tau metro tp hcm

Tuyến Metro Số 2 TP. HCM

Tuyến Metro số 2 (giai đoạn 1 có tên Bến Thành – Tham Lương) là một trong những dự án thuộc hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến này bắt đầu được triển khai từ năm 2013, tuy nhiên do việc điều chỉnh vốn đầu tư, công tác xây dựng đã bị trì hoãn đến năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2030.

Với tổng chiều dài khoảng 48 km, tuyến Metro số 2 bao gồm 42 nhà ga, giúp kết nối nhiều khu vực quan trọng trong và ngoài thành phố.

Phân kỳ đầu tư tuyến Metro số 2

Dự án được chia thành 4 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn 1: Tuyến Bến Thành – Tham Lương có chiều dài 11,2 km và bao gồm 11 nhà ga.
  • Giai đoạn 2: Kéo dài từ Bến Thành đến Thủ Thiêm và từ Tham Lương đến Bến xe An Sương, với tổng chiều dài 9,4 km và 7 nhà ga.
  • Giai đoạn 3: Mở rộng tuyến từ Bến xe An Sương đến Củ Chi với tổng chiều dài 27,4 km và 24 nhà ga.
  • Giai đoạn 4: Tiếp tục kéo dài tuyến từ Củ Chi đến Gò Dầu (Tây Ninh), sau đó phân thành hai nhánh:
    1. Một nhánh chạy đến cửa khẩu Mộc Bài, hình thành tuyến kết nối từ Bến Thành – Tham Lương – Củ Chi – Gò Dầu – Mộc Bài.
    2. Nhánh còn lại hướng đến cửa khẩu Xa Mát, tạo tuyến Gò Dầu – Tây Ninh – Xa Mát.

Điều chỉnh quy hoạch năm 2024

Theo quy hoạch được điều chỉnh vào năm 2024, tuyến Metro số 2 sẽ có thêm một nhánh từ ga An Hạ đến Depot Bình Mỹ. Đồng thời, tuyến cũng được kéo dài từ ga Thủ Thiêm đến Bến xe Sông Tắc, nâng tổng chiều dài lên 62,2 km, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đô thị và kết nối liên vùng hiệu quả hơn.

Giai đoạn 1

Tuyến Bến Thành - Tham Lương giai đoạn 1
Tuyến Bến Thành – Tham Lương giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tuyến Tham Lương - Bến xe Tây Ninh giai đoạn 2
Tuyến Tham Lương – Bến xe Tây Ninh giai đoạn 2

Giai đoạn 3

Tuyến bến xe Tây Ninh - Củ Chi giai đoạn 3
Tuyến bến xe Tây Ninh – Củ Chi giai đoạn 3

Cập nhật

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Aeon Mall Hóc Môn

    Aeon Mall Hóc Môn, vừa qua Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam đã ký kết "Bản ghi nhớ về Quyết định đầu tư Trung tâm thương mại tại tỉnh Đồng Nai" với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và "Bản thỏa thuận đầu tư" với Uỷ Ban Nhân Dân huyện Hóc Môn. Bản thỏa thuận đầu tư với UBND Huyện Hóc Môn được ký kết tại "Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Huyện Hóc Môn và Huyện Củ Chi năm 2022" trước sự chứng kiến của các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam. Aeon Mall Hoc Mon sẽ được đặt tại mặt tiền đường Quốc Lộ 22, thị trấn Hóc Môn, Tp Hcm. Dưới góc nhìn của Aeon Mall, huyện Hóc Môn là một khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng phát triển đô thị mở rộng. Với quỹ đất rộng lớn và môi trường tự nhiên phong phú, khu vực này có thể trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố trong tương lai., mang lại rất nhiều tiềm năng cho Aeon Mall Hóc Môn. Ngoài ra, việc phát triển hạ tầng đồng bộ, bao gồm quy hoạch phát triển đường Vành đai 3 Tp.Hcm đi qua Hóc Môn - Củ Chi, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến đường sắt liên đô thị, sẽ tạo ra nhiều tiện ích và thuận lợi cho việc kinh doanh và phát triển kinh tế trong khu vực này. Vì vậy, Aeon Mall tin tưởng rằng đầu tư vào huyện Hóc Môn sẽ mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển cho Aeon Mall Hóc Môn trong tương lai. Thêm vào những tiềm năng khác của Huyện Hóc Môn, đó là việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Khu vực này có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Củ Chi, khu du lịch văn hóa Tây Sài Gòn và các làng nghề truyền thống như làng gốm Bình Định và làng sản xuất rượu nếp Bà Điểm. Việc đầu tư phát triển du lịch sẽ tạo ra các nguồn thu mới cho khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương và cải thiện đời sống người dân. Nếu được đẩy mạnh, du lịch có thể trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của Huyện Hóc Môn và mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư. Aeon Mall định hướng lâu dài tại Việt Nam Aeon Mall đã lựa chọn Aeon Mall Hóc Môn, Củ Chi và Đồng Nai là 3 trong số các địa phương để xây dựng và phát triển trung tâm thương mại trong thời gian sắp tới. Việc chọn các địa điểm này cho thấy sự đánh giá cao của Aeon Mall đối với tiềm năng kinh tế và phát triển của các khu vực này, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư. Công ty TNHH Aeon Mall đã đặt mục tiêu xây dựng và vận hành 16 trung tâm thương mại tại Việt Nam từ nay đến năm 2025. Hiện tại, họ đã đầu tư và phát triển thành công 5 trung tâm thương mại, bao gồm 2 tại TPHCM, 1 tại Hà Nội, 1 tại Bình Dương và 1 tại Hải Phòng. Aeon Mall Hóc Môn khi nào khởi công? là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian qua, nhưng hiện nay công ty Aeon Mall chỉ mới ký kết bản thỏa thuận đầu tư với Uỷ Ban Nhân Dân huyện Hóc Môn với ước tính trị giá 250 triệu USD (tương đương 5.750 tỷ đồng). Bên cạnh đó là bản ghi nhớ về quyết định đầu tư trung tâm thương mại tại tỉnh Đồng Nai ghi nhận mức đầu tư lên đến 268 triệu USD. Cập nhật đầu năm 2023, có thông tin dự kiến Aeon sẽ sớm triển khai dự án Aeon Mall Tân An tại tỉnh Long An. https://landz.vn/thi-truong/aeon-mall-tan-an/

    Tuyến Metro Số 1 TP HCM

    Vào ngày 13/11/2019 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 4856/QĐ-UBND về Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến Metro số 1 TPHCM ( Bến Thành - Suối Tiên) với một số nội dung điều chỉnh trong đó: Thông tin tổng quan tuyến Metro Số 1 TP HCM Dự án tuyến Metro Số 1 có mức đầu tư: 43.757.150.000.000 đồng (Bốn mươi ba nghìn, bảy trăm năm mươi bảy tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng) Dự kiến thời gian thực hiện dự án: Thời gian hoàn thành công trình đưa vào khai thác: Quý IV năm 2021; Thời điểm kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng: Năm 2026 Lộ trình tuyến Metro Số 1 TP HCM Từ : Bến Thành Quận 1 (tại Quảng trường Quách Thị Trang) – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình TP Thủ Đức (Quận 9 cũ). Thông số tuyến đường sắt trên cao Metro Số 1 Dự án Metro Số 1 TP HCM có tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao). Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).Depot đặt tại phường Long Bình, quận 9 với diện tích 20 ha.Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA). Trong tương lai Tuyến Metro Số 1 sẽ được định hướng kéo dài từ ga Suối Tiên đến Bình Dương và đến thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 có 04 gói thầu chính: Hình ảnh thực tế tuyến Metro Số 1 Gói số 1: Xây dựng đoạn đi ngầm: gồm 02 gói thầu: Gói số 1a: Từ Ga TT Bến Thành - ga Nhà hát TP, bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m.Gói số 1b: Từ ga Nhà hát TP - ga Ba Son, gồm 02 nhà ga ngầm và đoạn hầm metro dài 1.315m. Gói số 2:  Xây dựng đoạn đi trên cao và depot: dài 17,1 km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương. Gói số 3: Mua thiết bị cơ điện, đường ray, toa xe và bảo dưỡng. Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.   Gói số 4: Hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Công ty Khai thác vận hành.   Tuyến Metro Số 1 chính thức chạy thử Các đoàn tàu ba toa dài hơn 61 m của Metro số 1 đã thử nghiệm qua 8 nhà ga trên cao với hành trình 12,3 km trong ngày chạy thử lần đầu tiên vào cuối năm 2022. Lần chạy thử thứ hai của tuyến metro kéo dài 11 km vào ngày 15/4/2023 với đoàn công tác Chính phủ khi vào TP HCM làm việc. Lần mới nhất 26/4/2023, tuyến Đường sắt đô thị đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh - Metro Bến Thành - Suối Tiên đã chạy thử thành công với 6 chuyến và vận chuyển tổng cộng 2.000 khách tham quan. Lần này, tàu chạy từ ga Suối Tiên đến ga An Phú, phường Thảo Điền, với thời gian khoảng 20 phút. Hai lần trước, tàu chỉ chạy đến ga Bình Thái và ga Rạch Chiếc. Các đoàn tàu Metro số 1 được sản xuất tại Nhật Bản, có buồng lái ở hai đầu, vỏ làm bằng hợp kim nhôm, màu chủ đạo xanh dương và được thiết kế với nội thất thuận tiện cho khách và dễ vệ sinh, bảo dưỡng. Tuyến đường trên cao này có tốc độ tối đa 110 km/h, nhưng tàu chỉ chạy dưới 50 km/h trong quá trình thử nghiệm để đảm bảo an toàn. Dự kiến đến ngày 2/9, chủ đầu tư sẽ cho tàu chạy thử trên toàn tuyến với tổng chiều dài 19,7 km, trước khi chuyển sang giai đoạn khai thác thử vào cuối năm nay. Đồng thời, tuyến metro đang được đẩy nhanh thi công để hoàn thành các hạng mục cuối như lắp đặt các thiết bị còn lại, hoàn thiện kiến trúc nhà ga, cầu bộ hành dọc tuyến. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến hơn 43.700 tỷ đồng và tuyến bao gồm ba ga ngầm và 11 ga trên cao, bắt đầu từ ga Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức). Công trình đang được đẩy nhanh để hoàn thiện các hạng mục cuối như lắp đặt các thiết bị còn lại, hoàn thiện kiến trúc các nhà ga và cầu bộ hành. Giá vé đi Metro Số 1 là bao nhiêu? Mới gần đây, Sở Giao Thông Vận Tải đã đề xuất giá vé metro số 1 được làm bằng thẻ vé thông minh, gồm vé lượt, vé ngày và vé tháng. Trong đó, vé lượt thấp nhất cho chặng 5km là 12.000 đồng và cự ly trên 15km là 18.000 đồng. Vé 1 ngày có giá là 40.000 đồng, vé 3 ngày có giá 90.000 đồng, vé tháng là 260.000 đồng. Giá vé dự kiến được áp dụng khi tuyến metro số 1 chính thức hoạt động và đề xuất áp dụng tối thiểu 3 năm đầu và tối đa là 5 năm. Do năm 2028 sẽ kết thúc hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng. Đây là thời gian tối thiểu để ổn định lượng hành khách và đánh giá mức độ phù hợp của giá vé với thu nhập người dân. Sau đó, các đơn vị liên quan sẽ đánh giá, tổng kết, tổng hợp số liệu để trình UBND TP xem xét ban hành điều chỉnh giá vé cho phù hợp. Theo Sở GTVT, giá vé cho tuyến metro số 1 đã được các đơn vị phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện phương án giá vé. Đồng thời, tổng hợp các nghiên cứu, chính sách liên quan về giá vé và tình hình hoạt động của đường sắt đô thị khu vực xung quanh. Cập nhật tiến độ Metro số 1 mới nhất Tiến độ công trình tuyến Metro số 1 đang đạt khoảng 96%, và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay (2023). Từ tháng 1 đến tháng 6-2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiệm thu và thanh toán các hạng mục đã hoàn thành, đồng thời tiến hành đào tạo nhân sự cho vận hành thương mại. Các công việc khác bao gồm đánh giá và chứng nhận an toàn hệ thống, lắp đặt các hệ thống cơ điện, và hoàn thành thi công nhánh trái và nhánh phải của cầu bộ hành ở các ga trên cao. Dự kiến vào tháng 7-2024, đường metro số 1 sẽ chính thức đi vào vận hành thương mại, mở ra một giai đoạn mới trong việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng hiện đại cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến Metro Chính Thức Chạy Vào 22/12/2024 Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức vận hành vào ngày 22/12/2024, đánh dấu bước khởi đầu cho hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM. Tuyến có tổng chiều dài gần 20 km, bao gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Giá vé linh hoạt từ 6.000 - 20.000 VND/lượt, vé ngày không giới hạn lượt đi từ 40.000 - 90.000 VND, và vé tháng ở mức 300.000 VND, mang đến sự tiện lợi cho người dân và góp phần cải thiện giao thông đô thị. Tuyến Metro số 1 không chỉ cung cấp thêm một phương tiện di chuyển nhanh chóng, thuận tiện, kết nối khu vực phía Đông với trung tâm TP.HCM mà còn trở thành một điểm check-in mới đầy hấp dẫn. Với thiết kế hiện đại và những trải nghiệm độc đáo, tuyến metro hứa hẹn mang lại những khoảnh khắc thú vị và cảm xúc mới lạ trong mỗi chuyến đi của người dân và du khách.

    Bản đồ Quận 5 TP.HCM

    Bản đồ Quận 5 - nằm ở phía Tây Nam của trung tâm thành phố Thành phố Hồ Chí Minh. Có diện tích 4,27 km², quận 5 có dân số năm 2019 là 159.073 người, đạt mật độ dân số lên đến 37.254 người/km². Khu vực này được biết đến với sự đa dạng về văn hóa và kinh tế, đặc biệt là với sự hiện diện của nhiều cộng đồng người Hoa. Vị trí địa lý Quận 5 Quận 5 có vị trí địa lý chiến lược tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, và giáp ranh với các quận và khu vực lân cận như sau: Phía đông giáp Quận 1, với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ, cũng như giáp Quận 4 qua một đoạn nhỏ của kênh Bến Nghé.Phía tây giáp Quận 6, với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và khu vực bến xe Chợ Lớn.Phía nam giáp Quận 8, với ranh giới là kênh Tàu Hủ.Phía bắc giáp Quận 10 và Quận 11, với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh. Bản đồ Quận 5 qua Google Maps Quận 5 đã trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính trước và sau năm 1959. Hiện tại, Quận 5 có 14 phường trực thuộc đó là: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13 và Phường 14. Địa điểm & tuyến đường nổi bật Quận 5 Quận 5 là nơi tọa lạc của nhiều bệnh viện lớn và nổi tiếng, các trường trung học uy tín, món ăn đặc trưng ngon miệng, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, quận này cũng có nhiều hoạt động du lịch đặc trưng thu hút du khách. Các tuyến đường chính Đại lộ Võ Văn KiệtĐường An Dương VươngĐường Nguyễn TrãiĐường Trần Hưng ĐạoĐường Hùng VươngĐường Hà Tôn QuyềnĐường Nguyễn Văn CừĐường Ngô QuyềnĐường Ngô Gia Tự Các địa điểm lớn tại Quận 5 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Khoa học Tự nhiên,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhBệnh viện Bệnh Nhiệt đớiBệnh viện Nguyễn Tri PhươngBệnh viện Hùng VươngHội quán Ôn Lăng.Đình Minh Hương Gia Thạnh.Miếu Nhị Phủ (Chùa Ông Bổn).Chùa Thiên Tôn.Đình Tân Kiểng.Hội quán Phước An.Khách sạn 5 sao Windsor PlazaTrung tâm Văn hóa Quận 5Công viên nước Đại Thế GiớiChợ Kim BiênChợ An Đông Dự án căn hộ Quận 5 nổi bật Sở hữu vị trí đắc địa nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, giúp cư dân dễ dàng di chuyển đến các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, Quận 7, và Quận 10 một cách thuận lợi. Điều này làm cho Quận 5 trở thành một trong những khu vực được ưa thích cho những người tìm kiếm nơi sống gần nơi làm việc, giảm thiểu thời gian di chuyển. Ngoài ra, sự sầm uất và đa dạng trong hoạt động mua sắm và ẩm thực tại Quận 5 tạo nên một môi trường sống tập trung và phát triển. Với văn hóa phong phú của cộng đồng người Hoa, quận này có nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn, và chợ đa dạng. Đây cũng là lý do khiến Quận 5 luôn thu hút sự quan tâm của các nhà phát triển bất động sản và khách hàng trong việc phát triển các dự án nhà ở và căn hộ cao cấp, có thể kể đến một số dự án căn hộ Quận 5 nổi bật như: The Everrich InfinityHùng Vương PlazaChung cư Phúc ThịnhChung cư 155 Nguyễn Chí ThanhTản Đà CourtStella ResidenceTâm Đức Plaza

    Đường Vành Đai 2 TP.HCM

    TP.HCM đã có quy hoạch đường Vành đai 2 từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 12.540 tỷ đồng - được xem là dự án rất quan trọng đối với giao thông quanh tuyến nội đô Tp Hcm. Đường vành đai 2 Tp Hcm là đường đô thị cấp 1 dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, đi hướng Đông Bắc qua cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy rồi rẽ hướng Bắc, giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao An Phú, rồi đến cầu Phú Hữu ( cầu Rạch Chiếc 2). Sau đó, đường rẽ hướng Tây Bắc đến ngã tư Bình Thái, giao với Xa lộ Hà Nội, rồi giao với đường Phạm Văn Đồng, đi đến ngã tư Gò Dưa. Từ ngã ba Gò Dưa, đường đi theo quốc lộ 1 đến ngã ba An Lạc, rồi theo đường Hồ Học Lãm, Trịnh Quang Nghị đến gần đường Nguyễn Văn Linh Tuyến đường đi qua các quận, huyện sau của Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 7, Quận 8, Quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức. Theo kế hoạch dự kiến toàn tuyến sẽ hoàn thành vào năm 2030. Dự kiến cần đến 30 nghìn tỷ đồng để hoàn thiện đường vành đai 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quy hoạch giao thông của TP.HCM. Theo ước tính sẽ giảm được một lượng lớn phương tiện lưu thông phải vào trung tâm thành phố, qua đó giảm ùn tắc và tai nạn giao thông do xe tải trọng lớn gây ra tốt hơn. Tiến độ đường Vành Đai 2 TP.HCM mới nhất Bản đồ đường Vành Đai 2 TP HCM Đường Vành đai 2 để hoàn thành một vòng khép kín các tuyến đường đô thị của TP.HCM, có tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay đã hoàn thành 50,2 km, còn khoảng 14 km chia thành 4 đoạn đường chưa hoàn thành. Đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp): Có chiều dài 3,5 km, dự án này đã được Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, với tổng mức đầu tư là 9.328 tỉ đồng. Trong đó, có 6.675 tỉ đồng dành cho việc giải phóng mặt bằng. Đoạn 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng): Có chiều dài 2,8 km và đã hoàn tất hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bởi Sở Giao thông Vận tải. Tổng vốn đầu tư là 4.543 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.956 tỉ đồng. Dự kiến rằng vào quý 4 năm 2023, dự án này sẽ được đưa vào xem xét bởi Hội đồng Nhân dân thành phố để quyết định chủ trương đầu tư. Đoạn 3, kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, có chiều dài khoảng 2,7 km, đã bắt đầu triển khai từ năm 2017 dưới hình thức BOT (Build-Operate-Transfer) với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án đã phải tạm dừng thi công vào tháng 3 năm 2020 khi mới hoàn thành 44% khối lượng công việc do gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng và việc điều chỉnh dự án chưa hoàn tất. Đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh): Với chiều dài 5,3 km, dự án này có tổng mức đầu tư ước tính là 16.417 tỉ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 13.190 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện thời Thành phố chưa có kế hoạch cân đối nguồn vốn, do đó chưa có cơ sở để trình cấp thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư cho dự án này. Đặt mục tiêu sớm khép kín đường Vành Đai 2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu quan trọng đến năm 2030, đó là hoàn thiện Vành đai 2 TP HCM nhằm giảm ùn tắc giao thông trong nội thành và tăng cường kết nối giữa các cảng biển, khu công nghiệp và đường cao tốc. Mặc dù quan tâm lớn đến vấn đề này, nhưng thách thức chính đối diện là nguồn vốn. Gần đây, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã được ban hành, tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm cơ chế và chính sách đặc thù để phát triển. Theo đó, TP.HCM có thể sử dụng với phương án trả chậm bằng ngân sách, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước. Điều này mở ra cơ hội cho TP.HCM có thể tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà đầu tư thực hiện các phần còn thiếu của Vành đai 2. Hình thức trả chậm cho phép Thành phố thanh toán cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian 5-10 năm sau khi công trình hoàn thành và được quyết toán. Điều này giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn, mở ra cơ hội cho TP.HCM triển khai nhanh chóng và hiệu quả hóa việc khép kín Vành đai 2 Tp.Hcm, góp phần giảm ùn tắc giao thông và nâng cao hệ thống giao thông đô thị.

    Bản đồ Quận 1 TP.HCM

    Bản đồ Quận 1 - được xem là quận trung tâm nhất của TP HCM, là nơi tập trung nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, giải trí, văn hóa thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước Vị trí địa lý Quận 1 Phía đông giáp Thành phố Thủ Đức qua sông Sài Gòn.Phía tây giáp Quận 3 và Quận 5, với các đường chính như Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Cừ.Phía nam giáp Quận 4 với ranh giới là kênh Bến Nghé.Phía bắc giáp các quận Bình Thạnh và Phú Nhuận, với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Bản đồ Quận 1 qua Google Maps Quận 1 hiện nay có 10 phường bao gồm: phường Tân Định, phường Đa Kao, phường Bến Nghé, phường Bến Thành, phường Nguyễn Thái Bình, phường Cầu Ông Lãnh, phường Cô Giang, phường Cầu Kho, phường Nguyễn Cư Trinh và phường Phạm Ngũ Lão. Diện tích của quận là 7,72 km², với dân số khoảng 142.625 người vào năm 2019 và mật độ dân số đạt 18.475 người/km². Các tuyến đường chính tại Quận 1 Quận 1 với hệ thống giao thông đa dạng với hơn 150 tuyến đường chính, sau đây là một số tuyến đường nổi bật: Đường Điện Biên PhủĐường Đinh Tiên HoàngĐường Đồng KhởiĐường Nguyễn HuệĐường Hai Bà TrưngĐường YersinĐường Hàm NghiĐường Lê LợiĐường Lê DuẩnĐường Nam Kỳ Khởi NghĩaĐường Nguyễn Bỉnh KhiêmĐường Nguyễn DuĐường Võ Văn Kiệt Các công trình & địa điểm nổi bật tại Quận 1 Dinh Độc LậpBưu điện Sài GònNhà thờ cĐức BàChùa Ngọc HoàngBảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minhh.Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí MinhNhà hát Thành phố Hồ Chí MinhCông viên Tao ĐànThảo Cầm ViênTòa nhà Bitexco Financial Tower.Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí MinhCầu Ba SonCầu KiệuCầu Bông Dự án căn hộ Quận 1 Với vị trí đắc địa ngay trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, điểm giải trí và văn hóa, đến chính trị và kinh tế của Sài Gòn. Điều này khiến Quận 1 luôn là lựa chọn lý tưởng cho nhiều người khi tìm kiếm nơi an cư. Những dự án căn hộ Quận 1 nổi bật: Horizon TowerBMC Võ Văn KiệtCentral GardenCăn hộ Vinhomes Đồng KhởiThe LancasterVinhome Golden RiverThe Grand ManhattanThe MarQGrand Marina SaigonZenity CapitaLand

    Cầu Ba Son TP.HCM

    Cầu Ba Son là cây cầu dây văng nằm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa Quận 1 và thành phố Thủ Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án xây dựng cầu này đã bắt đầu vào đầu năm 2015 và hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ban đầu, cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2. Sau đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thay đổi tên thành cầu Ba Son, để tôn vinh xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử của khu vực. Đây là một biểu tượng quan trọng của thành phố và một phần của hệ thống giao thông quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Thiết kế cầu Ba Son Công trình cầu Ba Son là một kiệt tác kiến trúc với tổng chiều dài 1.465 mét, trong đó phần cầu chính có độ dài 885,7 mét. Nhịp chính của cầu được thiết kế dây văng bất đối xứng, với một trụ tháp hình vòm cao 113 mét nghiêng về phía Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức. Để đảm bảo cầu đủ mạnh mẽ và ổn định, bề mặt của cầu được đỡ bằng tổng cộng 56 bó cáp dây văng. Cầu Ba Son là một công trình giao thông quan trọng với quy mô 6 làn xe, bao gồm 4 làn dành cho ôtô và 2 làn dành cho xe hỗn hợp. Cầu Ba Son có đường dẫn phía Quận 1 được chia thành ba nhánh: Nhánh chính trên đường Tôn Đức Thắng: Đoạn này dài 437 mét và rộng 17,5 mét, với 4 làn xe dành cho việc vượt qua giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh này kết nối với giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N1: Đoạn này dài 195,5 mét và được sử dụng cho hai làn xe từ Quận 1 vào Thành phố Thủ Đức. Bắt đầu từ Công trường Mê Linh, chạy theo đường Tôn Đức Thắng, song song với sông Sài Gòn, và cuối cùng nối vào cầu chính. Nhánh N2: Đoạn này dài 192,7 mét và dành cho hai làn xe từ Thành phố Thủ Đức vào Quận 1. Nhánh này chạy dọc theo cầu chính phía Quận 1 và kết nối xuống đường Tôn Đức Thắng trước khi đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn và Tôn Đức Thắng. Về việc đổi tên thành Cầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ gắn biển tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, đó là cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son, trong khi cầu Thủ Thiêm 1 vẫn giữ nguyên tên gọi là cầu Thủ Thiêm. Việc đặt tên cho hai cây cầu này, Ba Son và Thủ Thiêm, mang theo một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng và duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa của thành phố. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội mà còn thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ đóng góp của các sự kiện và cá nhân trong quá khứ của thành phố. Cầu Ba Son đã chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, đánh dấu một bước quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này được hy vọng sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật trên dòng sông Sài Gòn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh rằng cả hai cây cầu Thủ Thiêm và Ba Son mang ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía đông của thành phố. Thêm vào đó, hai địa danh Thủ Thiêm và Ba Son cũng có một liên hệ mật thiết với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cây cầu này không chỉ cải thiện giao thông mà còn thể hiện sự phấn đấu và sự phát triển đầy tiềm năng của thành phố.