cau long dai tp thu duc

Cầu Long Đại TP. Thủ Đức

Cầu Long Đại là dự án có tổng mức đầu tư lên đến hơn 353 tỷ đồng, được chi trả từ ngân sách nhà nước. Dự án này được thiết kế với chiều dài khoảng 765 m, chiều rộng 14 m.

Được khởi công từ năm 2017, đã thực hiện được 65% tổng khối lượng công việc. Tuy nhiên, tiến độ thi công đã tạm ngừng từ năm 2019 tiếp đó Cầu Long Đại khởi công lại vào Quý I/2023

Chính thức thông xe Cầu Long Đại tháng 12/2023

Sáng ngày 16/12/2023, UBND TP Thủ Đức đã tổ chức lễ khánh thành cầu Long Đại, đánh dấu sự kiện quan trọng giúp cải thiện giao thông thông suốt giữa phường Long Phước và phường Long Bình, TP Thủ Đức. Buổi lễ đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người dân trong khu vực.

Cầu Long Đại thông xe

Việc hoàn thành cầu Long Đại mang lại sự thuận tiện cho người dân trong việc di chuyển giữa phường Long Phước và phường Long Bình, tránh được việc phải đi vòng 10 km qua trung tâm Thủ Đức.

Điều này đồng nghĩa với việc giảm thời gian và khoảng cách di chuyển, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư tại cù lao Long Phước.

Cầu Long Đại giúp hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đô thị. Đây cũng là động lực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của giao thông ở cửa ngõ phía đông của TP Thủ Đức.

Bất động sản khu vực được hưởng lợi nhờ Cầu Long Đại

Sự kiện khánh thành cầu Long Đại đem lại nhiều lợi ích cho cư dân lân cận, và đáng chú ý là tại dự án Vinhomes Grand Park. Kết nối nhanh chóng với phường Long Phước, nơi dự kiến có quy hoạch Khu Công Nghệ Cao 2, dự kiến thu hút nhiều chuyên gia cao cấp từ cả trong và ngoài nước đến làm việc.

khu vực phía bên kia cầu thuộc phường Long Phước còn được biết đến với nhiều địa điểm du lịch và khu vui chơi hấp dẫn như: Khu du lịch sinh thái Song Long, Khu du lịch sinh thái Long Đại, Nhà hàng Ao sen Long Phước, Bảo Tàng Áo Dài, Công viên Long Phước, Chợ Long Phước, Đền thờ Tổ nghiệp Tâm Linh Việt. …

5/5 - (6 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Nút Giao Mỹ Yên Bến Lức, Long An

    Nút giao Mỹ Yên tại Bến Lức, Long An là điểm kết nối quan trọng giữa ba trục giao thông chiến lược: cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành, và Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hai năm triển khai, nút giao Mỹ Yên đã bắt đầu hình thành rõ nét. Trên công trường, các nhà thầu đang gấp rút huy động lực lượng nhân sự và máy móc thiết bị, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án. Nút Giao Mỹ Yên đã hình thành rõ nét Nút giao Mỹ Yên là một trong sáu nút giao liên thông quan trọng của Vành đai 3, kết nối với các tuyến cao tốc chiến lược như Bến Lức - Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, và Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Trong số này, bốn nút giao được xây dựng mới bao gồm Bến Lức - Long Thành, Tân Vạn, Bình Chuẩn, và Tỉnh lộ 10, trong khi hai nút giao còn lại sẽ được bổ sung các hạng mục cần thiết để đáp ứng yêu cầu giao thông hiện đại. Khi hoàn thành, nút giao Mỹ Yên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối ba trục giao thông lớn, tạo ra một điểm giao thông liên vùng quan trọng. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển giao thông mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành như Long An, TP.HCM, Đồng Nai, và Bình Dương sẽ được rút ngắn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả hơn cho cả người dân và doanh nghiệp.

    Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi mới nhất

    Vừa qua huyện Củ Chi đã đánh giá chính xác tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Và đang tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện. Để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo khai thác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Củ Chi. Tổ chức lập Kế hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi năm 2023 nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng; làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Phù hợp với định hướng phát triển không gian, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, rà soát, cập nhật thông tin chính xác về công trình, dự án, loại bỏ công trình, dự án chưa hoặc không có khả năng thực hiện (do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều dự án phải phân kỳ bố trí vốn, thiếu vốn thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý dự án theo quy định,...). Hạn chế, khắc phục tình trạng quy hoạch các công trình dàn trải, kéo dài, do không đủ nguồn vốn để bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư và làm chậm tiến độ xây dựng công trình. Nội dung triển khai Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi 2023 1. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất của năm 2022 đã được phê duyệt. 2. Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất thành phố phân bổ cho huyện trong năm kế hoạch, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 3. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm: a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện; b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất. Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất để nhận Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 (theo mẫu) và nộp Đơn đăng ký kèm theo bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác nhận vào Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của hộ dân và trả lại hộ dân 01 bản để theo dõi thực hiện. Đối với tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm văn bản đăng ký nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu) và văn bản pháp lý liên quan, bản vẽ hiện trạng vị trí,... 4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; hiện trạng vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch. 8. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của cá nhân sử dụng đất. 9. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 10. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 12. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định. 13. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 14. Báo cáo, đánh giá giải pháp đối với các dự án đang triển khai; đề xuất xử lý các dự án chưa triển khai thực hiện theo Khoản 8 Điều 49 Luật đất đai. 15. Lập danh mục về các dự án: có thu hồi đất, có sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Danh mục các dự án điều chỉnh: diện tích thu hồi; diện tích sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ (đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại các Nghị quyết trước đây) gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố. 16. Thông qua báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Có nên mua đất Củ Chi? Gần đây thông tin Củ Chi sẽ lên Thành Phố, hay lên Quận thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, vậy có nên mua đất Củ Chi và đất Củ Chi có ưu điểm gì? Xem thêm bài viết phân tích bởi Landz.vn https://landz.vn/thi-truong/dat-cu-chi-co-nen-mua/ Mua bán nhà đất Củ Chi

    Lộ giới là gì? & Những khái niệm liên quan

    "Lộ giới" là thuật ngữ được sử dụng trong quy hoạch đô thị để chỉ định ranh giới đất đai được phép sử dụng để mở rộng đường hoặc hẻm. Ranh giới lộ giới thường được đánh dấu bằng mốc lộ giới, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sử dụng đất đai. Các quy định pháp luật quy định rõ ràng về việc không được phép xây dựng các công trình kiên cố, nhà ở trên phần đất được quy hoạch là lộ giới để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho việc mở rộng đường hoặc hẻm trong tương lai. Lộ giới thường được đo bằng mét dài tính từ trung tâm của đường (hay còn gọi là tim đường) sang hai bên. Các cọc lộ giới sẽ được cắm ở hai bên đường để đánh dấu ranh giới giữa phần đất được quy hoạch làm đường và phần đất được phép sử dụng cho các công trình xây dựng khác. Mục đích của lộ giới là gì? Mục đích của việc đánh dấu lộ giới là để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, lộ giới cũng quy định chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình được xây dựng trên phần đất được quy hoạch là lộ giới. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ cho các công trình xây dựng trong cùng khu vực. Do đó, chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình cũng được quy định theo từng khu vực và phụ thuộc vào lộ giới. Giải thích về chỉ giới xây dựng Chỉ giới xây dựng là ranh giới cho phép người dân xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, tòa nhà, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, và các công trình khác trên một khu đất. Chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc lùi vào so với lộ giới tùy theo quy hoạch và pháp luật địa phương. Khoảng lùi là khoảng cách từ chỉ giới xây dựng đến lộ giới (chỉ giới đường đỏ), có vai trò để đảm bảo không gian cần thiết cho việc đi lại, thông gió, ánh sáng tự nhiên và các hoạt động khác trong khu dân cư. Khoảng lùi cũng được quy định rõ trong quy hoạch và các quy định về xây dựng, có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý và loại đất. Các khái niệm về Lộ Giới, Chỉ giới xây dựng và khoảng lùi này giúp người dân hiểu rõ hơn về giới hạn xây dựng trên đất của mình và đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Việc xác định đúng mốc lộ giới là rất quan trọng, vì nếu xây dựng công trình quá giới hạn, người dân sẽ phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, đồng thời ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của địa phương. Các bước xác định mốc lộ giới thông dụng Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất, người dân cần thực hiện 4 bước. Trước hết, họ cần xem xét tổng thể của khu đất và tìm các cột mốc lộ giới cùng với biển báo liên quan đến lộ giới được đặt ở 2 bên đường. Tiếp theo, từ vị trí của cột mốc lộ giới, họ sẽ xác định lộ giới của tuyến đường, tính từ tim đường sang 2 bên. Sau đó, họ sẽ tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Cuối cùng, khi đã xác định được khoảng lùi của công trình, họ sẽ biết được chỉ giới xây dựng, và phần đất nằm trong chỉ giới xây dựng sẽ là diện tích được sử dụng để xây dựng công trình hợp pháp.

    Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

    Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP. Mục tiêu dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc theo Quốc lộ 20. Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm "đen" về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc. Tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại. Hình ảnh minh họa Thông tin cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó: Trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); Tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng = 22 m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án.Xây dựng các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm kiểm tra kỹ thuật dừng nghỉ trên tuyến… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Đoạn dừng xe khẩn cấp: bố trí không liên tục tuân thủ theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốcGiai đoạn hoàn chỉnh: quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường Bnền = 22,0m (04 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục). Tiến độ Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66km và sẽ đi qua địa bàn của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu của dự án nối với cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và điểm cuối là tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Theo đề xuất của liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện), dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 và hoàn thành vào tháng 6/2026. Các địa phương trên tuyến đường cũng đã thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù và dự kiến quỹ đất tái định cư cho dự án. Tổng nhu cầu sử dụng đất cho dự án là khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha), và phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.

    Cầu Vượt là gì? Tác dụng của Cầu Vượt

    Khái niệm cầu vượt Cầu vượt là một công trình đặc biệt trong hệ thống giao thông đô thị, được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết vấn đề giao cắt của các tuyến đường. Được xây dựng dựa trên nguyên tắc đường cao đi qua đường thấp, cầu giúp nâng cao hiệu quả và an toàn giao thông, đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Cầu vượt thường được sử dụng tại các nút giao thông quan trọng, nơi mà hai hoặc nhiều tuyến đường chính giao nhau. Bằng cách tạo ra một đường cao vượt qua các tuyến đường khác, cầu cho phép xe đi qua mà không phải bị chặn đường bởi luồng giao thông khác. Điều này đảm bảo rằng các phương tiện có thể di chuyển liên tục và không bị gián đoạn bởi đèn giao thông hay sự chờ đợi. Đối với các cầu vượt lớn, thường được xây dựng tại những nút giao thông lớn, nơi mà lưu lượng xe cộ rất lớn và đòi hỏi sự điều phối giao thông chặt chẽ. Những cầu này thường có thiết kế phức tạp, bao gồm các làn đường và làn rẽ đa dạng, đảm bảo sự linh hoạt và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có các cầu vượt nhỏ được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ và người đi xe đạp. Những cầu bộ hành này thường được đặt ở các khu vực đông dân cư, nơi có lưu lượng người đi bộ và xe đạp cao và có đường lớn chạy ngang qua. Giúp người đi bộ và người đi xe đạp an toàn và thuận tiện khi di chuyển qua đường, đồng thời tránh được nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác. Có mấy loại cầu vượt? Phối cảnh cầu vượt trên cao Có nhiều loại cầu vượt được sử dụng trong các dự án hạ tầng giao thông, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại cầu dưới đây: Cầu vượt đường bộ là một loại cầu được xây dựng để đi qua các đường giao thông khác. Được đặt tại các điểm giao nhau, chẳng hạn như các ngã tư hoặc ngã sáu. Chức năng của cầu là giảm thiểu tắc nghẽn giao thông tại các điểm giao cắt, đồng thời tăng cường sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cầu vượt đường sắt là một loại cầu được xây dựng để vượt qua đường sắt, thay thế cho các đường cắt ngang truyền thống. Đường sắt là một tuyến đường chủ yếu dành cho tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc tạo ra cầu vượt đường sắt giúp cải thiện sự an toàn và hiệu suất của giao thông đường bộ. Cầu vượt đi bộ (cầu bộ hành), là một loại cầu được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ. Được sử dụng để cắt ngang qua các con sông, đường sắt hoặc đường bộ, thay thế cho các lối đi bộ dưới mặt đất. Cầu bộ hành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ khi di chuyển qua các khu vực có giao thông phức tạp. Ví dụ về các cầu vượt Cầu vượt Củ Chi, tọa lạc trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8, là một cầu vượt trên cao đặc biệt. Với chiều dài 80m và chiều rộng 15m, đây là một cây cầu khá quan trọng trong khu vực, tại đây là điểm giao thông tới 5 ngã đường khác nhau. Cầu vượt Tân Thới Hiệp, nằm tại Quận 12, là một dự án cầu vượt đáng chú ý. Với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, cầu vượt này có chiều dài 305,7m và chiều ngang 15,6m, có 4 làn xe lưu thông.

    Bản đồ Quận 3 TP.HCM

    Bản đồ Quận 3 - nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực đậm chất lịch sử và văn hóa. Với lịch sử hình thành từ thập kỷ 1920, không chỉ là điểm giao thương trung tâm mà còn là ngôi nhà của nhiều di tích lịch sử và kiến trúc độc đáo. Quận 3 có diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4.92 km², nhưng mật độ dân số khá cao khoảng 38.694 người/km². Với tầm nhìn dài hạn Quận 3 không chỉ là nơi đây đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế, mà còn là bảo tàng kiến trúc pha trộn độc đáo. Những con đường lịch sử, những công trình kiến trúc cổ kính, và không khí sôi động của các khu vực mua sắm và ẩm thực đã tạo nên bức tranh văn hóa đặc sắc tại đây. Bản đồ Quận 3 qua Google Maps Quận 3 có vị trí địa lý chiến lược giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa các quận trung tâm như Quận 1, Quận 10, Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình. Hiện nay Quận được chia thành 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14, và Võ Thị Sáu. Với vị trí địa lý thuận lợi và sự đa dạng trong cơ sở hạ tầng, Quận 3 là một trong những khu vực sầm uất, thuận tiện cho nhiều hoạt động kinh doanh và giải trí. Các tuyến đường chính tại Quận 3 Quận 3 nổi tiếng với những tuyến đường lớn quan trọng như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Sỹ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ và nhiều con đường khác. Đặc biệt, trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với Dinh Thống Nhất, tạo ra một lối đi thuận lợi và kết nối quan trọng trong thành phố. Địa điểm nổi bật Quận 3 là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học phổ thông nổi tiếng như Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Kiến trúc, Trường Đại học Sư phạm, Trường Trung học phổ thông Marie Curie, và Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Có các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền, và Bệnh Viện Mắt... Ngoài ra, Quận 3 còn có nhiều địa điểm quan trọng về du lịch và văn hóa như Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Chùa Xá Lợi, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Pháp Hoa, Nhà Thiếu nhi Quận 3 và Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh. Hay Hồ Con Rùa một địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều người dân và du khách. Dự án căn hộ Quận 3 Quận 3 với vị trí trung tâm nên quy hoạch chủ yếu là thấp tầng, cho nên số lượng các dự án căn hộ cao tầng tại Quận 3 cũng khá hạn chế về số lượng so với các quận khác. Dưới đây là một số dự án căn hộ Quận 3 nổi bật: Grand CentralSaigon PavillonLéman Luxury ApartmentsScrec TowerSerenity Sky VillasTerra Royal