cau vuot tan thoi hiep quan 12

Cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12

Cầu vượt Tân Thới Hiệp đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng vào tháng 12 năm 2005. Do ban quản lý dự án Mỹ Thuận thuộc bộ Giao Thông Vận Tải làm đơn vị chủ đầu tư.

Được xem là một trong những dự án hạ tầng quan trọng tại khu vực phía Tây Bắc TP HCM. Với trọng trách giảm tải lưu giao thông tại tuyến đường Quốc Lộ 1A và tăng thêm sự rõ ràng phân luồng các làn xe, giúp hạn chế được các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra trên tuyến đường.

Thông tin cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12.

Được đưa vào sử dụng cuối năm 2005, cầu Tân Thới Hiệp với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, có chiều dài 305,7m, chiều ngang 15,6m luôn đảm bảo có 4 làn xe lưu thông. Hiện nay lưu thông trên cầu cấm các phương tiện 2 bánh và 3 bánh.

Là cây cầu vượt được xây dựng trên cao, trên điểm nối giữu đường Lê Văn Khương Quận 12 và Lê Đức Thọ Quận Gò Vấp, khu vực ngã tư có lưu lượng giao thông nhiều và liên tục.

Theo đơn vị chủ đầu tư, cầu trên cao Tân Thới Hiệp được kì vọng sẽ góp phần xóa được vấn đề “kẹt xe”, ách tắc giao thông trên tuyến đường.

Tiện ích gần cầu vượt Tân Thới Hiệp Quận 12

Các dự án bất động sản gần cầu vượt Tân Thới Hiệp

Cầu vượt Tân Thới Hiệp nằm trên tuyến đường Quốc Lộ 1A là nơi có địa phận gần giáp ranh giữa Quận 12 và Quận Gò Vấp. Đều là những quận có mật độ cư dân đông đúc, nhiều dự án bất động sản nổi bật, tiện ích mua sắm đã hiện hữu.

Gần nhất là dự án căn hộ Zen Tower trên mặt tiền đường Quốc Lộ 1A, có số lượng khoảng 550 căn hộ vào gồm nhà ở xã hội và căn hộ thương mại. Dự án được bàn giao vào năm 2018, hiện nay tình trạng nhà còn khá tốt và giá bán trung bình từ 2 tỷ/căn hộ.

Khu nhà phố & biệt thự PIER IX Thới An, là khu dân cư compound khép kín tại phường Thới An với quy mô khá rộng thiết kế 268 căn biệt thự phố vườn. Giá bán cập nhật theo thị trường thứ cấp từ 7 tỷ/căn.

Khu căn hộ cao cấp Picity High Park cách cầu vượt Tân Thới Hiệp khoảng 2km , được triển khai bởi tập đoàn Pigroup được đánh giá là một trong những dự án chất lượng nhất khu vực được bào giao vào năm 2022, tổng quy mô dự án lên đến 8,6ha, thiết kế 6 block.

Theo như cập nhật của Landz, hiện nay Picity High Park đã bàn giao hoàn thiện được 3 Block căn hộ, cư dân ở đây khá hài lòng về chất lượng công trình và tiện ích nội khu dự án. Dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn tất bàn giao toàn dự án.

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cầu Phú Cường

    Cầu Phú Cường là một công trình giao thông quan trọng tại khu vực miền Nam. Với vị trí đặc biệt, cầu bắc qua dòng sông Sài Gòn tạo nên mối liên kết quan trọng giữa huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cầu Phú Cường nối liền đường tỉnh lộ 8 thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi và đường Huỳnh Văn Cù, thuộc các phường Phú Cường và Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một Việc có cầu Phú Cường giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai địa điểm quan trọng này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ và người dân giữa hai khu vực. Đồng thời, cầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao thương trong khu vực Tỉnh Bình Dương và Tp Hcm. Cầu Phú Cường giúp kết nối  các khu công nghiệp lớn ( VSIP 2, KCN Mỹ Phước 3-4 ...) của Bình Dương tới Tp Hcm một cách thuận tiện hơn, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, giao thông và phát triển đô thị, giúp kết nối và thúc đẩy sự phát triển của cả hai khu vực. Thông tin Cầu Phú Cường Bình Dương Cầu Phú Cường, một công trình giao thông mang ý nghĩa lịch sử, đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cầu này đã chứng kiến những trận giao tranh đầy ác liệt. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ phục vụ giao thông, công trình cũ của Cầu Phú Cường đã không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Vào tháng 11 năm 2004, quyết định xây dựng lại cầu đã được đưa ra.  Phần cầu cũ đã phải chịu một phần tháo dỡ để tạo không gian cho việc thi công công trình mới. Trong thời gian này, một bến phà cũng được xây dựng để giúp di chuyển giữa hai bờ sông Sài Gòn trong quá trình xây dựng cầu mới. Sau hơn 3 năm thi công Cầu Phú Cường, vào tháng 7 năm 2007, Cầu Phú Cường đã chính thức hoàn thành và thông xe. Với tổng chiều dài 446m và mặt đường rộng 14m, 4 làn xe, cầu được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại với tổng số đầu tư lên đến 121 tỷ đồng. Bất động sản nổi bật gần Cầu Phú Cường Bất động sản Củ Chi Củ Chi gần Cầu Phú Cường nổi bật nhất là 2 xã: Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông. Tại đây với lợi thế gần nhiều KCN, kho xưởng, công ty sản xuất nước ngoài… nên số người về đây định cư sinh sống, làm việc ngày càng tăng cao. Khu vực này bất động sản phát triển mạnh nhất là các dự án đất nền nhỏ có quy mô dưới 2ha, diện tích đất cơ bản từ 80m² - 120m², giá bán nhà đất Củ Chi tại đây giao động từ 16 – 20 triệu/m² Bất động sản Thủ Dầu Một Bình Dương Tại khu vực Thành phố Thủ Dầu Một, bất động sản có phần phát triển hơn khi Cầu Phú Cường gần ngay trung tâm TDM, hầu hết các khu đô thị tại đây đã hình thành, đường giao thông rộng rãi, thuận tiện. Giá nhà đất Bình Dương tại khu vực trung bình từ 35 triệu/m².

    7 tuyến đường lớn nối Long An với TP Hồ Chí Minh

    Về việc kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp với Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An xây dựng kế hoạch rà soát kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Sau cuộc họp, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động rà soát, dự thảo báo cáo chi tiết về hiện trạng, quy hoạch, phương án đề xuất đối với từng vị trí kết nối giữa hai địa phương, Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các đơn vị liên quan 4 khảo sát thực tế hiện trường các vị trí kết nối được đề cập . Tháng 7 năm 2020, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao Thông Vận Tải Long An đồng chủ trì buổi họp về kết nối giao thông giữa hai địa phương với sự tham gia của các Sở ngành chuyên môn và Ủy ban nhân dân các huyện giáp ranh của hai địa phương. Tại cuộc họp, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An và các thành viên dự họp đã thống nhất các vị trí kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An theo phụ lục đính kèm, trong đó: 7 vị trí kết nối trọng điểm Long An - TP HCM Tổng số vị trí kết nối chính giữa hai địa phương gồm 23 vị trí. Trong 23 vị trí kết nối này có 07 vị trí kết nối đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư. Thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch để phục vụ cho việc kết này giao thông giữa các cụm công nhiệp, cảng hàng hải, các khu vực kinh tế quan trong giữa hai địa phương nhằm thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế của hai địa phương, cụ thể: - Đường Nguyễn Văn Bứa, huyện Hóc Môn đoạn gần Cầu Lớn kết nối với Đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối hiện hữu). -  Đường mở mới Tây Bắc (phía thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch; phía tỉnh Long An cần bổ sung quy hoạch). - Đường Võ Văn Kiệt nối dài, huyện Bình Chánh kết nối Khu công nghiệp Hải Sơn- Tân Đô, huyện Đức Hòa (phía tỉnh Long Anh đã có đường nối 822-823-823B-825 hiện hữu; phía thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung quy hoạch từ Vành đai 3 đên ranh Long An). - Quốc lộ 50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc (kết nối hiện hữu). - Đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826C, huyện Cần Giuộc tại vị trí cầu Rạch Dơi (phía thành phố Hồ Chí Minh đang lập quy hoạch điều chỉnh; phía tỉnh Long An đã có Dự án đầu tư). - Đường Long Hậu, huyện Nhà Bè kết nối với Đường tỉnh 826E, huyện. Cần Giuộc tại vị trí cầu Long Hậu (kết nối hiện hữu). - Đường song song Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh kết nối với đường Trục động TAI, lực, huyện Cần Giuộc (kết nối đã có quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận).

    Cầu Sài Gòn

    Cầu Sài Gòn, trước đây được gọi là cầu Tân Cảng trước năm 1975, là một trong số các cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, kết nối quận Bình Thạnh với thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong những cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được hoàn thành xây dựng. Bên cạnh Cầu Sài Gòn là Cầu Sài Gòn 2, nằm song song và cách khoảng 3m. Cầu này có tổng chiều dài hơn 987m và gồm 30 nhịp. Kết cấu chính của cây cầu được thiết kế với sơ đồ 5 nhịp liên tục, sử dụng bê tông cốt thép dự ứng lực. Dự án xây dựng Cầu Sài Gòn 2 đã được Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đặt kế hoạch hoàn thành trong vòng 21 tháng, rút ngắn thời gian so với các đơn vị thiết kế trước đó. Thực tế, quá trình thi công đã được rút ngắn xuống còn 18 tháng, giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách. Sau khi đi vào sử dụng, cây cầu đã giải quyết một cách toàn diện các vấn đề giao thông tại cửa ngõ phía Đông Bắc của TP.HCM. Các tuyến đường nổi bật gần Cầu Sài Gòn Đường Điện Biên Phủ Chiều dài tuyến đường kéo dài từ ngã 7 Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong và Ngô Gia Tự ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến chân cầu Sài Gòn ở quận Bình Thạnh. Trên tuyến đường này, phần gần cầu Sài Gòn (từ Quận Bình Thạnh đến cầu Sài Gòn) được trang bị 6 làn xe ô tô và 2 làn xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trên đường. Đường Xa lộ Hà Nội Đi qua các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đoạn 1 của Xa lộ Hà Nội, từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái trên QL52, có lộ giới rộng 153,5m, được trang bị 16 làn xe (bao gồm 10 làn trục chính và 6 làn song hành). Đoạn 2 tiếp theo, từ nút giao Bình Thái đến nút giao Trạm 2 trên QL52, có lộ giới rộng 113,5m và cũng có 16 làn xe (10 làn trục chính và 6 làn song hành). Đoạn 3 tiếp theo, từ nút giao Trạm 2 đến ngã 3 Tân Vạn trên QL.1, có lộ giới rộng 113,5m và được trang bị 14 làn xe (bao gồm 8 làn trục chính và 6 làn song hành). Cuối cùng, đoạn 4 từ ngã 3 Tân Vạn đến ngã 3 Chợ Sặt trên QL.1 có 6-8 làn xe. Các đoạn đường này trên Xa lộ Hà Nội được thiết kế với số làn xe rộng đủ  đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực Đường Nguyễn Hữu Cảnh Là tuyến đường trung tâm quan trọng chạy từ đường Tôn Đức Thắng ở Quận 1 đến đường Điện Biên Phủ ở Quận Bình Thạnh. Đây là một trong những trục đường chính kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm thành phố. Đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài gần 3,2 km và chạy gần như song song với bờ sông Sài Gòn. Điểm bắt đầu của đường là ngã tư với đường Tôn Đức Thắng và đường Lê Thánh Tôn (hiện nay là đầu cầu Ba Son), và điểm cuối là đường Điện Biên Phủ ngay đầu cầu Sài Gòn phía Quận Bình Thạnh. Ngoài ra, trên tuyến đường này còn có một nút giao thông khác mức với đường Ngô Tất Tố và cầu Thủ Thiêm. Đường Nguyễn Hữu Cảnh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực trong thành phố mà còn mang lại tiện ích cho người dân và góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía đông của thành phố...

    Bản đồ Tỉnh Long An

    Bản đồ tỉnh Long An - Là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa ngõ của khu vực này và liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí chiến lược này, tỉnh trở thành một trong những địa phương quan trọng trong khu vực và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và có hệ thống đường bộ quan trọng như quốc lộ 1, 50, 62, cùng với đường N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh), đảm bảo sự liên kết vùng với Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh cũng được coi là một thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất trong Đồng bằng sông Cửu Long. Bản đồ tỉnh Long An qua Google Maps Long An, mặc dù thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lại nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Với vị trí địa lý đặc biệt này, cộng thêm việc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Long An được coi là một vùng kinh tế động lực và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, và phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh cùng với các tỉnh Svay Rieng và Prey Veng của Campuchia. Bản đồ Tỉnh Long An được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, cùng với 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã. Dưới đây là danh sách các đơn vị chính: Thành phố Tân AnThị xã Kiến TườngHuyện Tân HưngHuyện Vĩnh HưngHuyện Mộc HoáHuyện Tân ThạnhHuyện Thạnh HoáHuyện Thủ ThừaHuyện Tân TrụHuyện Châu ThànhHuyện Cần ĐướcHuyện Cần GiuộcHuyện Bến LứcHuyện Đức HoàHuyện Đức Huệ Hệ thông giao thông tại tỉnh Long An Với vị trí đặc biệt là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chia sẻ đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống giao thông kết nối khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Các tuyến quốc lộ - cao tốc: Các tuyến hiện hữu như quốc lộ 1, 50, 62, đường Hồ Chí Minh, và đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Các tuyến dự kiến như đường 50B (Đường động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang), đường N1, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3, và đường Vành đai 4. Các tuyến đường tỉnh: Các tuyến đường tỉnh được đánh số từ 816 - 840. Ngoài ra, Long An còn có hệ thống giao thông đường thủy phát triển, với các tuyến sông và kênh như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, và sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, và Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều đi qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, và sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể sử dụng các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa để di chuyển từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm & Tiện ích nổi bật tại Long An Khu vui chơi tại Bến Lức Long An Long An có nhiều di tích lịch sử lâu đời và đáng chú ý như: Khu Văn hóa Óc Eo tại Đức Hòa.Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An.Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc.Nhà trăm cột tại Cần Đước. Tỉnh hiện có khoảng 186 di tích lịch sử, trong đó có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, Long An còn có một số địa điểm du lịch và giải trí phổ biến như: Làng nổi Tân Lập.Nhà cổ trăm cột.Công viên nước Rio Long An.Làng cổ Phước Lộc Thọ.Happy Land Bến Lức.Cảng biển Tân Lập.Bảo tàng Long An.Miếu Bà Ngũ Hành.Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo.Khu du lịch Cánh đồng bất tận.Công viên 7 Kỳ Quan.Khu sinh thái Cát Tường Phú Sinh.Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.Núi Đất.Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp.Tượng đài Chiến thắng Long An.Khu di tích kháng chiến Đức Huệ.Âu tàu Rạch Chanh.Tổ Đình Kim Cang.Rừng tràm Long An. Hay các trường đại học và cao đẳng tại Long An như: Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.Trường Đại học Tân Tạo.Trường Cao đẳng Long An.Trường Cao đẳng Sư phạm Long An.Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec. Dự án Bất Động Sản đáng chú ý tại Long An Khu đô thị nổi bật tại Long An Theo như bản đồ tỉnh Long An nằm ở phía Tây và Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ mất khoảng 30 phút đi xe là có thể đến trung tâm TP. HCM, đã thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Một số khu đô thị và dự án bất động sản nổi bật tại Long An: Khu đô thị Làng Sen của Phúc Khang.Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia.Khu dân cư Xuyên Á.Khu dân cư Cát Tường Phú Sinh.Dự án Cát Tường Phú Nguyên.Chuỗi dự án của chủ đầu tư Trần Anh.LA Home Bến Lức.Khu căn hộ Cát Tường Phú An Residence.Khu đô thị Waterpoint Nam Long.Khu đô thị Ecopark Long An.Agora City Thủ Thừa Long An.Khu đô thị Hậu Nghĩa - Đức Hòa (Vinhomes) Ngoài ra, còn nhiều dự án khu dân cư khác đang được phát triển và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản tại Long An.

    Cầu Vàm Cái Sứt Đồng Nai

    Hạng mục xây dựng cầu Vàm Cái Sứt là một phần quan trọng của dự án Xây dựng Hương lộ 2 tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với tổng vốn đầu tư là 1.500 tỉ đồng. Ngày 02/10/2020 là ngày chính thức khởi công của công trình này. Cầu Vàm Cái Sứt sẽ kết nối Hương Lộ 2 với Cao tốc Dầu Giây – Long Thành – Thành Phố Hồ Chí Minh và giúp rút ngắn khoảng cách giữa các khu đô thị tại TP.HCM và khu vực Long Thành trong tương lai. Tuyến Hương lộ 2 kết nối từ Quốc lộ 51 đến Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và được chia thành 3 dự án thành phần. Đoạn đường được chia thành 2 phần: đoạn 1 dài 1,9 km từ Quốc lộ 51 đến Khu Đô thị Long Hưng & Đại đô thị Aqua City với hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt với mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng; đoạn 2 dài 8 km từ Khu Đô thị Long Hưng đến đường Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến đường Hương Lộ 2 Đồng Nai có thiết kế với chiều rộng vỉa hè là 6m mỗi bên. Vì vậy, có thể điều chỉnh diện tích để xây dựng đường. Sau khi xây dựng xong, công trình sẽ được bù đắp và các dự án sẽ được triển khai hai bên đường. Để phát huy giá trị đồng bộ của Hương Lộ 2, Bộ Giao Thông Vận Tải yêu cầu UBND tỉnh cần đẩy mạnh triển khai xây dựng đoạn 1 và hỗ trợ việc triển khai xây dựng đoạn 2 của dự án. Theo thiết kế, đoạn 2 của Hương Lộ 2 kết nối từ ranh giới xã Long Hưng đến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, có chiều dài khoảng 5,7km. Dự án này được 2 doanh nghiệp, Công ty CP Kinh doanh Golf Long Thành và Công ty CP Amata đăng ký thực hiện. Tiến độ Cầu Vàm Cái Sứt năm 2023 Phần cầu chính sẽ hoàn tất Quý 2 năm 2023 Cầu Vàm Cái Sứt Đồng Nai trên hương lộ 2 nối dài, TP. Biên Hòa đã đạt đến 65% tổng khối lượng công việc. Dự kiến, phần cầu chính sẽ hoàn thành thi công trong quý III-2023. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một hộ dân tại đoạn đường đầu cầu phía M2 chưa được bàn giao mặt bằng (khoảng 71m dài), do đó các công việc như đóng cọc cát để xử lý nền đất yếu và đắp đất gia tải để đạt độ lún cố kết chưa thể tiến hành, thời gian chờ để đạt độ lún cố kết, theo hồ sơ kỹ thuật. Tuy nhiên, đã có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề mặt bằng. Hộ dân này đã nhận tiền và đồng ý với mức đền bù và giải tỏa. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Biên Hòa đang chuẩn bị các thủ tục để tiến hành thanh toán tiền cho hộ dân này. Dự kiến vào ngày 20-3, mặt bằng sẽ được bàn giao, giúp đơn vị thi công triển khai công việc một cách thuận lợi.

    Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi mới nhất

    Vừa qua huyện Củ Chi đã đánh giá chính xác tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Và đang tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện. Để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo khai thác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Củ Chi. Tổ chức lập Kế hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi năm 2023 nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng; làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Phù hợp với định hướng phát triển không gian, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, rà soát, cập nhật thông tin chính xác về công trình, dự án, loại bỏ công trình, dự án chưa hoặc không có khả năng thực hiện (do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều dự án phải phân kỳ bố trí vốn, thiếu vốn thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý dự án theo quy định,...). Hạn chế, khắc phục tình trạng quy hoạch các công trình dàn trải, kéo dài, do không đủ nguồn vốn để bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư và làm chậm tiến độ xây dựng công trình. Nội dung triển khai Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi 2023 1. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất của năm 2022 đã được phê duyệt. 2. Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất thành phố phân bổ cho huyện trong năm kế hoạch, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 3. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm: a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện; b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất. Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất để nhận Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 (theo mẫu) và nộp Đơn đăng ký kèm theo bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác nhận vào Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của hộ dân và trả lại hộ dân 01 bản để theo dõi thực hiện. Đối với tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm văn bản đăng ký nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu) và văn bản pháp lý liên quan, bản vẽ hiện trạng vị trí,... 4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. 7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; hiện trạng vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch. 8. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của cá nhân sử dụng đất. 9. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 10. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện. 11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ. 12. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định. 13. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm. 14. Báo cáo, đánh giá giải pháp đối với các dự án đang triển khai; đề xuất xử lý các dự án chưa triển khai thực hiện theo Khoản 8 Điều 49 Luật đất đai. 15. Lập danh mục về các dự án: có thu hồi đất, có sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Danh mục các dự án điều chỉnh: diện tích thu hồi; diện tích sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ (đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại các Nghị quyết trước đây) gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố. 16. Thông qua báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Có nên mua đất Củ Chi? Gần đây thông tin Củ Chi sẽ lên Thành Phố, hay lên Quận thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, vậy có nên mua đất Củ Chi và đất Củ Chi có ưu điểm gì? Xem thêm bài viết phân tích bởi Landz.vn https://landz.vn/thi-truong/dat-cu-chi-co-nen-mua/ Mua bán nhà đất Củ Chi