ban do quan go vap

Bản đồ Quận Gò Vấp TP.HCM

Bản đồ Quận Gò Vấp – là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận có diện tích 19,73km², dân số năm 2019 là 676.899 người, mật độ dân số đạt 34.308 người/km².

Vị trí địa lý Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp nằm ở phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía đông giáp quận Bình Thạnh.
  • Phía tây và phía bắc giáp Quận 12, ranh giới là kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên.
  • Phía nam giáp các quận Phú Nhuận và Tân Bình.

Bản đồ Quận Gò Vấp qua Google Maps

Gò Vấp được chia thành 16 phường, bao gồm các phường 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, và 17. Trong số này, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

Tuyến đường chính Quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp có hệ thống đường giao thông phát triển, bao gồm nhiều tuyến đường quan trọng trong nội đô, đảm bảo kết nối giao thông thuận lợi. Một số tuyến đường quan trọng tại quận Gò Vấp bao gồm:

  • Đường Bạch Đằng
  • Đường Bùi Quang Là
  • Đường Dương Quảng Hàm
  • Đường Hoàng Minh Giám
  • Đường Lê Quang Định
  • Đường Lê Văn Thọ
  • Đường Lý Thường Kiệt
  • Đường Nguyên Hồng
  • Đường Nguyễn Kiệm
  • Đường Nguyễn Oanh
  • Đường Nguyễn Thái Sơn
  • Đường Lê Đức Thọ
  • Đường Nguyễn Tư Giản
  • Đường Nguyễn Văn Công
  • Đường Nguyễn Văn Khối
  • Đường Nguyễn Văn Lượng
  • Đường Phạm Văn Chiêu
  • Đường Phạm Văn Bạch
  • Đường Phan Huy Ích
  • Đường Phan Văn Trị
  • Đường Quang Trung
  • Đường Tân Sơn

Cũng như nhiều tuyến đường khác giúp tạo ra một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực.

Địa điểm nổi bật Quận Gò Vấp

Với sự phong phú về điểm du lịch, văn hóa, và các dịch vụ giải trí, là điểm đến đa dạng cho cả cộng đồng và du khách. Dưới đây là những địa điểm độc đáo và nổi bật tại Gò Vấp:

  • Siêu thị Emart Phan Văn Trị
  • Vincom Phan Văn Trị
  • Phố mua sắm đường Quang Trung
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Chợ Hạnh Thông Tây
  • Chùa Kỳ Quang
  • Quảng trường nhạc nước Hòa Bình
  • Phù Châu Miếu
  • Làng hoa Gò Vấp
  • Country House Coffee
  • Cà phê Du Miên
  • Và rất nhiều nhà hàng, khu du lịch ẩm thực, khu mua sắm khác …
5/5 - (4 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Bản đồ Huyện Bình Chánh TP.HCM

    Bản đồ Huyện Bình Chánh: là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nổi tiếng với tốc độ đô thị hóa cao, huyện thu hút đông đảo dân cư và nằm ở cửa ngõ chính của khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam của thành phố. Với dân số đông nhất cả nước, Bình Chánh đứng thứ 4 về dân số đông nhất trong cấp huyện, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân, theo số liệu năm 2019. Đây là khu vực phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án và tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cư dân. Vị trí địa lý Huyện Bình Chánh Phía đông giáp Quận 7 và Huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào.Phía đông bắc giáp Quận 8 và Quận Bình Tân.Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An.Phía nam giáp Huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.Phía bắc giáp Huyện Hóc Môn. Bản đồ Huyện Bình Chánh qua Google Maps Bình Chánh có diện tích là 252,56 km² và dân số năm 2019 là 705.508 người, với mật độ dân số đạt 2.793 người/km². Huyện này có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Tuyến đường giao thông quan trọng tại Bình Chánh Huyện Bình Chánh có một hệ thống giao thông quan trọng, là cửa ngõ chính của Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây và phía Nam. Bao gồm các tuyến giao thông nổi bật như: Quốc lộ 1A: Nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền TâyQuốc lộ 50: Là tuyến đường chính đi qua cửa ngõ phía Nam, kết nối Thành phố với các tỉnh Long An, Tiền Giang…Đường Nguyễn Văn Linh, Cao tốc Trung Lương: Kết nối Thành phố với các tỉnh miền TâyCao tốc Bến Lức - Long Thành: Là một phần của đường vành đai 3, kết nối giữa các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ.Cao tốc Tân Tạo - Chợ Đệm (đường Võ Trần ChíTỉnh lộ 10: Nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà thuộc tỉnh Long AnDự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 3ADự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 5 Khu căn hộ nổi bật tại Bình Chánh Bình Chánh được xem là một quận ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, thường có đa dạng các dự án bất động sản, đặc biệt là trong phân khúc căn hộ. Trong thời gian gần đây, có sự xuất hiện của nhiều dự án khu đô thị lớn do các tập đoàn uy tín triển khai. Dưới đây là một số dự án căn hộ Bình Chánh tiêu biểu:  Mizuki Park Nam Long Westgate An Gia Khu Dân cư Trung Sơn Lovera Vista Khang Điền

    Cách phân biệt các loại đất trên sổ hồng và bản đồ địa chính

    Về cách phân biệt các ký hiệu loại đất trên sổ hồng, sổ đỏ (GCNQSDĐ) hay trên bản đồ địa chính như LUC, DTT, ODT, SKC hay BHK.... là gì? Trên thực tế, đây là ký hiệu mã hiệu cho dãy đất trên bản đồ địa chính cấp chính quyền. Nhìn vào các ký hiệu của các loại đất, bạn có thể biết loại đất nào đang được sử dụng và loại đất nào có quyền sử dụng gì và thuộc nhóm đất nào. Bài viết dưới đây Landz sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về bản đồ địa chính, phân loại đất và ý nghĩa phân loại, bảng ký hiệu phân loại đất đai. Bảng ký hiệu phân loại đất đai trên bản đồ địa chính Theo điểm 13 Mục III Phụ lục số 01 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về Bản đồ địa chính ngày 19 tháng 5 năm 2014. Để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, các loại đất hiển thị trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu, muốn biết đó là loại đất gì chỉ cần tra vào bảng ký hiệu dưới đây: STTLOẠI ĐẤTMÃINHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP 1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK3Đất lúa nươngLUN4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK6Đất trồng cây lâu nămCLN7Đất rừng sản xuấtRPH8Đất rừng phòng hộRPH9Đất rừng đặc dụngRDD10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS11Đất làm muốiLMU12Đất nông nghiệp khácNKHIINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1Đất ở tại nông thônONT2Đất ở tại đô thịODT3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK13Đất quốc phòngCQP14Đất an ninhCAN15Đất khu công nghiệpSKK16Đất khu chế xuấtSKT17Đất cụm công nghiệpSKN18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC19Đất thương mại, dịch vụTMD20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX22Đất giao thôngDGT23Đất thủy lợiDTL24Đất công trình năng lượngDNL25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV28Đất chợDCH29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT30Đất danh lam thắng cảnhDDL31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA32Đất công trình công cộng khácDCK33Đất cơ sở tôn giáoTON34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC38Đất phi nông nghiệp khácPNKIIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1Đất bằng chưa sử dụngBCS2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS3Núi đá không có rừng câyNCS Có 3 nhóm đất đai chính Cách phân loại đất đai theo sổ đỏ, sổ hồng đơn giản nhất là theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được xác định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp: Còn được gọi là đất canh tác thích hợp cho chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp này được chia thành 8 nhóm cơ bản sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác…Đất trồng cây lâu nămĐất rừng sản xuấtĐất rừng phòng hộĐất rừng đặc dụngĐất nuôi trồng thủy sảnĐất làm muốiĐất nông nghiệp khác 2. Nhóm Đất phi nông nghiệp: Đất ở nông thôn, đất ở đô thịĐất xây dựng văn phòng, kỹ thuật xây dựngĐất quốc phòngĐất xây dựng khu công nghiệp; đất xây dựng mặt bằng sản xuất kinh doanh; đất hoạt động khai thác khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ;Đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, thể thao phúc lợi công cộng; đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác do Chính phủ quy định đất sử dụngĐất cho mục đích tôn giáoĐất có công trình là nhà công vụ, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.Đất Nghĩa trang và nghĩa địaĐất sông, suối, kênh, rạch, rạch và mặt nước chuyên dùngĐất phi nông nghiệp khác do chính phủ quy định 3. Nhóm đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định) Phân loại ký hiệu đất đai, nhóm đất đai có ý nghĩa gì? Ý nghĩa phân loại đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, sở hữu đất đai. Để làm căn cứ xác định thuế đất, hay giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có). Là điều kiện để xác định quyền sử dụng đất hoặc khi thu hồi đất, thông thường giá đất thu hồi thường phụ thuộc vào từng loại đất khi nhà nước thu hồi. Ngoài ra việc phân loại đất còn giúp ích cho việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …

    Bản đồ Quận Bình Tân TP.HCM

    Bản đồ Quận Bình Tân - là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 thông qua việc tách ra từ 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, và Tân Tạo cùng khu vực An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Với dân số gần 800.000 người, quận Bình Tân không chỉ là quận đông dân nhất trong Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là quận có dân số cao nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương. Vị trí địa lý Quận Bình Tân Quận Bình Tân, một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí chiến lược với các đường giáp nhau như sau: Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6.Phía tây giáp huyện Bình Chánh.Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh.Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn. Bản đồ Quận Bình Tân qua Google Maps Quận Bình Tân có diện tích khá lớn khoảng 52,02 km², với dân số 784.173 người, mật độ dân số cao đạt 15.074 người/km². Quận gồm 10 phường trực thuộc, bao gồm: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B, Tân Tạo và Tân Tạo A. Tuyến đường chính tại Quận Bình Tân Quận Bình Tân đặt tại cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo Quốc lộ 1, tạo nên một vị trí chiến lược với sự thuận tiện trong giao thông. Quốc lộ 1 chạy qua vành ngoài của thành phố, cung cấp một tuyến đường quan trọng kết nối với các khu vực khác. Ngoài ra, các tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương cũng là những trục đường quan trọng, liên kết quận Bình Tân với các quận nội thành khác, tham khảo thêm một số tuyến đường lớn tại Bình Tân: An Dương VươngAn LạcẤp Chiến LượcBà HomBình Trị ĐôngGò MâyHương lộ 80Kênh 19/5Các tuyến đường Liên KhuMã LòGò XoàiHồ Học LãmLê Tấn BêTỉnh Lộ 10Lê Trọng TấnHương lộ 2Hương lộ 3 Địa điểm nổi bật tại Quận Bình Tân Quận Bình Tân với tốc độ phát triển đáng kể, phát triển mạnh mẽ về mặt kinh tế xã hội, chuyển hướng theo đà đô thị hóa, tạo nên một không gian sống và làm việc hiện đại, thuận tiện và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cư dân, là khu vực tập trung nhiều địa điểm KCN, siêu thị, dịch vụ văn hóa như: Khu công nghiệp PouYuen Việt Namkhu công nghiệp Tân Tạokhu công nghiệp Vĩnh LộcBến xe miền TâyAeon Mall Bình TânCông viên Gia PhúChùa Huệ NghiêmSiêu thị Go An LạcChợ An Lạc Dự án bất động sản Bình Tân nổi bật Bình Tân đang chứng kiến sự đổi mới và sự đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản. Với những dự án khu dân cư, căn hộ Quận Bình Tân nổi bật được phát triển bởi nhiều tập đoàn lớn và uy tín trong ngành, ví dụ như: Khu dân cư Tên LửaAkari City Nam LongAio City Hoa LâmThe Privia Khang ĐiềnThe Sholi DKRAMoonlight BoulevardMoonlight Centre PointTecco TownGreen Town Bình TânAngia StarChung cư Lê Thành Tân Tạo

    Bản đồ Quận 6 TP.HCM

    Bản đồ Quận 6 - nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, là một quận nội thành có diện tích 7,14 km². Dân số của quận vào năm 2019 là 233.561 người, với mật độ dân số lên đến 32.712 người trên mỗi km². Quận 6 nổi tiếng với Chợ Bình Tây, thường được gọi là Chợ Lớn. Đây được xem là một trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Chợ Bình Tây là nơi tập trung nhiều hoạt động kinh doanh và mua sắm, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống thương mại của thành phố. Vị trí địa lý Quận 6 Phía đông giáp Quận 5, với ranh giới được định bởi các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn.Phía tây giáp quận Bình Tân, và ranh giới chung là đường An Dương Vương.Phía nam giáp Quận 8, với ranh giới bên dưới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa.Phía bắc giáp Quận 11, với ranh giới chính là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa, cũng như giáp quận Tân Phú ở phía bắc. Bản đồ Quận 6 qua Google Maps Quận 6 đã trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính trước và sau năm 1959 đều khác nhau. Hiện nay Bản đồ Quận 6 đã được chia thành 14 phường trực thuộc. Các phường này là: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, và Phường 14. Địa điểm & tuyến đường nổi bật Quận 6 Quận 6 nằm ở vị trí địa lý chiến lược, tiếp giáp với các quận trung tâm và có hệ thống giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối trong khu vực. Với các tuyến đường chính như: Đại lộ Võ Văn KiệtĐường Châu Văn LiêmĐường Kinh Dương VươngĐường Hùng VươngĐường Lê Quang SungĐường Hậu GiangĐường An Dương VươngĐường Lý Chiêu HoàngĐường Nguyễn Văn Luông Địa điểm nổi bật Khu vực này đa dạng với nhiều cửa hàng, chợ truyền thống, trung tâm thương mại hiện đại và các nhà hàng, quán ẩm thực nổi tiếng. Quận 6 cũng nổi tiếng với các công trình kiến trúc độc đáo như cổng sông Bến Đình, chùa Ong Bon và nhiều đền miếu, nhà thờ mang giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt. Chợ Bình TâyChợ Phú LâmCông viên Phú LâmGalaxy Kinh Dương VươngPhố người HoaPhố ẩm thực Cư xá Phú LâmChùa cổ Tuyền Lâm Dự án căn hộ Quận 6 nổi bật Quận 6 được biết đến là trung tâm cộng đồng người Hoa đông đúc. Nơi này đặc trưng với nhiều chợ đầu mối lớn như chợ Kim Biên, chợ Kình Tây, chợ Soái Kình Lâm, và nhiều chợ khác. Sự gần kề giữa các khu chợ này đã tạo ra một tổ hợp khu dân cư sôi động, nơi mọi người trao đổi buôn bán và mua sắm. Do sự phát triển của các khu chợ và nhu cầu về chỗ ở, quận 6 đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều dự án căn hộ. Những dự án này đa dạng về phân khúc và giá bán, phục vụ nhu cầu đa dạng của cư dân. Có thể kể đến một số dự án căn hộ Quận 6 đáng chú ý như: Saigon Asiana Quận 6The Western CapitalSummer SquareLucky PalaceHim Lam – Chợ LớnViva RiversideStarlight Riverside

    Bản đồ Huyện Hóc Môn TP.HCM

    Bản đồ Hóc Môn - Là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nằm ở cửa ngõ của thành phố, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ và hương lộ khá hoàn chỉnh, giúp kết nối với các khu vực lân cận và thuận tiện cho việc di chuyển trong thành phố cũng như ra vào từ các tỉnh thành lân cận. Vị trí địa lý Huyện Hóc Môn Với vị trí nằm ở phía tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với các đơn vị hành chính lân cận như sau: Phía đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, với ranh giới là sông Sài Gòn.Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Phía nam giáp Quận 12, quận Bình Tân, và huyện Bình Chánh.Phía bắc giáp huyện Củ Chi. Bản đồ Hóc Môn qua Google Maps Huyện Hóc Môn có diện tích là 109,17 km², dân số theo thống kê năm 2019 là 541.243 người, với mật độ dân số đạt 4.967 người/km². Huyện được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, và Xuân Thới Thượng. Tuyến đường chính tại Hóc Môn Huyện Hóc Môn có hệ thống đường giao thông quan trọng, với các tuyến đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, và hương lộ khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và kết nối vùng lân cận. Trong đó bao gồm các tuyến đường chính như: Quốc Lộ 22Quốc Lộ 1AĐường Đặng Thúc VịnhDương Công KhiBà TriệuĐông ThạnhĐồng TâmĐỗ Văn DậyLê LợiLê Văn KhươngLê Văn PhiênLý Thường KiệtNguyễn Thị SócNguyễn Văn BứaPhan Văn HớnTô KýThanh NiênTrần Hưng Đạo Và nhiều tuyến đường khác, tạo nên một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp kết nối các khu vực trong huyện và với các địa phương lân cận. Địa điểm nổi bật tại Huyện Hóc Môn Hóc Môn không chỉ là một vùng đất có lịch sử phong phú mà còn có nhiều điểm tham quan và giải trí đa dạng về văn hóa, dịch vụ và giải trí đặc sắc. Dưới đây là một số địa điểm nổi bật tại Huyện Hóc Môn: Di tích Ngã ba Giồng.18 thôn vườn trầu Bà Điểm.Bảo tàng Hóc Môn.Chợ Hóc Môn.Chùa Hoằng Pháp.Công viên Rin Rin Park.Chùa Pháp Bửu.Aeon Mall Hóc Môn (dự kiến triển khai).Khu di tích Ngã Ba Giồng.Cánh đồng hoa Nhị Bình.Cánh đồng diều Hóc Môn.Chùa Vĩnh Phước. Dự án căn hộ Hóc Môn nổi bật Theo như cập nhật của Landz.vn, dự án căn hộ tại Hóc Môn số lượng vẫn còn hạn chế chưa phát triển đa dạng. Tại khu vực này phân khúc đất nền ,nhà phố, biệt thự vẫn được đa số người dân ưa chuộng hơn. Thị trường căn hộ Hóc Môn trong thời gian sắp tới sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nhiều đơn vị phát triển dự án và cả nhà đầu tư căn hộ. Điểm qua một số dự án căn hộ Hóc Môn (đã bàn giao, dự kiến triển khai): 9x An Sương của Hưng Thịnh Corp, HQC Hóc Môn của chủ đầu tư Hoàng Quân, STC City đường Bùi Văn Ngữ…

    Bản đồ Huyện Nhà Bè TP.HCM

    Bản đồ Huyện Nhà Bè - là một trong những huyện ven đô của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đặc điểm vị trí của huyện này là nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Phía đông của huyện tiếp giáp với rừng Sác, tạo nên một môi trường tự nhiên đặc biệt. Ở phía tây của huyện, con kênh Cây Khô chạy qua, là một phần của tuyến đường thủy quan trọng từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh. Giúp cho huyện Nhà Bè có lợi thế trong việc kết nối với các vùng lân cận qua hệ thống giao thông thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thông của khu vực. Vị trí địa lý Huyện Nhà Bè Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía đông: Giáp với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, được chia cách bởi sông Nhà Bè và huyện Cần Giờ qua sông Soài Rạp.Phía tây: Giáp với huyện Bình Chánh.Phía nam: Giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An và huyện Cần Giờ.Phía bắc: Giáp với Quận 7 của Thành phố Hồ Chí Minh. Bản đồ huyện Nhà Bè qua Google Maps Huyện Nhà Bè có diện tích là 100,43 km² và dân số là 206.837 người. Mật độ dân số của huyện đạt 2.060 người/km². Huyện được chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Nhà BèXã Hiệp PhướcXã Long ThớiXã Nhơn ĐứcXã Phú Xuân (huyện lỵ)Xã Phước KiểnXã Phước Lộc 24 tuyến đường chính tại huyện Nhà Bè: Đường Bờ TâyDương Cát LợiĐặng Nhữ LâmĐào Sư TíchĐào Tông NguyênDương Thị NămHuỳnh Tấn PhátLê Thị KỉnhLê Văn LươngLong ThớiNgô Quang ThắmNguyễn BìnhNguyễn Hữu ThọNguyễn Thị HươngNguyễn Văn RàngNguyễn Văn TạoNhơn ĐứcPhạm Hữu LầuPhạm Thị KỳPhạm Thị QuyPhước LộcTân KiểngTrần Thị LiềnTrần Thị Tao Nhà Bè định hướng kinh tế Huyện Nhà Bè đã được xác định phát triển theo hướng đa ngành, bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, và nông nghiệp. Mặc dù có sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Nhà Bè. Hệ thống sông ngòi chằng chịt trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy, làm cho Nhà Bè trở thành nơi có khả năng xây dựng các cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận các tàu với trọng tải lớn, giúp phát triển kinh tế vùng và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong lĩnh vực giao thông và vận tải. Dự án bất động sản nổi bật tại Nhà Bè Sự hình thành và phát triển của các khu đô thị mới như khu đô thị Làng Đại học ABC, khu đô thị The Star Village, khu đô thị GS Metrocity, khu đô thị The Sun City Phước Kiển, khu đô thị Garden Park, khu đô thị Nam Sài Gòn Riverside, khu đô thị Phú Gia (Phú Xuân), và khu đô thị Nhà Bè Dragon City là minh chứng cho sự phát triển đô thị và kinh tế của Nhà Bè. Các khu đô thị, khu căn hộ Nhà Bè mới không chỉ mang lại những tiện ích hiện đại và cơ sở hạ tầng đồng bộ cho cư dân mà còn làm tăng giá trị bất động sản và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc phát triển các khu đô thị mới này cũng góp phần vào quá trình quy hoạch đô thị và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực.