mo rong duong lo lu tp thu duc

Đường Lò Lu Thành Phố Thủ Đức

Đường Lò Lu là một trong những tuyến đường chính của khu vực (Quận 9 cũ) Thành Phố Thủ Đức, với tổng chiều dài 2,53 km. Đây là tuyến đường được xây dựng bằng đường bê tông nhựa, với lộ giới rộng từ 6m đến 10m. Được xem là tuyến đường huyết mạch quan trọng, tuyến Lò Lu giúp kết nối khu vực này với các Quận lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương và phát triển kinh tế.

Mở rộng đường Lò Lu Tp Thủ Đức

Ngày 15 tháng 12 năm 2022, UBND Tp Thủ Đức đã có thông tin chính thức về việc giải phóng mặt bằng và công tác bồi thường cho dự án mở rộng đường Lò Lu.

Với nội dụng như sau: về việc thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã họp nghe bảo cáo vướng mắc về ranh thu hồi đất của dự án vào năm 1998 và có ý kiến kết luận tại Thông báo số 430/TB-VP ngày 26/11/2022 của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Để sớm triển khai hoàn thành công tác bồi thưởng, thu hồi đất và thi công hoàn thành dự án Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức có ý kiến chỉ đạo như sau:

– Giao Ban Bồi thưởng giải phóng mặt bằng khẩn trương đôn đốc đơn vị đo vẽ hoàn thành công tác xuất bản vẽ hiện trạng vị trí từng hộ dân, chuyển Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh kiểm tra, xác nhận theo quy định. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 23/12/2022.

– Giao Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh khẩn trương hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ hiện trạng đối với các trường hợp còn lại trong dự ánmở rộng đường Lò Lu. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

– Giao Ủy ban nhân dân phường Trường Thạnh kiểm tra bản vẽ hiện trạng vị trí, xác nhận hồ sơ pháp lý nhà đất theo đúng quy định. Thời gian thực hiện hoàn thành trước ngày 15/3/2023.

– Để đảm bảo tiến độ dự án mở rộng đường Lò Lu, giao Ban Bồi thưởng giải phóng mặt bằng phối hợp các đơn vị liên quan lập Kế hoạch chi tiết về thực hiện công tác bồi thưởng, thu hồi đất của dự án trong năm 2023, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức trước ngày 31/12/2022.

Việc đầu tư mở rộng đường Lò Lu không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực, mà còn giúp định hướng phát triển bền vững cho khu vực trong tương lai.

Dự án bất động sản nổi bật gần đường Lò Lu

Elysian Gamuda Land

Dự án Elysian tọa lạc tại mặt tiền Đường Lò Lu, phường Trường Thạnh, Quận 9 (cũ) nay là TP Thủ Đức, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Được phát triển bởi Gamuda Land, Elysian hứa hẹn là một sản phẩm căn hộ cao cấp khác biệt mang tới nhiều  lợi ích hấp dẫn cho khách hàng.

Nhà Ở Xã Hội Phường Long Trường

Nhà ở Xã hội phường Long Trường nằm trong Khu nhà ở Centana Điền Phúc Thành, đường Trường Lưu, P. Long Trường, Quận 9 (cũ) thành phố Thủ Đức. Được chia thành 3 lô NXH1, NXH2, NXH3 với tổng diện tích đất lớn hơn 14.300m2 và tổng diện tích sàn xây dựng là 35.000m2

Mt Eastmark City

Được đầu tư bởi Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Điền Phúc Thành. Với tổng vốn đầu tư cho dự án MT Eastmark City là 4500 tỷ đồng, với thời gian khởi công vào Quý 4/2021 và thời gian bàn giao dự kiến vào Quý 3/2024.

Vinhomes Grand Park

Vinhomes Grand Park là một đại dự án của tập đoàn Vingroup tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Với quy mô lớn lên đến 272ha, dự án này bao gồm hơn 71 block căn hộ và khoảng 44.000 căn hộ.

Dự án Vinhomes Grand Park không chỉ tập trung vào việc xây dựng căn hộ, mà còn tạo ra hàng trăm tiện ích nội khu cao cấp. Những tiện ích này có thể bao gồm các khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, sân tennis, sân bóng đá, khu BBQ, công viên cây xanh, khu vực thể dục ngoài trời, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cafe…

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Tuyến metro số 3A Tp Hcm đã triển khai chưa?

    Trưởng ban chuẩn bị đầu tư tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên) cho biết, dự án đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Thủ tướng. Dự kiến, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án, MAUR (ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh) sẽ bắt đầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuyến Metro số 3A Tp Hcm sẽ kết nối trực tiếp với Tuyến Metro số 1, tạo thành hành lang hành khách công cộng xuyên tâm, kết nối phía Đông Bắc và Tây Nam thành phố. Dự kiến ​​giai đoạn 1 của dự án sẽ khởi công vào năm 2026 và đưa vào vận hành năm 2031 Thông tin tổng quan tuyến metro 3A Tp Hcm Lộ trình tuyến Metro số 3A: Bến Thành - Phạm Ngũ Lão - Ngã tư Cộng Hòa - Hùng Vương - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương - Ga Tân Kiên - Đi qua các khu vực: 1, 3, 5, 6, 10, 11, quận Bình Tân, Bình Chánh.Với tổng chiều dài: khoảng 19,8 km. Dự án được chia thành hai giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (Bến Thành - Bến xe Miền Tây) Chiều dài: khoảng 10 km (8,3 km đi ngầm, 1,7 km đi trên cao) - Số lượng nhà ga: 08 ga ngầm và 02 ga trên cao. - Depot Long Bình dùng chung với tuyến Metro số 1. - Tổng mức đầu tư: khoảng 1,82 tỷ USD. Giai đoạn 2 (Bến xe miền Tây – Bến xe Tân Kiên) Chiều dài: 9,8 km Tiếp tục đi cao hơn. - Số lượng nhà ga: 7 nhà ga trên cao. - Depot Tân Kiên tọa lạc tại huyện Bình Chánh với diện tích 20,15 ha. Tổng mức đầu tư: khoảng 1 tỷ đô la Mỹ Tuyến Metro số 3a kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác như: Tuyến số 1, số 2, số 4 tại ga Bến Thành, phục vụ hành khách là cửa ngõ thành phố đi các tỉnh Tây Nam Bộ. - Tuyến đường được định vị kéo dài theo Quốc lộ 1, nối TP.Tân An - Tỉnh Long An. Tuyến Metro số 3A là tuyến giao thông nội đô rất quan trọng  Việc xây dựng và đưa vào khai thác tuyến Metro số 3a sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, cải thiện hệ thống giao thông công cộng, phát triển theo hướng hiện đại hơn, nhanh hơn. Tuyến Metro số 3a TP HCM không chỉ giúp tăng tốc độ di chuyển mà còn giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và giải quyết tình trạng kẹt xe, ùn tắc... Có thể nói, tại một đô thị lớn như TP.HCM, với điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay, việc hạn chế ô tô cá nhân và phát triển giao thông công cộng là điều có thể xảy ra. Tuyến Metro là xu thế tất yếu để giải bài toán giao thông công cộng, giải quyết nhu cầu cấp thiết về phương tiện đi lại của người dân. Trong hàng loạt giải pháp được đưa ra để đẩy nhanh tiến độ, việc xây dựng và vận hành các tuyến đường sắt đô thị được coi là công cụ hữu hiệu nhất để rút ngắn thời gian. Tàu điện ngầm có sức chở hành khách lớn, chi phí đi lại thấp, kết nối thuận tiện với nhiều công nghệ hiện đại luôn là mục tiêu được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới theo đuổi. Dù tuyến số 3A vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng bước đầu nhưng đã phát đi tín hiệu đáng mừng và mang lại nhiều kỳ vọng cho mọi tầng lớp xã hội, sẽ cải thiện diện mạo thành phố, thu hút du lịch, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế và nhiều ngành công nghiệp khi dự án hoàn thành. Cập nhật thông tin mới về tuyến Metro 3A Vào ngày 5 tháng 7 năm 2023, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) và đại diện từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thực hiện một cuộc khảo sát thực địa trên toàn tuyến đường sắt đô thị số 3a (Bến Thành - Tân Kiên). Mục tiêu của chuyến khảo sát này là để chuẩn bị và hoàn chỉnh đề xuất dự án cùng với các công việc tiếp theo liên quan đến dự án. Điều này cho thấy sự hợp tác giữa MAUR và JICA trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị của TP.HCM, đồng thời cũng thể hiện sự quyết tâm của các đơn vị để cải thiện và phát triển giao thông công cộng trong thành phố, giúp giảm ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bài viết quy hoạch Landz thông tin tuyến đường sắt đô thị Metro TP HCM: https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-1-tp-hcm/ https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-2-tp-hcm/ https://landz.vn/quy-hoach/tuyen-metro-so-4-tp-hcm/

    7 tuyến đường lớn nối Long An với TP Hồ Chí Minh

    Về việc kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp với Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An xây dựng kế hoạch rà soát kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Sau cuộc họp, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động rà soát, dự thảo báo cáo chi tiết về hiện trạng, quy hoạch, phương án đề xuất đối với từng vị trí kết nối giữa hai địa phương, Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các đơn vị liên quan 4 khảo sát thực tế hiện trường các vị trí kết nối được đề cập . Tháng 7 năm 2020, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao Thông Vận Tải Long An đồng chủ trì buổi họp về kết nối giao thông giữa hai địa phương với sự tham gia của các Sở ngành chuyên môn và Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh của hai địa phương. Tại cuộc họp, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các thành viên dự họp đã thống nhất các vị trí kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An theo phụ lục đính kèm, trong đó: 7 vị trí kết nối trọng điểm Long An - TP HCM Tổng số vị trí kết nối chính giữa hai địa phương gồm 23 vị trí. Trong 23 vị trí kết nối này có 07 vị trí kết nối đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư. Thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch để phục vụ cho việc kết này giao thông giữa các cụm công nhiệp, cảng hàng hải, các khu vực kinh tế quan trong giữa hai địa phương nhằm thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của hai địa phương, cụ thể: - Đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn đoạn gần Cầu Lớn kết nối với Đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối hiện hữu). -  Đường mở mới Tây Bắc (phía thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch; phía tỉnh Long An cần bổ sung quy hoạch). - Đường Võ Văn Kiệt nối dài, huyện Bình Chánh kết nối Khu công nghiệp Hải Sơn- Tân Đô, huyện Đức Hòa (phía tỉnh Long Anh đã có đường nối 822-823-823B-825 hiện hữu; phía thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung quy hoạch từ Vành đai 3 đên ranh Long An). - Quốc lộ 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc (kết nối hiện hữu). - Đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826C, huyện Cần Giuộc tại vị trí cầu Rạch Dơi (phía thành phố Hồ Chí Minh đang lập quy hoạch điều chỉnh; phía tỉnh Long An đã có Dự án đầu tư). - Đường Long Hậu, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826E, huyện. Cần Giuộc tại vị trí cầu Long Hậu (kết nối hiện hữu). - Đường song song Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh kết nối với đường Trục động TAI, lực, huyện Cần Giuộc (kết nối đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

    Khu tái định cư Dầu Giây 46ha

    Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra Quyết định số 945/QĐ-UBND để tiến hành triển khai Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, được thông qua vào ngày 20 tháng 4 năm 2023 bởi Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ trương đầu tư cho dự án Khu tái định cư tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, theo quy hoạch, Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tổng diện tích hơn 46 ha và nằm ở vị trí có các đặc điểm sau: Phía Đông giáp với đất nông nghiệp.Phía Bắc giáp với dự án khu dân cư A1-C1.Phía Tây giáp với đất nông nghiệp.Phía Nam giáp với đất nông nghiệp. Tổng quan khu TDC Dầu Giây 46ha tỉnh Đồng Nai Quy hoạch TDC Dầu Giây Số vốn đầu tư dự kiến Dự án được xếp vào nhóm B với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 564,052 tỷ đồng. Trong khoản đầu tư này, phân bố chi tiết như sau: Tổng diện tích hơn 46 ha tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Dự án này thuộc nhóm B, và tổng mức đầu tư được dự kiến là khoảng 564,052 tỷ đồng. Khu TDC bao gồm nhiều khâu công việc quan trọng, trong đó chi phí xây dựng đạt khoảng 391,295 tỷ đồng, chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác là khoảng 58,695 tỷ đồng. Chi phí dự phòng ước tính là khoảng 81,620 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 31,442 tỷ đồng, và chi phí di dời hạ tầng là khoảng 1 tỷ đồng. Mục tiêu dự án Dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tính chất là dự án đầu tư xây dựng mới, được thiết kế với sự đồng bộ trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự án này có quy mô lớn và được cấu trúc thành từng phân khu chức năng riêng biệt. Quá trình sử dụng đất trong dự án được quản lý và thiết kế một cách hợp lý theo quy hoạch. Mục tiêu chính của việc đầu tư dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây là để tạo điều kiện tái định cư liên huyện cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, cũng như các dự án quan trọng cấp quốc gia. Đặc biệt, những dự án này thường đi qua khu vực thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Ngoài ra, dự án Khu TDC Dầu Giây 46ha đóng vai trò làm cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông, văn hóa, và xã hội trong thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Điều này giúp cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực. Thời gian triển khai Thời gian thực hiện dự án được dự kiến từ năm 2023, bắt đầu từ khi bố trí vốn để thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến là tối đa 04 năm. Kế hoạch bố trí vốn cho dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Điều này cho thấy sự cam kết của chính quyền và các bên liên quan trong việc triển khai dự án tái định cư này trong một khung thời gian cụ thể và hợp lý. Dầu Dây Đồng Nai hướng tới đô thị loại IV Theo lộ trình đề ra, Dầu Giây đang được lên kế hoạch để trở thành một đô thị loại IV vào năm 2030. Sự phát triển và nâng cấp hạ tầng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi của Dầu Giây gần với các thành phố và khu vực khác như TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, Trảng Bom, Long Thành, Định Quán, sẽ có tác động tích cực đến phát triển của cả khu vực này. Vị trí địa lý chiến lược giữa các đô thị và khu vực khác nhau tạo cơ hội cho Dầu Giây trở thành một trung tâm kinh tế, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực. Sự ảnh hưởng này có thể bao gồm sự gia tăng trong lưu lượng giao thông, cơ hội đầu tư, và phát triển kinh tế và xã hội tổng thể của Dầu Giây và các khu vực lân cận.

    Đường Vành Đai Thành Phố Tân An

    Đường Vành Đai Tân An là một dự án có chiều dài hơn 23km và rộng 33m (bao gồm cả mặt đường và hành lang). Tuyến đường này đi qua địa bàn thành phố trong khoảng 19,2km, bắt đầu từ ngã tư Mỹ Phú thuộc xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa và kết thúc tại nút giao giữa Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 833, thuộc thành phố Tân An. Theo như bản đồ đường vành đai Tp Tân An, tuyến đường đi qua các xã: Lợi Bình Nhơn, An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung và các phường: Khánh Hậu, Tân Khánh... Đường Vành Đai Tân An dự kiến thông xe cuối năm 2023 Sau nhiều năm thi công, dự án Đường Vành đai TP. Tân An bao gồm cả cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đang dần hoàn thiện. Dự án ban đầu có tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng, nhưng sau đó chi phí đã được điều chỉnh lên hơn 1.500 tỷ đồng. Hiện tại, phần lớn mặt đường đã được trải thảm nhựa, với quy mô 4-6 làn xe. Dự án Vành đai Tân An này được xem là tuyến đường huyết mạch quan trọng cho sự phát triển của TP.Tân An, tỉnh Long An.Trong đó, dự án cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây được xem là một trong những hạng mục quan trọng của tuyến đường. Là dự án giao thông quan trọng của TP. Tân An Đường Vành Đai thành phố Tân An là một trong ba công trình trọng điểm được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và cũng được xác định là một trong ba công trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2020-2025 trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Sau khi hoàn thành, Đường Vành Đai sẽ giảm áp lực cho Quốc lộ 1 và tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP.Tân An, cũng như đường Hùng Vương và Hùng Vương nối dài, giúp chuyển hướng lưu thông ra các vùng ven ngoại thành. Dự án này cũng đóng góp rất lớn vào quá trình mở rộng cửa ngõ TP.HCM và kết nối các tỉnh miền Tây với TP.HCM và miền Đông. Đây cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng đô thị loại I của TP.Tân An. Đường Vành Đai Tân An chính thức thông xe Đường Vành Đai Tân An đã hoàn thành Ngày 23/12/2023, tuyến đường Vành Đai TP Tân An đã chính thức thông xe toàn tuyến sau nhiều năm thi công. Dự án này đóng vai trò trọng điểm trong kế hoạch phát triển của tỉnh Long An trong giai đoạn 2021 – 2025. Tuyến đường đóng vai trò là cầu nối giao thông quan trọng, kết nối từ đường cao tốc TPHCM - Trung Lương - Quốc lộ 62 - Quốc lộ 1 và dọc hai bên sông Vàm Cỏ Tây hướng về trung tâm TPHCM.

    Cầu Phú Long

    Cầu Phú Long là một công trình cầu quan trọng nằm trên sông Sài Gòn, kết nối Quận 12 của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thuận An của tỉnh Bình Dương. Dự án cầu Phú Long mới được xây dựng nhằm thay thế cho Cầu Phú Long cũ (còn được biết đến với các tên gọi khác như cầu sắt Phú Long hay cầu sắt Lái Thiêu). Sau hơn 100 năm hoạt động, Cầu Phú Long cũ đã trải qua quá trình xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn giao thông. Để giải quyết vấn đề này, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tháo dỡ cầu cũ. Việc xây dựng cầu mới không chỉ cải thiện hiện trạng giao thông mà còn đảm bảo an toàn và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông trong khu vực. Thông tin tổng quan Cầu Phú Long Cầu Phú Long mới đặt vị trí khoảng 1 km về phía hạ lưu so với vị trí của cầu sắt Phú Long cũ. Nối đường Hà Huy Giáp, thuộc phường Thạnh Lộc, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh và Quốc lộ 13, đi qua phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cầu Phú Long được thiết kế với đường dẫn có tổng chiều dài là 1474 m. Phần cầu chính của công trình có chiều dài gần 600 m, chiều rộng là 26 m, với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp. Thiết kế này nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng chịu tải và đảm bảo an toàn cho giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng trong khu vực. Dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 898 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách TP.HCM là 688 tỷ đồng và từ tỉnh Bình Dương là 210 tỷ đồng. Công trình đã được khởi công vào tháng 11 năm 2008 và sau quá trình thi công, cầu đã chính thức thông xe vào ngày 1 tháng 2 năm 2012. Cầu Phú Long mới giúp cho người dân gần khu vực chỉ phải đi hơn 1 km để qua tỉnh Bình Dương hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, giúp rút ngắn lộ trình đáng kể so với việc đi qua QL 1A như trước đây. Cầu không chỉ hoàn thiện hạ tầng giao thông cửa ngõ Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là một phần quan trọng đóng vai trò trong sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực lân cận. Dự án bất động sản gần Cầu Phú Long Hai bên nhịp cầu là phường Thạnh Lộc Quận 12  và phường Lái Thiêu, trung tâm TP Thuận An. Cả hai phường đều là những khu vực với dân cư đông đúc và sôi động, kinh tế phát triển, và hạ tầng giao thông đang được nâng cấp và hoàn thiện từng ngày. Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các dự án bất động sản quy mô, chỉ cách cầu Phú Long vài km có thể kể đến một số dự án khu dân cư, căn hộ Bình Dương nổi bật (đã hoàn thiện và đang phát triển) như: Khu Dân Cư Vạn Xuân Bắc Sài GònKhu dân cư Vĩnh PhúKhu dân cư eHome 4Căn hộ The Rivana đường Quốc Lộ 13Căn hộ A&T Sky Garden Thuận AnCăn hộ The Emerald 68 Thuận An

    Đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận

    Dự án đường ven biển Vũng Tàu nối Bình Thuận (ĐT 994), với tổng chiều dài 77km và tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng, sẽ chính thức khởi công vào ngày 17/6 tới đây. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công các dự án này trong tháng 6. Dự án mở rộng Tỉnh lộ 994 là một bước phát triển quan trọng để nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông và kết nối giữa hai địa phương quan trọng là Vũng Tàu và Bình Thuận. Khi hoàn thành, dự án này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho khu vực, bao gồm tăng cường an ninh giao thông, thuận lợi hơn cho việc vận chuyển hàng hóa và du khách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch của cả hai tỉnh. Tuyến đường DT994 sẽ được nâng cấp và mở rộng 77km, đường được thiết kế lên quy mô 4-6 làn xe. Dự án này sẽ được chia thành 7 thành phần, phân kỳ triển khai theo khả năng tài chính của tỉnh. Dự kiến sau khi hoàn thành, đường DT994 sẽ có bề rộng 42m và dài gần 100km, nối liền 5 địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên một trục duy nhất. ĐT 994 bắt đầu từ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, đi qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ và kết thúc tại điểm giao với quốc lộ 55 ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Tuyến đường ven biển Vũng Tàu nối Bình Thuận (ĐT 994) Đồng thời, đường DT994 cũng sẽ kết nối với đường Long Sơn - Cái Mép, tạo thành một trục động lực nối các khu công nghiệp và cảng container Cái Mép - Thị Vải ở thị xã Phú Mỹ với các khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ phục vụ phát triển du lịch ở phía Đông của tỉnh và kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong tỉnh và giữa các tỉnh lân cận. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh hạ tầng giao thông Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực triển khai các dự án giao thông quan trọng để kết nối và phát triển liên vùng. Các dự án đáng chú ý bao gồm: Đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Dự án này nhằm xây dựng một tuyến cao tốc nối từ thành phố Biên Hòa đến Vũng Tàu. Việc triển khai dự án này sẽ cải thiện đáng kể khả năng kết nối giữa hai địa điểm này và tăng cường sự thuận lợi cho giao thông hàng hóa và du khách. Đường vành đai 4 Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An : Đây là dự án xây dựng một đường vành đai quan trọng xung quanh vùng đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu. Đường vành đai này sẽ giúp giảm tải đường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trong khu vực. Cầu Phước An: Dự án này nhằm xây dựng một cây cầu để nối cảng Cái Mép - Thị Vải với Đồng Nai và kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cầu Phước An sẽ tạo ra một con đường giao thông quan trọng, giúp tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế trong khu vực. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu phát triển toàn diện, với vai trò quan trọng là cửa ngõ ra biển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Đến năm 2030, tỉnh hướng đến trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, với cơ cấu đô thị đa trung tâm và hạ tầng giao thông đa phương thức. Tầm nhìn phát triển của tỉnh là trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, là trung tâm dịch vụ hàng hải hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, và là trung tâm du lịch chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời, tỉnh cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Để thực hiện những mục tiêu này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm đa phương thức giao thông (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không) để kết nối hiệu quả với các vùng lân cận và đảm bảo sự thông suốt trong di chuyển. Tỉnh cũng tập trung vào phát triển các ngành kinh tế biển, như dịch vụ hàng hải, du lịch biển và công nghiệp biển. Đồng thời, sự đa dạng hóa ngành kinh tế cũng được đặt lên hàng đầu, nhằm tăng cường sự bền vững và đảm bảo sự phát triển ổn định trong tương lai.