Duong vanh dai 2 doan cau phu dinh quan 8

Cầu Phú Định Quận 8 khi nào khởi công?

Cầu Phú Định được xác định nằm trong dự án vành đai phía Tây (Vành đai 2 – Đoạn 4). Đoạn này dài khoảng 5,3km từ Quốc Lộ 1A (Khu công nghiệp Tân Tạo đi qua kênh Chợ Đệm) và cắt với nút giao Nguyễn Văn Linh.

Tổng mức đầu tư của đoạn vành đai này dự kiến vào khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó, chi phí GPMB là 6.600 tỷ đồng. Được biết khó khăn lớn nhất của dự án đường Vành đai 2 là nguồn vốn. Dù chính quyền đã rất quan tâm nhưng do thiếu vốn nên 2 năm qua dự án chưa thể khép kín (đền bù, giải tỏa mặt bằng) …

Hiện nay Cầu Phú Định vẫn đang trong giai đoạn chờ chủ trương đầu tư, chưa duyệt thiết kế và công bố thông tin chính thức.

Cầu Phú Định Quận 8 được kì vọng sẽ giảm tải giao thông ?

Việc ùn tắc giao thông diễn ra trong thành phố, ngoài nguyên nhân chính là các phương tiện xuất hiện ngày càng nhiều do sự di chuyển vào trung tâm thành phố, việc giải quyết khả năng thông tắc tại các tuyến đường chưa thông, qua các con sông cũng là nguyên nhân quan trọng không kém.

Hằng ngày nhất là vào các khung giờ cao điểm, dễ dàng thấy được dòng người nối dài kẹt xe tại các điểm vượt sông, thậm chí khu vực ùn tắc có thể kéo dài lên đến vài cây số. Điều đó đòi hỏi những chiếc cầu mới với quy mô lớn hơn cần được xây dựng nhiều thêm.

Theo đó cầu Phú Định Quận 8 được kì vọng sẽ giảm tải giao thông cho người dân thường xuyên di chuyển tại khu vực này – vốn dĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua. Đó chính là lý do vì sao xây cầu Phú Định được xem là một trong 11 dự án trọng điểm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được ưu tiên đầu tư.

Dự án hứa hẹn sẽ là điểm chốt mang ý nghĩa khép kín hạ tầng giao thông khu đô thị, nối liền các khu đô thị vùng ven với khu trung tâm, tạo tiền đề phát triển cho đô thị phía nam và Phía Tây TP HCM trong tương lai gần.

Cập nhật thông tin hạ tầng giao thông, dự án bất động sản tiềm năng cùng Landz:

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

    Đại Học Quốc Gia TP HCM được thành lập vào tháng 1 năm 1995 và chính thức khánh thành vào tháng 2 năm 1996. Cơ sở của ĐHQG TPHCM được xây dựng trên một khu đất có tổng diện tích là 643,7ha bao gồm khu vực tại Thủ Đức, TP HCM và Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Kế hoạch phát triển và quy hoạch của ĐHQG TPHCM bắt đầu từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức, một dự án được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, dự án này đã được điều chỉnh và tái thiết kế, và chỉ vào năm 1996 nó được hoàn thiện và đi vào hoạt động với tên gọi ĐHQG TPHCM. Hiện nay, Đại Học Quốc Gia TP HCM đã trải qua hơn 25 năm phát triển kể từ thời Làng đại học Thủ Đức và ĐHQG TPHCM đã từng bước tiến hóa thành một khu đô thị đại học đáng chú ý. Khu vực này bao gồm một loạt các cơ sở quan trọng như: Các khu trung tâm điều hành.Trung tâm dịch vụ công cộng.Các trường đại học thành viên.Các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học.Trung tâm giáo dục quốc phòng.Trung tâm thể dục thể thao.Ký túc xá.Nhà công vụ.Công viên khoa học. Ngoài Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khu ĐHQG TPHCM còn bao gồm một số trường thành viên quan trọng như Trường Bách Khoa, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Quốc tế, Trường Công nghệ thông tin, Trường Kinh tế - Luật, và Trường Y. Thông tin tổng quan ĐHQG TPHCM Toàn cảnh ĐHQG TPHCM Toàn khu Đại học Quốc gia TP HCM có tổng diện tích là 643,7ha, bao gồm nhiều phần quan trọng như khu trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ công cộng, các trường đại học thành viên, viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục quốc phòng, trung tâm thể dục thể thao, ký túc xá, nhà công vụ và công viên khoa học. Theo thông tin cập nhật quy hoạch mới nhất vào tháng 7 năm 2023, khu tái định cư cho khoảng 5.000 hộ dân trong khu quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc địa phận thành phố Thủ Đức sẽ có diện tích bố trí là khoảng 10,03ha. Khu vực này đã trải qua điều chỉnh từ khu vực ký túc xá khu B, khoa ngoại ngữ và khoa giáo dục, và đường giao thông khu vực đã được xác định trong quy hoạch năm 2014. Khu vực này sẽ được quy hoạch lại để bố trí các loại hình nhà ở và dịch vụ - công cộng phù hợp với quy định hiện hành. Khu đào tạo và học tập sẽ có diện tích khoảng 173,83ha và giới hạn tầng cao tối đa là 15 tầng. Một phần của quỹ đất dự trữ phát triển, khoảng 30% tại các trường thành viên, sẽ được sử dụng để tạo ra không gian sân bãi và công viên cây xanh, tạo nên một không gian xanh thú vị cho toàn bộ khu đại học. Khu ký túc xá sinh viên bao gồm khu A, khu B và khu vực mở rộng với diện tích khoảng 42,08ha và giới hạn tầng cao tối đa là 16 tầng. Đại Học Quốc gia TP HCM đang đẩy mạnh việc xây dựng các tổ hợp không gian chức năng với mục tiêu tạo ra các công trình hài hòa với cảnh quan tự nhiên. Các dự án xây dựng được khuyến khích để đảm bảo tích hợp tốt với môi trường xung quanh. Luôn đặt sự ưu tiên cho việc bố trí các hạng mục công trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thí nghiệm tại khu vực trung tâm. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu về không gian học tập và tạo ra môi trường yên tĩnh, cũng như tạo điều kiện tốt cho việc bố trí các không gian công viên cây xanh và vườn hoa. Tầm nhìn này giúp tạo ra một môi trường học tập và làm việc thú vị và thoải mái cho cộng đồng đại học. Đại Học Quốc gia TP HCM khởi công nhiều công trình mới Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đang đẩy mạnh phát triển Khu Đô thị ĐHQG-HCM, nhằm xây dựng một đô thị đại học tiêu biểu, môi trường xanh, thông minh, hiện đại và bền vững trong những năm tới. Vào năm 2023, ĐHQG-HCM sẽ khởi công xây dựng 10 công trình mới quan trọng bao gồm: Công trình Nhà học tập và thí nghiệm BK.B7.Công trình Nhà NV B4-2.Khối Hành chính - Nghiên cứu QT.A1.Khối Lớp học - Thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học.Các hợp phần xây dựng của ĐHQG-HCM được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới.Các khối nhà của Khoa Y ĐHQG-HCM.Khu Viện Nghiên cứu.Ký túc xá B6 của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ĐHQG-HCM.Nhà TN.B4-2 dành cho các khoa, bộ môn và phòng thí nghiệm.Nhà TN.B5-2 cho Phòng thí nghiệm II.

    Quy hoạch 1/500 là gì?

    Quy hoạch 1/500 là tên bản đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định sơ đồ tuyến đường của khu quy hoạch, đồng thời là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đền bù giải tỏa… Có thể nói, quy hoạch 1/500 là tiền đề của việc lập và xây dựng các dự án đầu tư. Bản đồ quy hoạch này thể hiện rõ ràng sự phân bổ và vai trò của cơ sở hạ tầng. Đọc quy hoạch 1/500 giúp nhà đầu tư hiểu được gì? Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 giúp nhà đầu tư xác định hướng giao thông, hạ tầng đô thị. Bản đồ có thể xác định các mốc giới trong việc phân chia từng khu vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Ngoài ra, bản đồ còn là cơ sở để xác định mục tiêu, hướng phát triển của dự án chủ đầu tư và khu quy hoạch. Các dự án có diện tích mặt bằng từ 2ha, 5ha trở lên đều phải có bản vẽ này. Bản đồ tuy là cơ sở để xác định khu vực quy hoạch nhưng không phải là cơ sở để giải quyết các thủ tục quy hoạch đất đai, trả lại đất đai. Trình tự xin lập quy hoạch 1/500 Thông thường quy hoạch 1/500 được lập trên cơ sở quy hoạch 1/2000 và phù hợp với định hướng phát triển của xã hội. Trình tự cụ thể như sau: Đầu tiên, Quốc hội sẽ xác định phương hướng của Vùng Quy hoạch Phát triển Kinh tế. Thủ tướng Chính phủ lập phương án khu quy hoạch trình Quốc hội phê duyệt. Đồng thời, nếu Quốc hội thông qua dự án của Thủ tướng Chính phủ thì UBND tỉnh sẽ lập quy hoạch 1/500 trình Chính phủ. Sau khi Quốc hội thông qua quy hoạch 1/500, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch 1/2000 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sau khi đồ án 1/2000 được phê duyệt, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công công trình lập đồ án quy hoạch 1/500 trình Ủy ban nhân dân cấp huyện/Quận phê duyệt. Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500 Các cơ quan phê duyệt bao gồm: Bộ Xây dựng: Phê duyệt đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt là vùng quy hoạch. Đây chỉ là quy định chung về thẩm quyền xét duyệt trong ngành quản lý hành chính.

    Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

    Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn có chiều dài 29,8km, kết nối điểm đầu tại đường ĐT741 (14km về phía Bắc Thị xã Thủ Dầu Một) với điểm cuối tại Tân Vạn, đầu cầu Đồng Nai. Tuyến đường sẽ qua các huyện và thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An, và Dĩ An. Dự án có 9 cầu cạn, lộ giới 20-30m, 25 hầm chui chiều rộng 8m, 3 nút giao thông vượt. Lượng xe tối đa có thể lưu thông trên đường cao tốc khoảng 170.000-210.000 xe/ngày và đêm. Quy mô đường có 6 làn xe, lộ giới 30m, định hình 23m, dãy phân cách 2m, lề đường 2,5m mỗi bên và lan can an toàn 1,5m. Dự án được sở hữu vốn 1.764,47 tỷ đồng và thực hiện bởi công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (BECAMEX IDC CORP) theo hình thức BOT. Nó đảm bảo cho giao thông liên tục với tốc độ 80-100 km/h qua các nút giao thông và tuyến đường. Thông tin tổng quan Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn Dự án Mỹ Phước – Tân Vạn không chỉ giải quyết vấn đề giao thông tại tỉnh Bình Dương mà còn có nhiều tiện ích giúp cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống. Tiện ích như: xây hành lang cây xanh giữa tuyến đường và khu dân cư, giảm tiếng ồn và bẩn; hạn chế xây dựng khu dân cư cao tầng; giới hạn phương tiện vận chuyển hàng, đảm bảo tuyến đường an toàn; xây dựng hệ thống cống thoát nước để lưu thông. Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn đem đến hiệu quả tích cực cho giao thông và cuộc sống của người dân tại Bình Dương. Giúp tăng mật độ đường hiện đại, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Bất động sản nổi bật gần cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn Đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn có tổng chiều dài gần 30 km trên đường chính và 12 km trên đường gom hệ thống giao thông nội bộ. Tổng số cầu vượt trên tuyến là 18 cầu vượt và 04 nút giao thông để kết nối với bên ngoài. Dự án đi qua nhiều khu công nghiệp lớn, khu dân cư, dự án căn hộ nổi bật như: Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 Bến CátKhu dân cư Hiệp Thành 3Khu dân cư Phúc Đạt Thủ Dầu MộtChung cư Minh Quốc PlazaKhu dân cư Phú LợiKhu dân cư Phú Hòa 2Khu dân cư Thuận GiaoKhu dân cư Việt SingKhu dân cư Thung LũngKhu dân cư Phú Mỹ HiệpKhu dân cư Phú Hồng Thịnh 10Căn Hộ Bcons BeeKCN Dệt May Bình AnCăn Hộ Honas ResidenceVà nhiều dự án căn hộ, khu dân cư khác ...

    Bản Đồ Quận 10 TP.HCM

    Bản Đồ Quận 10 - Là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Quận 10 có diện tích 5,72 km². Dân số của quận vào năm 2019 là 234.819 người, với mật độ dân số đạt 36.690 người/km². Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí ngay trung tâm TP.HCM, được thành lập vào năm 1969. Quận có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, và tôn giáo nổi tiếng. Vị trí địa lý Quận 10 Quận 10 có vị trí địa lý giáp ranh với các khu vực quan trọng khác nhau: Phía đông giáp Quận 3, với ranh giới được hình thành bởi các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, và Lý Thái Tổ.Phía tây giáp Quận 11, và ranh giới ở đây được xác định bởi đường Lý Thường Kiệt.Phía nam giáp Quận 5, với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.Phía bắc giáp quận Tân Bình, và đường Bắc Hải tạo thành ranh giới ở đây. Bản đồ Quận 10 qua Google Maps Quận 10 có tổng cộng 14 phường, bao gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, và Phường 15. Địa điểm & Tuyến đường nổi bật Quận 10 Quận 10 với danh sách nhiều tên đường đa dạng và phong phú, là một trong những quận nội thành sầm uất của Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là một số tên đường chính và nổi bật tại Quận 10 như: Đường 3 Tháng 2, Bắc Hải, Cách Mạng Tháng TámCao Thắng, Điện Biên Phủ, Lạc Long Quân, Lê Hồng PhongLý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Thanh, Tô Hiến Thành... Ngoài ra nhắc đến Quận 10, không thể không nhắc đến các địa điểm thương mại và ẩm thực, dịch vụ du lịch đa dạng như: Khu ẩm thực Sư Vạn HạnhCông viên Thỏ TrắngVạn Hạnh MallChợ đồ cũ Nhật TảoBảo tàng y học Việt NamViệt Nam Quốc TựNhà hát Hòa BìnhChợ Hồ Thị Kỷ Dự án căn hộ nổi bật Quận 10 Hà Đô Centrosa tọa lạc tại 118 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một dự án do Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Đã bàn giao từ năm 2019 - 2020. Harmington La Pointe tọa lạc tại 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được đầu tư và phát triển bởi công ty TTC Land, trước đây là Sacomreal. Đã bàn giao năm 2019. Xi Grand Court tại địa chỉ 284 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh và việc đã dự án căn hộ đã bàn giao vào năm 2018. Chung cư Đào Duy Từ nằm tại Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang thuộc Bộ Quốc phòng đầu tư. Chung cư Nguyễn Kim nằm tại vị trí Nguyễn Kim, Phường 7, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đầu tư của dự án này là RESCO. Kingdom 101 nằm tại vị trí 334 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đầu tư của dự án này là Tập đoàn Hoa Lâm. Đã bàn giao năm 2020. Cập nhật danh sách căn hộ Quận 10 giá tốt.

    Đường Vành Đai 2 TP.HCM

    TP.HCM đã có quy hoạch đường Vành đai 2 từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 12.540 tỷ đồng - được xem là dự án rất quan trọng đối với giao thông quanh tuyến nội đô Tp Hcm. Đường vành đai 2 Tp Hcm là đường đô thị cấp 1 dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, đi hướng Đông Bắc qua cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy rồi rẽ hướng Bắc, giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao An Phú, rồi đến cầu Phú Hữu ( cầu Rạch Chiếc 2). Sau đó, đường rẽ hướng Tây Bắc đến ngã tư Bình Thái, giao với Xa lộ Hà Nội, rồi giao với đường Phạm Văn Đồng, đi đến ngã tư Gò Dưa. Từ ngã ba Gò Dưa, đường đi theo quốc lộ 1 đến ngã ba An Lạc, rồi theo đường Hồ Học Lãm, Trịnh Quang Nghị đến gần đường Nguyễn Văn Linh Tuyến đường đi qua các quận, huyện sau của Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 7, Quận 8, Quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức. Theo kế hoạch dự kiến toàn tuyến sẽ hoàn thành vào năm 2030. Dự kiến cần đến 30 nghìn tỷ đồng để hoàn thiện đường vành đai 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quy hoạch giao thông của TP.HCM. Theo ước tính sẽ giảm được một lượng lớn phương tiện lưu thông phải vào trung tâm thành phố, qua đó giảm ùn tắc và tai nạn giao thông do xe tải trọng lớn gây ra tốt hơn. Tiến độ đường Vành Đai 2 TP.HCM mới nhất Bản đồ đường Vành Đai 2 TP HCM Đường Vành đai 2 để hoàn thành một vòng khép kín các tuyến đường đô thị của TP.HCM, có tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay đã hoàn thành 50,2 km, còn khoảng 14 km chia thành 4 đoạn đường chưa hoàn thành. Đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp): Có chiều dài 3,5 km, dự án này đã được Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, với tổng mức đầu tư là 9.328 tỉ đồng. Trong đó, có 6.675 tỉ đồng dành cho việc giải phóng mặt bằng. Đoạn 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng): Có chiều dài 2,8 km và đã hoàn tất hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bởi Sở Giao thông Vận tải. Tổng vốn đầu tư là 4.543 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.956 tỉ đồng. Dự kiến rằng vào quý 4 năm 2023, dự án này sẽ được đưa vào xem xét bởi Hội đồng Nhân dân thành phố để quyết định chủ trương đầu tư. Đoạn 3, kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, có chiều dài khoảng 2,7 km, đã bắt đầu triển khai từ năm 2017 dưới hình thức BOT (Build-Operate-Transfer) với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án đã phải tạm dừng thi công vào tháng 3 năm 2020 khi mới hoàn thành 44% khối lượng công việc do gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng và việc điều chỉnh dự án chưa hoàn tất. Đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh): Với chiều dài 5,3 km, dự án này có tổng mức đầu tư ước tính là 16.417 tỉ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 13.190 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện thời Thành phố chưa có kế hoạch cân đối nguồn vốn, do đó chưa có cơ sở để trình cấp thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư cho dự án này. Đặt mục tiêu sớm khép kín đường Vành Đai 2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu quan trọng đến năm 2030, đó là hoàn thiện Vành đai 2 TP HCM nhằm giảm ùn tắc giao thông trong nội thành và tăng cường kết nối giữa các cảng biển, khu công nghiệp và đường cao tốc. Mặc dù quan tâm lớn đến vấn đề này, nhưng thách thức chính đối diện là nguồn vốn. Gần đây, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã được ban hành, tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm cơ chế và chính sách đặc thù để phát triển. Theo đó, TP.HCM có thể sử dụng với phương án trả chậm bằng ngân sách, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước. Điều này mở ra cơ hội cho TP.HCM có thể tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà đầu tư thực hiện các phần còn thiếu của Vành đai 2. Hình thức trả chậm cho phép Thành phố thanh toán cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian 5-10 năm sau khi công trình hoàn thành và được quyết toán. Điều này giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn, mở ra cơ hội cho TP.HCM triển khai nhanh chóng và hiệu quả hóa việc khép kín Vành đai 2 Tp.Hcm, góp phần giảm ùn tắc giao thông và nâng cao hệ thống giao thông đô thị.

    Bản đồ Tỉnh Quảng Trị

    Bản đồ Tỉnh Quảng Trị - Là một tỉnh ven biển nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam, có tổ chức hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với tổng cộng 125 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 101 xã, 13 phường và 11 thị trấn). Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu trở thành một địa phương có nền kinh tế vững mạnh, với cơ cấu chính là công nghiệp và dịch vụ. Tầm nhìn này đặt ra mục tiêu xây dựng một nền kinh tế đa dạng, linh hoạt có khả năng thích nghi với biến động và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Quảng Trị hướng đến sự phát triển của nguồn năng lượng sạch, bền vững và cam kết tích cực tham gia vào việc cung cấp nguồn năng lượng cho cả khu vực và toàn quốc. Tương lai gần sẽ trở thành trung tâm năng lượng sạch quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Bản đồ tỉnh Quảng Trị qua Google Maps Tọa độ địa lý của tỉnh Quảng Trị nằm trong khoảng từ 16°18' đến 17°10' vĩ độ Bắc và từ 106°32' đến 107°34' kinh độ Đông. Tỉnh Quảng Trị cách Hà Nội 593 km về phía Nam và cách Đà Nẵng 178 km về phía Bắc, cụ thể: Phía bắc giáp với tỉnh Quảng Bình.Phía nam giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế.Phía tây giáp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Phía Đông tiếp giáp với biển Đông. Bản đồ thành phố Đông Hà Thành phố Đông Hà có vị trí trung tâm trong tỉnh Quảng Trị, với vị trí địa lý: Phía đông và phía nam Đông Hà giáp với huyện Triệu Phong. Phía Tây của thành phố giáp với huyện Cam Lộ, trong khi phía bắc nối liền với cả huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ. Được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, Đông Hà có tổng cộng 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, Đông Thanh. Là một trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (bao gồm Bắc Ninh, Dĩ An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ Sơn và Vĩnh Long), Đông Hà hiện đang đứng đầu trong số này. Nổi bật, thành phố này cũng là duy nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ với các phường được đặt tên bằng số. Bản đồ Thị xã Quảng Trị Thị xã Quảng Trị, với vị trí chi tiết như sau: Nằm cách thành phố Huế 54 km về phía đông nam và cách thành phố Đông Hà 13 km về phía tây bắc. Địa giới hành chính của thị xã Quảng Trị : Phía đông và phía nam giáp với huyện Hải Lăng.Phía tây tiếp giáp với huyện Đakrông.Phía bắc, thị xã Quảng Trị liên kết với huyện Triệu Phong. Thị xã này bao gồm 5 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 4 phường: 1, 2, 3, An Đôn và xã Hải Lệ. Bản đồ Huyện Cam Lộ Huyện Cam Lộ, với vị trí trung tâm trong tỉnh Quảng Trị, với vị trí chi tiết như sau: Ở phía đông, huyện Cam Lộ giáp với thành phố Đông Hà.Phía tây của huyện tiếp giáp với huyện Đakrông.Nằm ở phía nam, Cam Lộ kết nối với huyện Triệu Phong.Phía bắc, huyện này giáp với huyện Gio Linh. Huyện Cam Lộ được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Cam Lộ (huyện lỵ) và 7 xã: Cam Chính, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Tuyền, Thanh An. Bản đồ huyện Cồn Cỏ Cồn Cỏ, một hòn đảo nhỏ nằm giữa Biển Đông và thuộc tỉnh Quảng Trị ở miền Trung Việt Nam, có vị trí cách Mũi Lay 27 km về phía đông. Tọa độ địa lý của đảo được xác định là 17°10' vĩ độ Bắc và 107°21' kinh độ Đông. Trước khi trở thành một huyện đảo độc lập, Cồn Cỏ thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, và đang được quản lý bởi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị. Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nhưng hiện nay đã giảm xuống khoảng 2,2 km². Trên bản đồ, Cồn Cỏ có hình dạng tương đối tròn. Bản đồ Huyện Đakrông Huyện Đakrông, nằm ở phía tây nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía đông, huyện Đakrông giáp với thị xã Quảng Trị và các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng.Ở phía đông nam tiếp giáp với các huyện Phong Điền và A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.Phía tây của huyện Đakrông tiếp giáp với huyện Hướng Hóa.Phía nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Ở phía bắc, huyện giáp với các huyện Cam Lộ và Gio Linh. Huyện Đakrông được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Krông Klang (huyện lỵ) và 12 xã: A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đakrông, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long, Tà Rụt, Triệu Nguyên. Bản đồ Huyện Gio Linh Huyện Gio Linh, tọa lạc ở miền đông tỉnh Quảng Trị, có đặc điểm địa lý như sau: Ở phía đông, huyện Gio Linh giáp với biển Đông.Phía tây giáp với huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông.Ở phía nam, Gio Linh liên kết với các huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà.Ở phía bắc tiếp giáp với huyện Vĩnh Linh. Huyện Gio Linh được chia thành 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Gio Linh (huyện lỵ), Cửa Việt và 15 xã: Gio An, Gio Châu, Gio Hải, Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Quang, Gio Sơn, Gio Việt, Hải Thái, Linh Hải, Linh Trường, Phong Bình, Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn. Bản đồ Huyện Hải Lăng Huyện Hải Lăng, tọa lạc ở phía đông tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý chi tiết như sau: Ở phía đông, huyện Hải Lăng giáp với biển Đông.Phía tây, tiếp giáp với huyện Đakrông.Ở phía nam, Hải Lăng kết nối với huyện Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế.Ở phía bắc, giáp với thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong. Huyện Hải Lăng được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Diên Sanh (huyện lỵ) và 15 xã: Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Định, Hải Hưng, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Phong, Hải Phú, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Thượng, Hải Trường. Bản đồ Huyện Hướng Hóa Huyện Hướng Hóa, nằm cách thành phố Đông Hà khoảng 65 km về phía tây, có vị trí địa lý chi tiết như sau: Ở phía đông, huyện Hướng Hóa giáp với các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.Phía tây và phía nam tiếp giáp với tỉnh Savanakhet, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.Ở phía bắc, huyện này giáp với huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình. Huyện Hướng Hóa có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Khe Sanh (huyện lỵ), Lao Bảo và 19 xã: A Dơi, Ba Tầng, Húc, Hướng Lập, Hướng Linh, Hướng Lộc, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Hướng Việt, Lìa, Tân Hợp, Tân Lập, Tân Liên, Tân Long, Tân Thành, Thanh, Thuận, Xy. Bản đồ Huyện Triệu Phong Huyện Triệu Phong, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị và có hình dáng trải ngang như một tấm khăn chùng, bắt đầu từ nơi giáp giới với hai huyện Cam Lộ và Đakrông và kéo dài ra đến biển Đông. Huyện có chiều dài trên đất liền từ phía Tây sang Đông khoảng hơn 30 km và chiều rộng ở vùng đồng bằng từ 10 đến 13 km. Phía bắc, giáp với huyện Gio Linh với sông Thạch Hãn làm ranh giới tự nhiên.Phía nam, huyện này giáp với thị xã Quảng Trị.Phía tây tiếp giáp với huyện Cam Lộ.Ở phía tây bắc, huyện Triệu Phong giáp với thành phố Đông Hà.Phía tây nam giáp với huyện Đakrông.Ở phía đông nam, huyện Triệu Phong tiếp giáp với huyện Hải Lăng.Phía đông, huyện này giáp với Biển Đông. Huyện Triệu Phong có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ái Tử (huyện lỵ) và 17 xã: Triệu Ái, Triệu An, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân. Bản đồ Huyện Vĩnh Linh Huyện Vĩnh Linh, nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía bắc và phía tây bắc, huyện Vĩnh Linh giáp với huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.Phía nam và phía tây nam, nó tiếp giáp với huyện Gio Linh.Ở phía tây, huyện Vĩnh Linh giáp với huyện Hướng Hóa và Gio Linh.Phía đông, huyện này giáp với biển Đông. Huyện Vĩnh Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Hồ Xá (huyện lỵ), Bến Quan, Cửa Tùng và 15 xã: Hiền Thành, Kim Thạch, Trung Nam, Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang, Vĩnh Hà, Vĩnh Hòa, Vĩnh Khê, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Ô, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thái, Vĩnh Thủy, Vĩnh Tú. Địa điểm nổi bật tại Tỉnh Quảng Trị Di tích lịch sử Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải Ngoài thông tin chi tiết về bản đồ Tỉnh Quảng Trị, các bản đồ thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh. Thì Quảng Trị là một vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhiều địa danh có từ lâu đời, ghé thăm Quảng Trị nhất định phải biết một trong những địa điểm sau đây: Thành phố Đông HàThành cổ Quảng TrịCầu Hiền Lương – Sông Bến HảiBãi biển Cửa TùngĐảo Cồn CỏThị trấn Khe SanhChợ phiên Cam LộBãi biển Cửa ViệtCửa khẩu Lao BảoNghĩa trang liệt sĩ Trường SơnĐịa Đạo Vịnh MốcKhu bảo tồn thiên nhiên ĐakrôngTrung tâm hành hương Đức mẹ La VangThác Chênh VênhBiển Mỹ ThủyLàng cổ Bích La Dự án Bất Động Sản Quảng Trị Với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, tương lai gần của Quảng Trị, đặc biệt là thành phố Đông Hà, hứa hẹn sẽ trải qua một quá trình phát triển đáng kể. Bởi giá đất ở Quảng Trị hiện nay vẫn thấp hơn so với một số địa phương khác trong cả nước có điều kiện tương tự. Quảng Trị sở hữu nhiều điểm nổi bật tiềm năng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường bất động sản của khu vực này, tại đây có thể kể đến một số dự án nổi bật như: Fidel Central ParkKhu đô thị Bắc Sông HiếuKhu đô thị sinh thái Nam Đông HàVincom Shophouse Royal Park Quảng TrịKhu đô thị Thành Cổ RiversideKhu đô thị sinh thái biển AE Resort