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác…
  • Đất trồng cây lâu năm
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất nuôi trồng thủy sản
  • Đất làm muối
  • Đất nông nghiệp khác

2. Nhóm Đất phi nông nghiệp:

  • Đất ở nông thôn, đất ở đô thị
  • Đất xây dựng văn phòng, kỹ thuật xây dựng
  • Đất quốc phòng
  • Đất xây dựng khu công nghiệp; đất xây dựng mặt bằng sản xuất kinh doanh; đất hoạt động khai thác khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ;
  • Đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, thể thao phúc lợi công cộng; đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác do Chính phủ quy định đất sử dụng
  • Đất cho mục đích tôn giáo
  • Đất có công trình là nhà công vụ, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
  • Đất Nghĩa trang và nghĩa địa
  • Đất sông, suối, kênh, rạch, rạch và mặt nước chuyên dùng
  • Đất phi nông nghiệp khác do chính phủ quy định

3. Nhóm đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định)

Phân loại ký hiệu đất đai, nhóm đất đai có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa phân loại đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, sở hữu đất đai. Để làm căn cứ xác định thuế đất, hay giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có).

Là điều kiện để xác định quyền sử dụng đất hoặc khi thu hồi đất, thông thường giá đất thu hồi thường phụ thuộc vào từng loại đất khi nhà nước thu hồi.

Ngoài ra việc phân loại đất còn giúp ích cho việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …

5/5 - (2 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Nút giao thông An Phú chính thức khởi công

    Nút giao thông An Phú ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, ngã ba Đại lộ Đông Tây và tuyến đường Lương Định Của, Nguyễn Thị Định thuộc thành phố Thủ Đức, Tp Hcm. Hiện tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc do mật độ phương tiện tham gia giao thông quá đông khiến, nhất là vào giờ cao điểm. Hàng ngày có hàng chục nghìn lượt phương tiện qua lại, hàng chục nghìn lượt xe vận chuyển hàng hóa từ cao tốc Hà Nội về cảng Cát Lái. Đây là đầu mối giao thông chính tới đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành-Giầu Dây, kết nối với các tỉnh phía Đông Bắc thành phố. Chính thức khởi công nút giao thông An Phú Vào ngày 15 tháng 12 năm 2022, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã có báo cáo với UBND Tp Hcm về lễ khởi công dự án xây dựng Nút giao thông An Phú Dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 30/12/2022,  địa điểm tại nút giao An Phú, Phường An Phú, Tp Thủ Đức (khu vực thi công gói thầu XL7). Với đơn vị chủ trì là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông phối hợp với Sở giao thông vận tải và UBND Tp Thủ Đức. Khách mời lễ khởi công là lãnh đạo UBND thành phố, các Sở ban ngành, UBND thành phố Thủ Đức, cơ quan báo chí và các đơn vị tham gia xây dựng công trình. Thông tin về dự án nút giao thông An Phú Tp Thủ Đức Tên dự ánNút giao thông An PhúVốn đầu tư3.773 tỷ đồngNgân sáchTừ ngân sách Trung Ương và Tp HcmTổng diện ích29haChủ đầu tưCông ty đô thị phát triển đường cao tốc Việt NamDự án có cầu vượt2 làn xe, đường rộng 9m, độ cao 4,75mDự án có hầm chui4 làn xe, Hầm 1 dài 455m, Hầm 2 dài 460mNgày khởi công30/12/2022Ngày hoàn thànhDự kiến năm 2025

    Bản đồ Quận Tân Bình TP.HCM

    Bản đồ Quận Tân Bình - là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận Tân Bình nổi bật với địa hình bằng phẳng, với độ cao trung bình dao động từ 4 đến 5m so với mực nước biển. Khu vực có địa thế đất cao nhất là khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đạt khoảng 8–9m (so với mực nước biển). Bên cạnh đó, trên địa bàn quận còn tồn tại các kênh rạch và đất nông nghiệp, tạo nên một hình ảnh đa dạng về địa hình và sử dụng đất đai. Vị trí địa lý Quận Tân Bình Phía đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3.Phía tây giáp quận Tân Phú, với các ranh giới được xác định bởi các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ.Phía nam giáp Quận 10 (ranh giới được định bởi đường Bắc Hải) và Quận 11 (ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ).Phía bắc giáp Quận 12, với ranh giới được xác định bởi kênh Tham Lương, và cũng giáp quận Gò Vấp. Bản đồ Quận Tân Bình qua Google Maps Quận Tân Bình có diện tích là 22,43 km² và dân số tính đến năm 2019 là 474.792 người, đạt mật độ dân số là 21.168 người/km². Sau quá trình chia tách và điều chỉnh hành chính vào cuối năm 2003, quận chỉ giữ lại 2.238,22 ha diện tích tự nhiên và có dân số là 417.897 người. Quận được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 15 phường được đánh số từ 1 đến 15, và từ đó đến nay hệ thống hành chính này đã được giữ ổn định. Tuyến đường chính Tân Bình Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, có mạng lưới giao thông phát triển với nhiều tuyến đường chính quan trọng, giúp kết nối với các quận lân cận và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông. Dưới đây là một số tuyến đường chính ở quận: Đường Hoàng Văn ThụĐường Trường SơnĐường Cộng HòaĐường Phạm Văn HaiĐường Trường ChinhĐường Lê Văn SỹĐường Nguyễn Phúc ChuĐường Cách Mạng Tháng 8Đường Cửu LongĐường Âu CơĐường Hoàng Hoa ThámĐường Lạc Long QuânĐường Phạm Văn Bạch Quận Tân Bình với những địa điểm nổi bật Sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChợ Tân Bình, chợ Phạm Văn Hai, chợ Hoàng Hoa Thám..Trung tâm thương mại Vincom, Parkson, Big C, Go ..Trường học Bình Giã, Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa, Trần Văn Ơn, Trần Quốc Toản, Tân Sơn Nhất, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Trỗi …Công viên và các điểm du lịch như: Công viên Hoàng Văn Thụ, chùa Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa Giác Lâm, chùa Ân Tông … Dự án căn hộ Quận Tân Bình Nổi Bật Sau đây là một số dự án căn hộ Quận Tân Bình mà Landz.vn đánh giá là nổi bật, hầu hết đều đã bàn giao nhà có pháp lý ổn định, thích hợp với việc mua để đầu tư & an cư: Carillon 1-3 đường Hoàng Hoa ThámPhúc Yên 1-3 đường Phan Huy ÍchBảy Hiền TowerCộng Hòa GardenRuby Garden đường Nguyễn Sỹ SáchBotanica Premier đường Hồng HàSky Center đường Phổ Quang

    Thành Phố Tân Uyên

    Tân Uyên nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, có một vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía đông, nó giáp với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, qua dòng sông Đồng Nai, và huyện Bắc Tân Uyên. Phía tây, tiếp giáp với thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát. Phía nam Tân Uyên kề với thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cùng với các thành phố Dĩ An và Thuận An. Phía bắc giáp với huyện Bắc Tân Uyên. Thành phố Tân Uyên có diện tích tổng cộng là 191,76 km² và theo thống kê năm 2022, dân số của Tân Uyên đạt 466.053 người, tạo ra mật độ dân số đạt 2.430 người/km². Tân Uyên đang phát triển thành một trong những đô thị trung tâm quan trọng ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương. Tình hình kinh tế của Tân Uyên đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua và duy trì ở mức ổn định và cao, trung bình đạt trên 13%. Tân Uyên lên Thành Phố Ngày 13/2/2023, UBTV Quốc Hội đã quyết định thành lập thành phố Tân Uyên, thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên đã được thành lập với diện tích tự nhiên 191,76 km2, dân số 466.053 người, 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên. Với việc thành lập này, tỉnh Bình Dương hiện có 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện và 91 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Tân Uyên là một trung tâm cho ngành công nghiệp và dịch vụ, đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cũng như đô thị hóa phía đông nam tỉnh. Năm 2018, địa phương này đã được công nhận đạt tiêu chuẩn của một đô thị loại III. Nâng cấp Tân Uyên lên thành một thành phố sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của người dân và đóng góp cho tỉnh và khu vực. Kinh tế địa phương này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm 90% và đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng cho ngân sách. Tân Uyên phát triển mạnh mẽ Đến năm 2020, Tân Uyên đã thu hút gần 4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, ngành công nghiệp chiếm hơn 70% tỷ trọng, trong khi ngành thương mại và dịch vụ chiếm khoảng 27%. Mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 12%, và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng trên 18%. Thành phố Tân Uyên Bình Dương hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Nam Tân Uyên và VSIP, 3 cụm công nghiệp và khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Tỉnh đang tiến hành xây dựng và nâng cấp nhiều dự án quan trọng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn. Tân Uyên là khu vực có dân số đông đúc, vượt qua cả Dĩ An với hơn 416.000 người, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Bình Dương đã sử dụng hầu hết quỹ đất cho các cơ quan hành chính và hệ thống tiện ích cao cấp theo kế hoạch phát triển thành phố thông minh. Vì vậy, trung tâm công nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch về Tân Uyên, tập trung vào các ngành công nghệ. Hạ tầng giao thông nổi bật tại Thành Phố Tân Uyên Tân Uyên được đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông để kết nối với các khu vực trọng điểm của tỉnh Bình Dương và trung tâm kinh tế của vùng TP.HCM cũng như các tỉnh Tây Nguyên. Với hơn 64 tuyến đường kết nối, bao gồm cả việc nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có như DT 747, DT 746, DT 746B, Tân Uyên đang tạo ra sự thuận lợi cho việc di chuyển và phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc đầu tư vào các dự án trọng điểm như đường Vành Đai 4 đoạn Bình Dương, đường Vành Đai trong, đường 30-4, phố đi bộ Tân Uyên, tuyến Metro Dĩ An – Tân Uyên, và metro thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân. Cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước cũng là một dự án quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vùng miền. Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp và công nghệ cao, thành phố thông minh, văn minh và đáng sống.Tân Uyên sẽ trở thành thành phố thứ tư trực thuộc tỉnh Bình Dương, điều này sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào phát triển và nâng cấp hạ tầng giao thông cùng với các tiện ích khác để thay đổi diện mạo đô thị. Theo kế hoạch phát triển nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố Tân Uyên sẽ dành nguồn vốn đầu tư lên đến 22.179 tỷ đồng để triển khai các dự án nâng cấp đô thị. Đây cũng là động lực lớn cho thị trường bất động sản, bán nhà đất Bình Dương phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

    Cầu Long Đại TP. Thủ Đức

    Cầu Long Đại là dự án có tổng mức đầu tư lên đến hơn 353 tỷ đồng, được chi trả từ ngân sách nhà nước. Dự án này được thiết kế với chiều dài khoảng 765 m, chiều rộng 14 m. Được khởi công từ năm 2017, đã thực hiện được 65% tổng khối lượng công việc. Tuy nhiên, tiến độ thi công đã tạm ngừng từ năm 2019 tiếp đó Cầu Long Đại khởi công lại vào Quý I/2023 Chính thức thông xe Cầu Long Đại tháng 12/2023 Sáng ngày 16/12/2023, UBND TP Thủ Đức đã tổ chức lễ khánh thành cầu Long Đại, đánh dấu sự kiện quan trọng giúp cải thiện giao thông thông suốt giữa phường Long Phước và phường Long Bình, TP Thủ Đức. Buổi lễ đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người dân trong khu vực. Cầu Long Đại thông xe Việc hoàn thành cầu Long Đại mang lại sự thuận tiện cho người dân trong việc di chuyển giữa phường Long Phước và phường Long Bình, tránh được việc phải đi vòng 10 km qua trung tâm Thủ Đức. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thời gian và khoảng cách di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư tại cù lao Long Phước. Cầu Long Đại giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đô thị. Đây cũng là động lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của giao thông ở cửa ngõ phía đông của TP Thủ Đức. Bất động sản khu vực được hưởng lợi nhờ Cầu Long Đại Sự kiện khánh thành cầu Long Đại đem lại nhiều lợi ích cho cư dân lân cận, và đáng chú ý là tại dự án Vinhomes Grand Park. Kết nối nhanh chóng với phường Long Phước, nơi dự kiến có quy hoạch Khu Công Nghệ Cao 2, dự kiến thu hút nhiều chuyên gia cao cấp từ cả trong và ngoài nước đến làm việc. khu vực phía bên kia cầu thuộc phường Long Phước còn được biết đến với nhiều địa điểm du lịch và khu vui chơi hấp dẫn như: Khu du lịch sinh thái Song Long, Khu du lịch sinh thái Long Đại, Nhà hàng Ao sen Long Phước, Bảo Tàng Áo Dài, Công viên Long Phước, Chợ Long Phước, Đền thờ Tổ nghiệp Tâm Linh Việt. ...

    Đường Vành Đai 3 đoạn Bình Dương sẽ đi qua đâu?

    Đường Vành đai 3 đoạn Bình Dương có chiều dài 26,6 km và đã chính thức khởi công vào tháng 7 năm 2023. Dự án tiến hành theo tiêu chuẩn cao tốc, tuyến đường này được thiết kế 8 làn xe khi hoàn thành. Tổng diện tích đất cần thu hồi để xây dựng dự án Vành đai 3 khoảng 983 ha. Trong đó, TP HCM sẽ thu hồi khoảng 611 ha, tỉnh Đồng Nai chiếm khoảng 124 ha, tỉnh Bình Dương là 154 ha và tỉnh Long An là 49 ha. Đây là một dự án quan trọng để cải thiện hệ thống giao thông khu vực và giúp giảm ách tắc đường trong thời gian tới. Đường Vành đai 3 đoạn Bình Dương được chia thành hai Đoạn 1: Đoạn này là tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, đã hoàn thành và đang phục vụ giao thông. Bắt đầu từ Thành Phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) TP HCM, đi qua các khu vực Dĩ An và Thuận An, và kết thúc gần địa phận Thành phố Thủ Dầu Một. Đoạn 2: Hiện đang trong quá trình xây dựng và có lộ trình như sau: Bắt đầu từ tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, tiếp tục đi qua TP Thuận An và tiếp giáp với Thủ Dầu Một. Sau đó, tuyến đường này sẽ tiếp tục về phía Tây Nam, đi qua phường Phú Hòa thuộc Thủ Dầu Một, tiếp tục qua các phường An Thạnh và An Sơn thuộc Thuận An. Cuối cùng sẽ vượt qua sông Sài Gòn đến huyện Củ Chi bằng dự án Cầu Bình Gởi. Dự án Vành đai 3 qua Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện mạng lưới giao thông và giảm tắc đường trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đô thị của các tỉnh liền kề. Tuyến Vành đai 3 đi qua Phường nào ở Bình Dương? Tại 3 khu vực chính, với chiều dài 26,6km sẽ đi qua các Phường chính như sau: Khu vực thành phố Thuận An: Tuyến đường sẽ trải qua năm phường: An Phú, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Thạnh, và An Sơn, với tổng chiều dài khoảng 13 km.Khu vực thành phố Thủ Dầu Một: tuyến VD3 sẽ duyệt qua phường Phú Hòa, với một đoạn dài khoảng 2,6 km.Khu vực thành phố Dĩ An: đi qua bốn phường: Bình Thắng, Bình An, Tân Đông Hiệp, và Tân Bình, với tổng chiều dài hơn 11 km. Đây là phân đoạn liên tục của tuyến Vành đai 3 đoạn Bình Dương, mục tiêu chính của dự án này là cải thiện mạng lưới giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đô thị của các phường và khu vực trong tỉnh. Giá đất đền bù đường Vành Đai 3 tại Bình Dương Phối cảnh Cầu thuộc Vành Đai 3 Bình Dương Giá đền bù đất thổ cư tại các khu vực tại Bình Dương cho đoạn Vành Đai 3 có sự biến động như sau: Dĩ An: Giá đền bù cao nhất cho đất thổ cư là 41,9 triệu đồng/m2 đối với đất ở đường Xa Lộ Hà Nội, khu vực giáp ranh giữa Đồng Nai và TP. Thủ Đức.Thuận An: Giá đền bù Vành đai 3 đối với đất thổ cư cao nhất là 41,7 triệu đồng/m2. Khu vực được đền bù cao nhất là đường Cách Mạng Tháng Tám, đoạn từ Ngã tư Cầu Cống đến khu giáp ranh với Thủ Dầu Một.Thủ Dầu Một: Giá đền bù đất nông nghiệp là từ 4 triệu đồng/m2. Sự biến động trong giá đền bù tùy thuộc vào vị trí và loại đất (thổ cư hay nông nghiệp). Giá đền bù được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm vị trí cụ thể và giá trị thị trường của đất tại khu vực đó. Tiến độ giải phóng mặt bằng Việc chi bồi thường trong dự án Vành đai 3 qua Bình Dương đã được tổ chức thành hai giai đoạn, với ưu tiên ưu tiên đối tượng có diện tích đất và tài sản lớn nhất. Hơn 1.500 hộ dân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án đã đồng thuận và bàn giao mặt bằng theo yêu cầu. Thành phố Thuận An: Đã thu hồi tổng cộng 51 ha đất và đã chi tiêu hơn 4.992 tỷ đồng để bồi thường cho các hộ dân.Thành phố Dĩ An: Đã tiến hành trả tiền đền bù cho 43 hộ dân có đất thuộc diện thu hồi với tổng số tiền là hơn 688 tỷ đồng.Thành phố Thủ Dầu Một: Cũng đã thu hồi khoảng 12,6 ha đất và đã chi khoảng 1.659 tỷ đồng để bồi thường. Trong đợt đầu tiên, hơn 50 hộ dân đã nhận được số tiền gần 300 tỷ đồng. Đây là những nỗ lực của các thành phố trong việc bồi thường và giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Vành đai 3, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và ổn định cho quá trình xây dựng và cải thiện hệ thống giao thông khu vực. Tầm quan trọng của đường Vành Đai 3 với Bình Dương Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã nhấn mạnh rằng đường Vành đai 3 đoạn Bình Dương là một dự án cực kỳ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội của địa phương này, mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: Giảm tắc nghẽn giao thông, giúp giảm mật độ xe vào các đô thị lớn, giúp giảm ùn tắc giao thông, làm tăng hiệu quả di chuyển và giảm thời gian mất trong việc di chuyển hàng ngày. Hướng phát triển mới, ngoài việc giảm tắc đường, dự án Vành đai 3 mở ra cơ hội phát triển cho nhiều địa phương giáp ranh với TP HCM, bao gồm TP Thủ Dầu Một, Dĩ An và Thuận An. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực này, tạo ra việc làm và cơ hội đầu tư mới. Trước đây, Bình Dương đã phải dựa vào một số tuyến đường chính như Quốc lộ 13, ĐT 743, cùng với một số dự án như tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, cầu Phú Cường nối Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)… để kết nối với các tỉnh và thành phố lân cận. Ngoài ra, việc cơ cấu lại quỹ đất dọc tuyến Vành đai 3 cũng đồng nghĩa với việc phát triển các khu đô thị, khu thương mại và dịch vụ. Điều này không chỉ cung cấp việc làm cho người dân mà còn tạo ra môi trường sống và làm việc tốt hơn, đồng thời giúp giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng môi trường.

    Cầu Bình Gởi

    Cầu Bình Gởi là một phần quan trọng của dự án Vành đai 3 TP HCM. Với thiết kế ấn tượng, cây cầu có chiều dài gần 1km, chiều rộng 20m và được trang bị 4 làn xe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối giữa Bình Dương và TP HCM, trong đó số tiền đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 570 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi bắc qua dòng sông Sài Gòn, kết nối giữa thành phố Thuận An và Quận 12. Với vị trí chiến lược trong dự án Vành đai 3 TP HCM, đây là cây cầu thứ 3 được xây dựng qua sông Sài Gòn, gắn kết hai địa phương này sau cầu Phú Cường và cầu Phú Long. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra những tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, thương mại và du lịch trong khu vực. Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng thời gian gần 3 năm, và vai trò thi công sẽ được đảm nhận bởi liên doanh giữa Công ty CP Đại Thiên Trường và Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Thái Sơn. Khởi công xây dựng nút giao Bình Chuẩn Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng nút giao Bình Chuẩn, một phần quan trọng của Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM. Đây là công trình đầu tiên được xây dựng trên đoạn Vành đai 3 TP.HCM đi qua tỉnh Bình Dương. Với việc nút giao Bình Chuẩn bước vào giai đoạn thi công, các công trình tiếp theo thuộc Dự án thành phần 5 của tuyến Vành đai 3 qua Bình Dương sẽ được triển khai. Các công trình này bao gồm cầu Bình Gởi, nút giao Tân Vạn nằm giữa xa lộ Hà Nội và Vành đai 3 và đoạn đường từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn dài hơn 6,2km. Hiện tại, phía Bình Dương đang hoạt động gấp rút để thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khởi công các công trình trong dự án. Tiến độ Cầu Bình Gởi Đường Vành đai 3 đi qua tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài 26,6km, bắt đầu từ nút giao Tân Vạn và kết thúc tại cầu Bình Gởi. Trong đó hơn 15km trong tổng chiều dài này đã được đưa vào khai thác. Vì vậy, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng phần còn lại dài 10,7km của Dự án đường Vành đai 3. Dự án đường Vành đai 3 qua Bình Dương có tổng mức đầu tư lên đến 19.280 tỷ đồng, trong đó 5.752 tỷ đồng dành cho chi phí xây lắp và 13.528 tỷ đồng dành cho chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là một khoản đầu tư lớn nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, đồng thời đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai. Hiện tại, công trình đã hoàn thành hơn 96% phần cọc khoan nhồi, và tổng thể dự án đã đạt trên 56% khối lượng công việc. Theo kế hoạch, cầu sẽ được hợp long vào dịp 30/4/2025, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kết nối hạ tầng giao thông giữa hai địa phương. Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Bình Dương (BQLDA) đang phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Thuận An nhằm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành công trình đúng tiến độ. Khi đi vào hoạt động, cầu Bình Gởi sẽ giúp giảm tải áp lực giao thông trên các tuyến đường huyết mạch hiện nay, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực giáp ranh giữa Bình Dương và TP.HCM.