Cầu rạch Bến Cát Thạnh Xuân Quận 12

Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát Thạnh Xuân Quận 12

Vừa qua UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có ý kiến về việc chấp thuận cho doanh nghiệp đầu tư toàn bộ kinh phí cho dự án xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phóng tại phường Thạnh Xuân, Quận 12.

Được gửi cho: Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận 12,Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 12.

Và Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn nêu trên về đầu tư dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phóng tại phường Thạnh Xuân, quận 12. Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư tự chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho toàn bộ dự án bao gồm cả việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thi công dự án theo đúng quy hoạch và quy định Nhà nước. Thành phố sẽ không phải hoàn trả bất kỳ khoản chi phí nào hoặc hình thức thanh toán nào cho dự án này. Giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định hiện hành.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận 12 phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư thực hiện các thủ tục đăng ký kế hoạch sử dụng đất, chấp thuận địa điểm, thu hồi, giao đất theo đúng quy định.

3. Giao Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 12 làm Chủ đầu tư dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát và tuyến đường dự phòng tại phường Thạnh Xuân, quận 12 phối hợp với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư thực hiện chi trả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng theo yêu cầu đề ra.

2 bên bờ cầu rạch bến cát san lấp xong

Được biết Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Gia Cư là chủ đầu tư dự án Picity High Park có vị trí sát với dự án Xây dựng cầu bắc qua rạch Bến Cát, khi hoàn thành sẽ giúp cho người dân trong khu vực dễ dàng hơn trong việc di chuyển giao thông hàng ngày, giảm tránh được phần nào tuyến đường Quốc Lộ 1A đang có hiện tượng quá tải …

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Đường Vành Đai 3 TP.HCM

    Đường Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (ký hiệu toàn tuyến là CT.40) là một phần quan trọng của hệ thống đường cao tốc Việt Nam. Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và đã trải qua các điều chỉnh từ năm 2013. Dự án được Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản, và Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là đơn vị thực hiện. Tổng chiều dài của tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM là 76 km, trong đó có đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh dài 47,51 km, đoạn qua Long An dài 6,81 km, đoạn qua Bình Dương dài 10,76 km và đoạn qua Đồng Nai dài 11,26 km. tổng quan đường Vành Đai 3 TP HCM Phối cảnh Đường Vành Đai 3 TP.HCM Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh Tuyến Vành đai 3 đi qua TP HCM có chiều dài khoảng 47,51 km, đi qua 4 khu vực chính trực thuộc thành phố là Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. Thành phố Thủ Đức Dự án đường Vành đai 3 tuyến Thủ Đức được dự kiến sẽ có chiều dài khoảng 14,7 km và sẽ đi trên đường cao tốc. Chi tiết cụ thể bao gồm đoạn gần cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao Tân Vạn thuộc thành phố Thủ Đức. Sẽ có 4 làn cao tốc và đường song hành hai bên qua khu đô thị, khu dân cư sẽ được làm từ 2 đến 3 làn. Để hoàn thiện, dự án sẽ giải phóng mặt bằng với chiều rộng từ 63m đến 74,5m. Riêng đoạn gần nút giao Tân Vạn (TP Thủ Đức) sẽ giải tỏa tới 120m để kết nối với cảng Long Bình. Huyện Củ Chi Đường Vành đai 3 khi đi qua huyện Củ Chi bắt đầu từ sông Sài Gòn ở đoạn giáp ranh với TP Thuận An, Bình Dương. Tuyến đường này liền kề với các tuyến đường Bình Mỹ, đi qua đoạn Võ Văn Bích, Tỉnh lộ 9, và sau đó chạy vòng cung theo hướng tây nam, đi qua huyện Hóc Môn để kết thúc ở tuyến đường Quốc Lộ 22. Chiều dài của tuyến vành đai 3 qua huyện Củ Chi, TP HCM, là khoảng 6,2 km, đi qua hai xã là Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông. Trong đó, đoạn đường Vành Đai 3 đi qua xã Bình Mỹ có chiều dài khoảng 4 km, bắt đầu từ đoạn sông Sài Gòn và kết thúc tại Đường Hà Duy Phiên (Tỉnh Lộ 9). Huyện Hóc Môn Đoạn đường Vành Đai 3 qua Hóc Môn dự kiến sẽ có tổng chiều dài khoảng 10,4 km, đi qua các xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, và Tân Hiệp. Trong đó, có một đoạn đường dài khoảng 2,5 km đi qua xã Tân Thới Nhì, bắt đầu từ Quốc lộ 22. Tại xã Tân Hiệp, tuyến vành đai 3 sẽ bắt đầu từ hướng kênh Mười Ba, song song với trục đường Thanh Niên. Khu vực xung quanh tuyến đường Vành Đai 3 TP.HCM dự kiến là đất nông nghiệp, có kênh rạch và ít nhà dân sinh sống. Huyện Bình Chánh Đoạn đường Vành Đai 3 TP.HCM qua huyện Bình Chánh dự kiến sẽ có tổng chiều dài khoảng 15 km. Tuyến đường này đi qua ba xã chính là Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân và Bình Lợi. Trong đó, đoạn đi qua xã Phạm Văn Hai có chiều dài khoảng 8,1 km. Tuyến đường Vành Đai 3 sau đó sẽ tiếp tục đi song song với đường Thanh Niên trong khoảng 4,6 km trước khi thay đổi hướng và tiếp tục về hướng đông nam. Điểm xuất phát của tuyến đường trong đoạn đi qua xã Phạm Văn Hai nằm tại bờ kênh Bảy. Hiện tại, khu vực này chủ yếu là đất trống và đất trồng cấy, với một số nhà dân xung quanh. Đường Trần Văn Giàu cũng là điểm cuối của tuyến đường Vành Đai 3 khi đi qua xã Phạm Văn Hai. Bản đồ từng đoạn thuộc Vành Đai 3 TP HCM Đoạn Vành đai 3 TP.HCM qua Long An Đoạn đường Vành Đai 3 qua tỉnh Long An có quy mô rộng 74,5m, được thiết kế là đường cao tốc với tốc độ tối đa 100km/h trong giai đoạn 1. Đường này có tổng cộng 4 làn xe và mặt cắt ngang của đường là 19,75m. Ngoài ra, còn có đường song hành đô thị, vận tốc tối đa là 60km/h, với mỗi bên đường có 2 làn xe. Tuyến vành đai 3, khi đi qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có chiều dài xấp xỉ 6,8 km và trải qua hai xã chính là xã Tân Bửu và xã Mỹ Yên. Điểm bắt đầu của tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức nằm tại bờ kênh Thầy Thuốc, thuộc xã Tân Bửu. Từ đây, tuyến đường tiếp tục giao nhau với sông Bến Lức, đi qua địa bàn của xã Tân Bửu. Sau đó kết nối với đường Nguyễn Hữu Trí và đường Mỹ Yên - Tân Bửu. Tiếp theo, tuyến vành đai 3 đi qua cao tốc TP.HCM - Trung Lương, một trong những tuyến đường cao tốc quan trọng nhất của miền Nam. Điểm kết thúc của tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức sẽ gắn liền với cao tốc Bến Lức - Long Thành, nằm trong phạm vi xã Mỹ Yên. Đoạn Vành đai 3 TP.HCM qua Bình Dương Đường Vành Đai 3 TP HCM  đoạn qua Bình Dương, có chiều dài 26,6 km (15,3 km đã hoàn thành) và đã chính thức khởi công vào tháng 7 năm 2023. Dự án được thực hiện theo tiêu chuẩn cao tốc, và tuyến đường này sẽ được thiết kế với 8 làn xe khi hoàn thành. Đoạn này được chia thành hai phần: Phần một là tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn đã hoàn thành và đang hoạt động, xuất phát từ Thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ) TP HCM, đi qua các khu vực Dĩ An và Thuận An, rồi kết thúc gần địa phận Thành phố Thủ Dầu Một. Phần hai đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế như sau: xuất phát từ tuyến cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, tiếp tục đi qua TP Thuận An và tiếp giáp với Thủ Dầu Một. Sau đó, tuyến đường sẽ tiếp tục về phía Tây Nam, đi qua phường Phú Hòa thuộc Thủ Dầu Một, qua các phường An Thạnh và An Sơn thuộc Thuận An. Cuối cùng, sẽ vượt qua sông Sài Gòn đến huyện Củ Chi thông qua dự án Cầu Bình Gởi. Đoạn Vành đai 3 TP.HCM qua Đồng Nai Đường Vành Đai 3 khi đi qua Đồng Nai có chiều dài 11,2 km, xuất phát từ xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch và kết thúc tại cầu Nhơn Trạch, nối liền Thủ Đức (TP.HCM). Trên tuyến đường sẽ có một điểm xây dựng 5 km cao tốc, kết hợp với dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (chiều dài 28,4 km). Điểm nối này sẽ tọa lạc tại nút giao với tỉnh lộ 25B, với quy mô 4 làn xe và vận tốc tối đa là 100 km/h.

    Bản đồ Huyện Củ Chi TP.HCM

    Bản đồ Huyện Củ Chi - là một huyện nằm về phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km. Huyện Củ Chi có Sông Sài Gòn chảy qua phía đông, tạo thành một ranh giới giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương. Vị trí địa lý của huyện như sau: Phía đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.Phía tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Phía nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn.Phía bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn. Bản đồ Huyện Củ Chi qua Google Maps Huyện Củ Chi có diện tích 434,77 km² và dân số năm 2019 là 462.047 người, với mật độ dân số đạt 1.063 người/km². Hiện nay Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng. Huyện Củ Chi có nhiều tuyến đường quan trọng Đường Quốc Lộ 22 (Xuyên Á)Đường Vành Đai 3 TP.HCMCao tốc Mộc Bài - TP.HCMĐường tỉnh lộ 9Đường tỉnh lộ 8Đường tỉnh lộ 7Đường tỉnh lộ 15Các tuyến đường như Hồ Văn Tắng, Bến Súc, Bến Than, Bình Mỹ, Nguyễn Kim CươngNguyễn Thị Lắng, Nguyễn Văn Khạ, Nguyễn Văn NìPhạm Văn Cội, Võ Văn Bích, Đường 107, và nhiều tuyến đường khác đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của Củ Chi. Địa điểm nổi bật huyện Củ Chi Địa đạo Củ ChiĐền tưởng niệm Bến Dược - Củ ChiCông Viên Hỏa Táng Tháp Long ThọTượng Đài Củ Chi Đất Thép Thành ĐồngTrung Tâm Thương Mại Satra Centre MallKhu Công Nghiệp Tây Bắc Củ ChiVườn Trái Cây Trung AnLàng Sinh Thái Fosaco Bất động sản Củ Chi nổi bật Thị trường bất động sản Củ Chi với nhiều dự án đất nền, nhà phố, biệt thự đáng chú ý như: Khu đô thị Vinhomes Củ ChiKhu biệt thự Lucky Garden Bình MỹĐất nền Tân Quy TownSài Gòn Riverside Villas tỉnh lộ 8Khu dân cư Trần Văn ChẩmKhu dân cư Xuyên ÁKhu dân cư Thịnh VượngKhu dân cư Bình MỹNam An CityKhu dân cư gần UBND huyện Củ Chi

    Cầu vượt Củ Chi

    Cầu vượt Củ Chi nằm trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc Lộ 22) bắc ngang qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8. Đây là công trình giao thông quan trọng của khu vực, có nhiệm vụ giảm tải giao thông giúp cho giao lộ di chuyển thuận tiện hơn. Thông tin về cầu vượt Củ Chi Nằm trong kế hoạch nâng cấp hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Bắc, cầu vượt Củ Chi là cầu vượt trên cao có chiều dài 80m, chiều rộng 15m. Thuộc địa phận thị trấn Củ Chi là nơi được xác định là trung tâm hành chính Huyện và có thể là Thành Phố Củ Chi sau này. Xung quanh cầu vượt Củ Chi là khu trung tâm hành chính, với các dịch vụ công nổi bật như: công viên quảng trường Củ Chi, trung tâm văn hóa, Công an, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, bến xe Củ Chi, Chi cục thuế Huyện, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn... Huyện Củ Chi cách trung tâm thành phố khoảng 33 km, Huyện có diện tích gần 435 km2, dân số năm 2019 là hơn 462.000 người, mật độ dân số đạt 1063 người/1km2 Khu Tây Bắc đang ngày càng khẳng định được đóng góp của mình cho nền kinh tế chung của TP HCM, với lợi thế quỹ đất còn dồi dào, định hướng quy hoạch rõ ràng dài hạn, tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Cầu vượt Củ Chi giúp giao thông di chuyển thuận tiện hơn Đây là đoạn có đến 5 ngã đường giao thông với nhau, cộng với khu dân cư hiện hữu đông trong khu vực, lưu lượng di chuyển trên các tuyến đường hàng ngày là khá lớn. Cho nên cầu vượt đóng vai trò rất cần thiết cho việc giảm tải giao thông, giúp cho người dân, xe hàng hóa ... di chuyển thuận lợi hơn. Từ cầu vượt thị trấn Củ Chi đi về Đức Hòa Long An, thông qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8 đi qua cầu Thầy Cai chỉ mất khoảng 10 phút đi xe máy. Từ các Quận TP HCM muốn đi Cầu vượt Củ Chi: như về trung tâm huyện Hóc Môn, hay trung tâm quận 12 thông qua tuyến đường Quốc lộ 22 chỉ mất từ 30 đến 40 phút trên một trục đường khá thuận tiện. Địa điểm giao lộ tỉnh lộ 8, Quốc Lộ 22, đường Nguyễn Văn Khạ được xem là điểm kết nối quan trọng của khu vực Tây Bắc, từ đây đi về Tây Ninh chỉ mất khoảng 10 km. Hướng đi từ Cầu vượt Củ Chi tới ngay cửa khẩu Mộc Bài khoảng 35km, là nơi giao thương hàng hóa thương mại cực kỳ nhộn nhịp, sầm uất. Đi về hướng Đông, theo tuyến đường Tỉnh Lộ 8 Củ Chi, qua cầu Phú Cường chỉ khoảng 24km là tới ngày trung tâm thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương. Các tuyến đường chính trên có thể chỉ đường về cầu vượt Củ Chi giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Gần Cầu Vượt Củ Chi có địa điểm du lịch nào hay? Địa đạo Củ Chi Địa Đạo Củ Chi Là mạng lưới hầm ngầm phức tạp nằm ở địa chỉ đường Tỉnh lộ 15, Phú Hiệp, huyện Củ Chi, ngoại ô phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong những biểu tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam, liên quan đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Địa đạo Củ Chi là một phần của chiến lược phòng thủ và tiến công của người Việt Nam Cộng, giúp họ tổ chức cuộc sống hàng ngày và tiến hành các chiến dịch chống lại quân đội Mỹ và các lực lượng địa phương đồng minh. Hiện nay, một phần của Địa đạo Củ Chi đã được bảo tồn và mở cửa cho khách du lịch. Du khách có thể tham quan và khám phá các hầm ngầm, học hỏi về lịch sử và cách cuộc sống diễn ra trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Bến Dược Vị trí Tổ 6 - ấp Quốc lộ 22, Phước Thạnh, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, noi này cũng là một di tích nổi tiếng từ thời kỳ kháng chiến. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm việc đi sâu xuống lòng đất để tự mắt thấy những con đường hầm với thiết kế phức tạp. Trong thời kỳ kháng chiến, địa đạo Bến Dược trở thành nơi làm việc của các lãnh đạo và chỉ huy. Nơi đây vừa là nơi tiến hành phẫu thuật, thảo luận chiến lược, lưu trữ lương thực và vũ khí... Nông Trang Xanh (Green Noen) Green Noen hình thực tế Green Noen có địa chỉ tại ấp TP 816/18 Nguyễn Thị Rành, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, ra đời vào năm 2010 với diện tích hơn 60 ha. Đây là mô hình đáng chú ý cho sản xuất nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái, được thực hiện theo tư duy trang trại của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông Trang Xanh là một ví dụ điển hình trong số các trang trại hiếm hoi nằm ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Khu nông trại  tạo cảm giác khác biệt, với không khí trong lành và tươi mát, trái ngược hoàn toàn với sự ồn ào của thành thị. Tại Nông Trang Xanh, du khách có thể cảm nhận sự thư thái trong một không gian yên bình nằm giữa vùng đồng quê tươi đẹp. Dịch vụ cắm trại qua đêm cũng được cung cấp tại đây, mang đến một không gian bình yên giữa thiên nhiên hùng vĩ. Từ Cầu Vượt Củ Chi tới Green Noen chỉ mất khoảng 15-20 phút đi xe. Mua bán nhà đất Củ Chi

    Bản đồ Huyện Nhà Bè TP.HCM

    Bản đồ Huyện Nhà Bè - là một trong những huyện ven đô của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đặc điểm vị trí của huyện này là nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Phía đông của huyện tiếp giáp với rừng Sác, tạo nên một môi trường tự nhiên đặc biệt. Ở phía tây của huyện, con kênh Cây Khô chạy qua, là một phần của tuyến đường thủy quan trọng từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh. Giúp cho huyện Nhà Bè có lợi thế trong việc kết nối với các vùng lân cận qua hệ thống giao thông thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thông của khu vực. Vị trí địa lý Huyện Nhà Bè Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía đông: Giáp với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, được chia cách bởi sông Nhà Bè và huyện Cần Giờ qua sông Soài Rạp.Phía tây: Giáp với huyện Bình Chánh.Phía nam: Giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An và huyện Cần Giờ.Phía bắc: Giáp với Quận 7 của Thành phố Hồ Chí Minh. Bản đồ huyện Nhà Bè qua Google Maps Huyện Nhà Bè có diện tích là 100,43 km² và dân số là 206.837 người. Mật độ dân số của huyện đạt 2.060 người/km². Huyện được chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Nhà BèXã Hiệp PhướcXã Long ThớiXã Nhơn ĐứcXã Phú Xuân (huyện lỵ)Xã Phước KiểnXã Phước Lộc 24 tuyến đường chính tại huyện Nhà Bè: Đường Bờ TâyDương Cát LợiĐặng Nhữ LâmĐào Sư TíchĐào Tông NguyênDương Thị NămHuỳnh Tấn PhátLê Thị KỉnhLê Văn LươngLong ThớiNgô Quang ThắmNguyễn BìnhNguyễn Hữu ThọNguyễn Thị HươngNguyễn Văn RàngNguyễn Văn TạoNhơn ĐứcPhạm Hữu LầuPhạm Thị KỳPhạm Thị QuyPhước LộcTân KiểngTrần Thị LiềnTrần Thị Tao Nhà Bè định hướng kinh tế Huyện Nhà Bè đã được xác định phát triển theo hướng đa ngành, bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, và nông nghiệp. Mặc dù có sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Nhà Bè. Hệ thống sông ngòi chằng chịt trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy, làm cho Nhà Bè trở thành nơi có khả năng xây dựng các cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận các tàu với trọng tải lớn, giúp phát triển kinh tế vùng và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong lĩnh vực giao thông và vận tải. Dự án bất động sản nổi bật tại Nhà Bè Sự hình thành và phát triển của các khu đô thị mới như khu đô thị Làng Đại học ABC, khu đô thị The Star Village, khu đô thị GS Metrocity, khu đô thị The Sun City Phước Kiển, khu đô thị Garden Park, khu đô thị Nam Sài Gòn Riverside, khu đô thị Phú Gia (Phú Xuân), và khu đô thị Nhà Bè Dragon City là minh chứng cho sự phát triển đô thị và kinh tế của Nhà Bè. Các khu đô thị, khu căn hộ Nhà Bè mới không chỉ mang lại những tiện ích hiện đại và cơ sở hạ tầng đồng bộ cho cư dân mà còn làm tăng giá trị bất động sản và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Việc phát triển các khu đô thị mới này cũng góp phần vào quá trình quy hoạch đô thị và cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực.

    Cầu Bình Gởi

    Cầu Bình Gởi là một phần quan trọng của dự án Vành đai 3 TP HCM. Với thiết kế ấn tượng, cây cầu có chiều dài gần 1km, chiều rộng 20m và được trang bị 4 làn xe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối giữa Bình Dương và TP HCM, trong đó số tiền đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 570 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi bắc qua dòng sông Sài Gòn, kết nối giữa thành phố Thuận An và Quận 12. Với vị trí chiến lược trong dự án Vành đai 3 TP HCM, đây là cây cầu thứ 3 được xây dựng qua sông Sài Gòn, gắn kết hai địa phương này sau cầu Phú Cường và cầu Phú Long. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra những tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, thương mại và du lịch trong khu vực. Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng thời gian gần 3 năm, và vai trò thi công sẽ được đảm nhận bởi liên doanh giữa Công ty CP Đại Thiên Trường và Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Thái Sơn. 29/6/2023 Bình Dương khởi công hạng mục Vành Đai 3 đầu tiên Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng nút giao Bình Chuẩn, một phần quan trọng của Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM. Đây là công trình đầu tiên được xây dựng trên đoạn Vành đai 3 TP.HCM đi qua tỉnh Bình Dương. Với việc nút giao Bình Chuẩn bước vào giai đoạn thi công, các công trình tiếp theo thuộc Dự án thành phần 5 của tuyến Vành đai 3 qua Bình Dương sẽ được triển khai. Các công trình này bao gồm cầu Bình Gởi, nút giao Tân Vạn nằm giữa xa lộ Hà Nội và Vành đai 3 và đoạn đường từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn dài hơn 6,2km. Hiện tại, phía Bình Dương đang hoạt động gấp rút để thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khởi công các công trình trong dự án. Đường Vành đai 3 đi qua tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài 26,6km, bắt đầu từ nút giao Tân Vạn và kết thúc tại cầu Bình Gởi. Trong đó hơn 15km trong tổng chiều dài này đã được đưa vào khai thác. Vì vậy, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng phần còn lại dài 10,7km của Dự án đường Vành đai 3. Dự án đường Vành đai 3 qua Bình Dương có tổng mức đầu tư lên đến 19.280 tỷ đồng, trong đó 5.752 tỷ đồng dành cho chi phí xây lắp và 13.528 tỷ đồng dành cho chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là một khoản đầu tư lớn nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, đồng thời đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai.

    Cầu Nam Lý Thành Phố Thủ Đức

    Dự án cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, thuộc Thành Phố Thủ Đức đã được khởi công vào năm 2016. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng từ tháng 4 năm 2019, công trình đã phải dừng lại sau khi hoàn thành 40% khối lượng. Cầu Nam Lý có thiết kế dài 750 m, trong đó phần cầu chính dài 449 m và rộng 20 m, còn đoạn đường dẫn có chiều rộng từ 30-37 m. Dự án cầu Nam Lý tại thành phố Thủ Đức có quy mô 2,69 ha và tổng mức đầu tư là 919 tỷ đồng. Chi phí cụ thể bao gồm chi phí xây dựng 423 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 403 tỷ đồng và các chi phí khác Cầu Nam Lý Đỗ Xuân Hợp tái khởi động năm 2023 Mới nhất, vào tháng 3 năm 2023, UBND TP Thủ Đức đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tổ chức một buổi lễ bàn giao mặt bằng và khởi công thi công cầu Nam Lý. Điều này đồng nghĩa với việc sau gần 4 năm tạm ngừng, dự án cầu Nam Lý đã chính thức được khởi động lại, tạo điều kiện cho việc hoàn thành và đưa công trình này vào sử dụng. Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, 50/54 hộ dân đã đồng ý di dời, tháo dỡ, và trả mặt bằng để làm cầu vượt Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, thành phố Thủ Đức. UBND thành phố Thủ Đức sẽ hợp tác cùng với chủ đầu tư để tiếp tục làm việc trực tiếp với 4 hộ dân còn lại, để vận động và hỗ trợ trong việc hoàn tất các thủ tục liên quan đến bàn giao mặt bằng. Dự kiến rằng toàn bộ quá trình bàn giao mặt bằng sẽ được hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. UBND TP Thủ Đức đã nỗ lực vận động trong việc di dời và giải tỏa mặt bằng để đảm bảo rằng công trình cầu Nam Lý có thể tiếp tục thi công. Công trình này khi hoàn thành sẽ giải quyết nhiều vấn đề giao thông tại khu vực này và đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Dự kiến sau khi quá trình giao mặt bằng hoàn tất, trong vòng 14 tháng cầu Nam Lý sẽ được hoàn thành, kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình giao thông trên đường Đỗ Xuân Hợp, đồng thời giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.