cau vuot tan thoi hiep quan 12

Cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12

Cầu vượt Tân Thới Hiệp đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng vào tháng 12 năm 2005. Do ban quản lý dự án Mỹ Thuận thuộc bộ Giao Thông Vận Tải làm đơn vị chủ đầu tư.

Được xem là một trong những dự án hạ tầng quan trọng tại khu vực phía Tây Bắc TP HCM. Với trọng trách giảm tải lưu giao thông tại tuyến đường Quốc Lộ 1A và tăng thêm sự rõ ràng phân luồng các làn xe, giúp hạn chế được các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra trên tuyến đường.

Thông tin cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12.

Được đưa vào sử dụng cuối năm 2005, cầu Tân Thới Hiệp với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, có chiều dài 305,7m, chiều ngang 15,6m luôn đảm bảo có 4 làn xe lưu thông. Hiện nay lưu thông trên cầu cấm các phương tiện 2 bánh và 3 bánh.

Là cây cầu vượt được xây dựng trên cao, trên điểm nối giữu đường Lê Văn Khương Quận 12 và Lê Đức Thọ Quận Gò Vấp, khu vực ngã tư có lưu lượng giao thông nhiều và liên tục.

Theo đơn vị chủ đầu tư, cầu trên cao Tân Thới Hiệp được kì vọng sẽ góp phần xóa được vấn đề “kẹt xe”, ách tắc giao thông trên tuyến đường.

Tiện ích gần cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12

Các dự án bất động sản gần cầu vượt Tân Thới Hiệp

Cầu vượt Tân Thới Hiệp nằm trên tuyến đường Quốc Lộ 1A là nơi có địa phận gần giáp ranh giữa Quận 12 và Quận Gò Vấp. Đều là những quận có mật độ cư dân đông đúc, nhiều dự án bất động sản nổi bật, tiện ích mua sắm đã hiện hữu.

Gần nhất là dự án căn hộ Zen Tower trên mặt tiền đường Quốc Lộ 1A, có số lượng khoảng 550 căn hộ vào gồm nhà ở xã hội và căn hộ thương mại. Dự án được bàn giao vào năm 2018, hiện nay tình trạng nhà còn khá tốt và giá bán trung bình từ 2 tỷ/căn hộ.

Khu nhà phố & biệt thự PIER IX Thới An, là khu dân cư compound khép kín tại phường Thới An với quy mô khá rộng thiết kế 268 căn biệt thự phố vườn. Giá bán cập nhật theo thị trường thứ cấp từ 7 tỷ/căn.

Khu căn hộ cao cấp Picity High Park cách cầu vượt Tân Thới Hiệp khoảng 2km , được triển khai bởi tập đoàn Pigroup được đánh giá là một trong những dự án chất lượng nhất khu vực được bào giao vào năm 2022, tổng quy mô dự án lên đến 8,6ha, thiết kế 6 block.

Theo như cập nhật của Landz, hiện nay Picity High Park đã bàn giao hoàn thiện được 3 Block căn hộ, cư dân ở đây khá hài lòng về chất lượng công trình và tiện ích nội khu dự án. Dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn tất bàn giao toàn dự án.

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cầu Cần Giờ

    Theo thông tin mới nhất, Cầu Cần Giờ sẽ kết nối Huyện Cần Giờ với trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh qua Nhà Bè, sẽ có chiều dài lên đến 3,6 km với 6 làn xe đường. Tổng mức đầu tư cho dự án này sẽ xấp xỉ 10.000 tỉ đồng. Công trình sẽ bắt đầu chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, và sẽ khởi công vào năm 2024 và hoàn thành vào năm 2028. Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành một cuộc đấu thầu để tìm kiếm một tổ chức tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu về khả năng tiền lệ cho dự án xây dựng cầu Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hướng dẫn của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị cho dự án xây dựng cầu Cần Giờ theo phương thức Đối tác công tư (PPP), Sở Giao thông vận tải đã chấp thuận nhiệm vụ và dự toán chi phí cho việc chuẩn bị cho dự án. Dự kiến các bước chuẩn bị dự án, bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và chuẩn bị dự án, phê duyệt hồ sơ yêu cầu gói thầu và cập nhật, cải tiến báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Theo Sở Giao thông vận tải, thông tin về quá trình đấu thầu cho Dự án xây dựng cầu Cần Giờ đã được Sở đăng tải lên Hệ thống đấu thầu quốc gia theo qui định. Quyết định số 751 của UBND TP năm 2019 đã phê duyệt phương án kiến trúc của cầu Cần Giờ là một cầu dây văng một trụ với ý tưởng thiết kế theo hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ (khu dự trữ rừng ngập mặn Cần Giờ). Cầu này có dải lan can hình sóng biển và trụ đèn chiếu sáng tạo ra hiệu ứng như rừng đước khi đi qua. Ngoài ra, cầu còn có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho đêm. Cầu Cần Giờ có ý nghĩa quan trọng với Huyện Cần Giờ Cầu Cần Giờ sẽ kết nối từ trung tâm TP.HCM đến huyện đảo Cần Giờ, mong muốn giải quyết vấn đề giao thông kẹt nặng, tăng cường kinh tế và thay đổi diện mạo cho huyện đảo. Trong văn bản gửi UBND TP, Sở GTVT đã đề xuất cấp kinh phí cho 12 dự án giao thông trọng điểm, trong đó có dự án cầu Cần Giờ (với vốn gần 10.000 tỉ đồng). Mục tiêu của TP.HCM là đưa Cần Giờ trở thành một Thành phố biển nghỉ dưỡng đẳng cấp trong khu vực vào năm 2030. Giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trong TP xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường. TP đã đưa vào quy hoạch xây dựng để biến Cần Giờ thành một đô thị sinh thái phục vụ cho du lịch. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông vẫn là nỗi lo lớn nhất đối với dự án này, với cầu Cần Giờ là điểm nghẽn chính. Trong giai đoạn 2021 đến 2030, với tầm nhìn cho đến năm 2040, hài hòa giữa việc bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên, và cải thiện sinh kế và chất lượng sống cho cộng đồng dân cư. Cần Giờ là một huyện có tài nguyên sinh thái đặc sắc và được định hướng phát triển trên cơ sở du lịch sinh thái. Nhưng đến nay, phát triển du lịch sinh thái vẫn chưa đạt được mức độ mong muốn. Chính sách phát triển kinh tế chú trọng phát triển các ngành liên quan đến dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản. Hiện nay đang thu hút nhiều nhà đầu tư vào các lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và dự án phát triển đô thị. Cập nhật thêm nhiều thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông, dự án bất động sản...

    Đường Tỉnh 830E Long An

    Dự án đường Tỉnh 830E Long An hiện đã có đủ diện tích đất để khởi công trong tháng 2/2023. Hiện tại, dự án đường Tỉnh 830E Long An đã nhận được thanh toán bồi thường từ các địa phương và đã hoàn thành quá trình giải phóng mặt bằng đoạn qua huyện Bến Lức với tỷ lệ đạt trên 75%. Thông tin tổng quan đường DT 830e Bản đồ quy hoạch đường 830e có chiều dài trên 9,3km, bắt đầu từ nút giao cao tốc TP.HCM-Trung Lương thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức và kết thúc tại nút giao với đường tỉnh 830 (thuộc đường Vành Đai 4) thuộc xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Dự kiến với tổng mức đầu tư là hơn 3.600 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng là hơn 1.200 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng là trên 2.400 tỷ đồng cho dự án đường tỉnh 830e. Giai đoạn 1 của dự án bao gồm xây dựng 2 đường song hành, mỗi đường có 2 làn xe hỗn hợp rộng 7m và 1 làn xe thô sơ rộng 2,5m; phần đường nối ra đường tỉnh 830 có quy mô hoàn chỉnh với 6 làn xe và nền đường rộng 30m. Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ là đường cao tốc 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, cùng với phần đường song hành 4 làn xe hỗn hợp (mỗi bên 2 làn). Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức đấu thầu gói thầu thi công xây dựng một đoạn của Đường tỉnh 830, bắt đầu từ từ ĐT 830 đến đường Nguyễn Văn Nhâm, dự kiến khởi công vào tháng 2/2023, và đoạn còn lại nối ra Quốc lộ 1, dự kiến khởi công vào tháng 4/2023. Tuyến đường tỉnh 803E sẽ khởi công trong tháng 2/2023 và hoàn thành vào năm 2026, sẽ giúp giảm áp lực cho tuyến Quốc lộ 1, đồng thời kết nối tỉnh Long An với đường Hồ Chí Minh cũng như các tuyến đường vành đai 3 và vành đai 4 của thành phố Hồ Chí Minh. DT 830E Long An là tuyến đường quan trọng! Là một trong ba dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Đại hội Đảng bộ Tỉnh Long An lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 là tuyến đường tỉnh lộ 830E. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ góp phần hoàn thiện và đồng bộ hóa mạng lưới giao thông của tỉnh, phù hợp với kế hoạch phát triển đường Vành đai 4 đã được phê duyệt. Dự án dự kiến tạo để phát triển đô thị và thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Long An và kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra tỉnh cũng đảm bảo tiến độ dự án đường tỉnh 823D, cung cấp tiền đề để nâng cấp và cải tạo đường tỉnh 830C sau năm 2025 và ngành Giao thông Tỉnh Long An đã hoàn thành các cột mốc của dự án đường Vành đai 3 trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của chính phủ.

    Đường Quốc Lộ 22 (Xuyên Á)

    Quốc lộ 22 là một con đường nối Thành phố Hồ Chí Minh với cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, với chiều dài 58,5 km. Con đường này là một phần của dự án đường cao tốc giữa Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh. Thông tin tổng quan tuyến đường Quốc Lộ 22 Quốc lộ 22 bắt đầu tại Quận 12 và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22B tách ra từ Quốc lộ 22 tại thị trấn Gò Dầu để đi lên Cửa khẩu Xa Mát, biên giới Campuchia. Địa điểm bắt đầu là Ngã tư An Sương, Quận 12 và kết thúc tại Quốc Lộ 1 Campuchia. Địa điểm đi qua địa phận các địa phương bao gồm Huyện Hóc Môn, Củ Chi, Huyện Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh), Cửa khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu (Tây Ninh). Lộ trình tuyến đường Quốc Lộ 22 Tuyến Quốc Lộ 22 (Xuyên Á) là một tuyến đường dài 58,5 km từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tiếp giáp với Phnom Penh, Campuchia. Tuyến đường này được chia thành ba địa phận: Thành phố Hồ Chí Minh dài 30,7 km, tỉnh Tây Ninh dài 28 km, và khoảng cách giữa Gò Dầu và Mộc Bài là 8 km. Ngoài Tuyến QL 22A, tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, còn có một tuyến đường con tên là Quốc Lộ 22B, được tách ra từ Quốc Lộ 22 để kết nối đến Cửa khẩu Xa Mát tại biên giới Campuchia. Quốc Lộ 22 tuyến đường huyết mạch khu Tây Bắc Tp Hcm Tuyến đường Quốc lộ 22 (Xuyên Á) có vai trò quan trọng trong việc tăng cường giao thương giữa phía Tây Bắc và các tỉnh Tây Nam Bộ, những huyện liền kề của thành phố, giúp giảm khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Tuyến đường cũng đóng vai trò "luân chuyển" trong việc tạo ra tiềm năng cho phát triển kinh tế khu vực. Trong tương lai, khi QL22 được mở rộng, tiềm năng sẽ tăng lên thêm, giảm thiểu tình trạng kẹt xe và tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Đề xuất mở rộng Quốc Lộ 22 Đã có đề xuất mở rộng Quốc lộ 22 từ TPHCM theo lộ giới quy hoạch 60m và 120m. Tuyến đường từ tỉnh Tây Ninh sẽ được nâng cấp với mặt đường và hệ thống thoát nước. Ngân sách đầu tư dự kiến 10.000 tỷ, trong đó tuyến 1 sẽ dài hơn 33km với 4 làn xe hoàn chỉnh và tốc độ thiết kế 120km/giờ. Tuyến 2 sẽ dài khoảng 20,5km với 4 làn xe hạn chế và tốc độ thiết kế 80km/giờ. Tùy nhiên với mức đề xuất kinh phí khá lớn, hiện nay bộ Giao Thông Vận tải vẫn đang xem xét nhiều phương án và mô hình đầu tư phù hợp nhất. Cập nhật thông tin hạ tầng giao thông, bất động sản hữu ích tại Quy hoạch Landz.

    Công viên 150ha Quận 12

    Được ví như lá phổi xanh mới của TP.HCM khu công viên 150ha tại Thạnh Xuân, Thới An Quận 12 khi được triển khai hoàn thành, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm lợi ích sinh thái, lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế. Nhằm bổ sung thêm công viên cây xanh cho TP.HCM, UBND TP đã giao UBND quận 12 nghiên cứu lập phương án kêu gọi đầu tư dự án công viên tại Phường Thạnh Xuân, Thới An với diện tích 150 ha. Công viên 150ha tại phường Thạnh Xuân, Thới An Vừa qua UBND Thành phố vừa chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng 150 ha công viên cây xanh tại Phường Thạnh Xuân và Phường Thới An, quận 12, TP.HCM. Vị trí dự án công viên 150 Ha Quận 12 tiếp giáp với nhiều khu dân cư lớn hiện hữu của Quận 12. Để bổ sung số lượng công viên cây xanh, UBND TP.HCM đã giao UBND quận 12 lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án công viên tại Phường Thạnh Xuân và Phường Thới An. Theo Quyết định số 6706/QĐ-UBND ngày 29/12/2012, 150 ha đất quy hoạch Công viên cây xanh 150 ha trên địa bàn Quận 12 thuộc khu quy hoạch công viên cây xanh. Do có diện tích lớn nên công viên rộng 150 ha này sẽ được quy hoạch thành công viên đa chức năng, không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi, đời sống mà còn phát triển đồng thời các loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng. Ý kiến tận dụng giá trị bất động sản gần công viên 150ha? Một số ý kiến ​​tại hội thảo đề xuất xây dựng công viên 150 ha Quận 12, gắn với các dịch vụ phụ trợ như khu nghỉ dưỡng lưu trú, khách sạn, nhà cao tầng, dịch vụ y tế, giáo dục...   Một tập đoàn đã đưa ra ý tưởng chia công viên thành 4 không gian chính: Xanh, Điểm nhấn, Vui chơi giải trí và Cộng đồng. Trong số đó, có một dự án điểm nhấn và thu hút đầu tư quảng trường quy mô lớn, là một tòa nhà mang tính bước ngoặt trong khu vực. Khu cảnh quan truyền tải thông điệp về môi trường, tiện ích sinh hoạt gia đình, thiết bị vui chơi trẻ em, dụng cụ thể thao… Nhiều đơn vị đề xuất mở rộng ranh dự án ra quỹ đất xung quanh công viên. Trong đó có 150 ha là công viên cây xanh, đất liền kề có thể được mua lại để bán đấu giá gây quỹ cho công viên. Cần đẩy nhanh mật độ cây xanh tại TP HCM Từ năm 2012 đến 2018, tổng diện tích không gian cây xanh công viên trên địa bàn thành phố tăng thêm khoảng 158 ha. Trong đó, diện tích công viên công cộng tập trung tăng 10,68 ha, diện tích công viên trong khu dân cư tăng 58,03 ha và diện tích không gian xanh công cộng tăng 87,94 ha. Theo Sở Xây dựng, hiện nay việc phân bổ công viên trên địa bàn thành phố không đồng đều, chưa hợp lý. Có thể thấy, mảng xanh khu vực nội thành, trung tâm lớn hơn so với các khu vực khác. Ở các vùng ngoại ô có quỹ đất lớn hơn, quy mô công viên còn hạn chế. Tại các khu vực như ở Q.9, Q.12, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè quỹ đất dành cho công viên lớn còn rất ít. Với tốc độ 1,54 ha/năm như hiện nay, sẽ mất rất nhiều thời gian để phủ xanh gần 10.000 ha đất công viên còn lại của TP.HCM.

    Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

    Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn có chiều dài 29,8km, kết nối điểm đầu tại đường ĐT741 (14km về phía Bắc Thị xã Thủ Dầu Một) với điểm cuối tại Tân Vạn, đầu cầu Đồng Nai. Tuyến đường sẽ qua các huyện và thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, và Dĩ An. Dự án có 9 cầu cạn, lộ giới 20-30m, 25 hầm chui chiều rộng 8m, 3 nút giao thông vượt. Lượng xe tối đa có thể lưu thông trên đường cao tốc khoảng 170.000-210.000 xe/ngày và đêm. Quy mô đường có 6 làn xe, lộ giới 30m, định hình 23m, dãy phân cách 2m, lề đường 2,5m mỗi bên và lan can an toàn 1,5m. Dự án được sở hữu vốn 1.764,47 tỷ đồng và thực hiện bởi công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (BECAMEX IDC CORP) theo hình thức BOT. Nó đảm bảo cho giao thông liên tục với tốc độ 80-100 km/h qua các nút giao thông và tuyến đường. Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn & Hiệu quả Dự án Mỹ Phước – Tân Vạn không chỉ giải quyết vấn đề giao thông tại tỉnh Bình Dương mà còn có nhiều tiện ích giúp cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. Tiện ích như: xây hành lang cây xanh giữa tuyến đường và khu dân cư, giảm tiếng ồn và bẩn; hạn chế xây dựng khu dân cư cao tầng; giới hạn phương tiện vận chuyển hàng, đảm bảo tuyến đường an toàn; xây dựng hệ thống cống thoát nước để lưu thông. Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn đem đến hiệu quả tích cực cho giao thông và cuộc sống của người dân tại Bình Dương. Nó tăng mật độ đường hiện đại, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Các tuyến đường khác cũng giảm áp lực do lưu hành giao thông, hệ thống hàng cây xanh giúp bảo vệ môi trường và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Dự án đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn có tổng chiều dài gần 30 km trên đường chính và 12 km trên đường gom hệ thống giao thông nội bộ. Tổng số cầu vượt trên tuyến là 18 cầu vượt và 04 nút giao thông để kết nối với bên ngoài. Dự án sẽ đi qua các khu công nghiệp lớn trong 04 huyện Thị xã Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, và đến các điểm cửa ngõ sân bay và cảng biển quốc tế. Tổng số tiền đầu tư theo thống kê là hơn 3.500 tỷ đồng trong vòng 4 năm thời gian thi công. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp một cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế bền vững và tăng tốc của Bình Dương, và thay đổi bộ mặt của tỉnh.

    Tân Uyên chính thức lên Thành Phố

    Ngày 13/2/2023, UBTV Quốc Hội đã quyết định thành lập thành phố Tân Uyên, thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên đã được thành lập với diện tích tự nhiên 191,76 km2, dân số 466.053 người, 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên. Với việc thành lập này, tỉnh Bình Dương hiện có 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện và 91 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Tân Uyên là một trung tâm cho ngành công nghiệp và dịch vụ, đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cũng như đô thị hóa phía đông nam tỉnh. Năm 2018, địa phương này đã được công nhận đạt tiêu chuẩn của một đô thị loại III. Nâng cấp Tân Uyên lên thành một thành phố sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của người dân và đóng góp cho tỉnh và khu vực. Kinh tế địa phương này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm 90% và đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng cho ngân sách. Thị trường nhà đất Tân Uyên nhộn nhịp Thành phố Tân Uyên Bình Dương hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Nam Tân Uyên và VSIP, 3 cụm công nghiệp và khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Tỉnh đang tiến hành xây dựng và nâng cấp nhiều dự án quan trọng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn. Tân Uyên là khu vực có dân số đông đúc, vượt qua cả Dĩ An với hơn 416.000 người, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Bình Dương đã sử dụng hầu hết quỹ đất cho các cơ quan hành chính và hệ thống tiện ích cao cấp theo kế hoạch phát triển thành phố thông minh. Vì vậy, trung tâm công nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch về Tân Uyên, tập trung vào các ngành công nghệ. Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp và công nghệ cao, thành phố thông minh, văn minh và đáng sống.Tân Uyên sẽ trở thành thành phố thứ tư trực thuộc tỉnh Bình Dương, điều này sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào phát triển và nâng cấp hạ tầng giao thông cùng với các tiện ích khác để thay đổi diện mạo đô thị. Theo kế hoạch phát triển nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố Tân Uyên sẽ dành nguồn vốn đầu tư lên đến 22.179 tỷ đồng để triển khai các dự án nâng cấp đô thị. Một số tuyến đường như đại lộ Uyên Hưng - Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Uyên Hưng, Vành đai 4, ĐT 742, ĐT 746 đang được xây dựng hoặc nâng cấp gấp rút để sẵn sàng đón các doanh nghiệp đầu tư, đây cũng là động lực lớn cho thị trường bất động sản, bán nhà đất Bình Dương phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.