minh hoa tuyen duong dt 823d

Tỉnh lộ 823D nối Long An – TP.HCM

Quy mô tuyến đường DT 823D sẽ có 6 làn xe (22,5m), bề rộng nền đường 40m, điểm đầu giao với đường Tây Bắc mới (Bình Chánh, TP.HCM), điểm cuối là nút giao Hậu Nghĩa, Đức Hòa Long An.

Từ hướng tuyến từ đường mở Tây Bắc (TP.HCM), lộ trình rẽ trái về phía Nam Kênh Đức Hòa và đi tiếp dọc hai bên bờ Nam Kênh. Tổng mức đầu tư dự kiến ​​là 1.490 tỷ đồng, từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh và một số nguồn vốn hợp pháp khác.

Khởi công tuyến đường Dt 823d

Tuyến đường đã được chính thức khởi công bởi Bộ Giao Thông Vận Tải, vào tháng 12 năm 2021. Có tổng chiều dài 14 km, điểm đầu giáp TP.HCM và điểm cuối là nút giao Quốc lộ N2

Tỉnh lộ 823D là tuyến kết nối vùng nối TP.HCM – Long An và các tỉnh miền Đông – Tây Nam Bộ) là trục giao thông kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ N2 (Vành đai 4 đoạn Long An, thông qua Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 823B (ngay đường Kênh Tây), Vành đai 3 TP.HCMVành đai 2 TP.HCM (theo quy hoạch giao thông TP.HCM).

Các tuyến đường đi qua khu phát triển công nghiệp, khu dân cư – đô thị có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát triển. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh, yêu cầu cao về kỹ thuật và mỹ quan đô thị.

Dự án luôn được chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát kiểm soát chặt chẽ quá trình thi công, kiểm soát chặt chẽ quy trình thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn, đảm bảo công trình đúng tiến độ, chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao .

Đường DT 823D giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông  

Sau khi hoàn thành đường DT 823D sẽ cải thiện điều kiện hạ tầng, mở rộng mạng lưới giao thông của Long An giúp kết nối các khu vực lân cận, đặc biệt là TP.HCM, Tây Ninh nhanh chóng hơn.

Góp phần thúc đẩy phát triển thương mại nhanh chóng, kinh tế – xã hội của tỉnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đồng thời, tuyến đường góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa và hành khách, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cầu vượt Củ Chi

    Cầu vượt Củ Chi nằm trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc Lộ 22) bắc ngang qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8. Đây là công trình giao thông quan trọng của khu vực, có nhiệm vụ giảm tải giao thông giúp cho giao lộ di chuyển thuận tiện hơn. Thông tin về cầu vượt Củ Chi Nằm trong kế hoạch nâng cấp hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Bắc, cầu vượt Củ Chi là cầu vượt trên cao có chiều dài 80m, chiều rộng 15m. Thuộc địa phận thị trấn Củ Chi là nơi được xác định là trung tâm hành chính Huyện và có thể là Thành Phố Củ Chi sau này. Xung quanh cầu vượt Củ Chi là khu trung tâm hành chính, với các dịch vụ công nổi bật như: công viên quảng trường Củ Chi, trung tâm văn hóa, Công an, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, bến xe Củ Chi, Chi cục thuế Huyện, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn... Huyện Củ Chi cách trung tâm thành phố khoảng 33 km, Huyện có diện tích gần 435 km2, dân số năm 2019 là hơn 462.000 người, mật độ dân số đạt 1063 người/1km2 Khu Tây Bắc đang ngày càng khẳng định được đóng góp của mình cho nền kinh tế chung của TP HCM, với lợi thế quỹ đất còn dồi dào, định hướng quy hoạch rõ ràng dài hạn, tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Cầu vượt Củ Chi giúp giao thông di chuyển thuận tiện hơn Đây là đoạn có đến 5 ngã đường giao thông với nhau, cộng với khu dân cư hiện hữu đông trong khu vực, lưu lượng di chuyển trên các tuyến đường hàng ngày là khá lớn. Cho nên cầu vượt đóng vai trò rất cần thiết cho việc giảm tải giao thông, giúp cho người dân, xe hàng hóa ... di chuyển thuận lợi hơn. Từ cầu vượt thị trấn Củ Chi đi về Đức Hòa Long An, thông qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8 đi qua cầu Thầy Cai chỉ mất khoảng 10 phút đi xe máy. Từ các Quận TP HCM muốn đi Cầu vượt Củ Chi: như về trung tâm huyện Hóc Môn, hay trung tâm quận 12 thông qua tuyến đường Quốc lộ 22 chỉ mất từ 30 đến 40 phút trên một trục đường khá thuận tiện. Địa điểm giao lộ tỉnh lộ 8, Quốc Lộ 22, đường Nguyễn Văn Khạ được xem là điểm kết nối quan trọng của khu vực Tây Bắc, từ đây đi về Tây Ninh chỉ mất khoảng 10 km. Hướng đi từ Cầu vượt Củ Chi tới ngay cửa khẩu Mộc Bài khoảng 35km, là nơi giao thương hàng hóa thương mại cực kỳ nhộn nhịp, sầm uất. Đi về hướng Đông, theo tuyến đường Tỉnh Lộ 8 Củ Chi, qua cầu Phú Cường chỉ khoảng 24km là tới ngày trung tâm thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương. Các tuyến đường chính trên có thể chỉ đường về cầu vượt Củ Chi giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Gần Cầu Vượt Củ Chi có địa điểm du lịch nào hay? Địa đạo Củ Chi Địa Đạo Củ Chi Là mạng lưới hầm ngầm phức tạp nằm ở địa chỉ đường Tỉnh lộ 15, Phú Hiệp, huyện Củ Chi, ngoại ô phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong những biểu tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam, liên quan đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Địa đạo Củ Chi là một phần của chiến lược phòng thủ và tiến công của người Việt Nam Cộng, giúp họ tổ chức cuộc sống hàng ngày và tiến hành các chiến dịch chống lại quân đội Mỹ và các lực lượng địa phương đồng minh. Hiện nay, một phần của Địa đạo Củ Chi đã được bảo tồn và mở cửa cho khách du lịch. Du khách có thể tham quan và khám phá các hầm ngầm, học hỏi về lịch sử và cách cuộc sống diễn ra trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Bến Dược Vị trí Tổ 6 - ấp Quốc lộ 22, Phước Thạnh, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, noi này cũng là một di tích nổi tiếng từ thời kỳ kháng chiến. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm việc đi sâu xuống lòng đất để tự mắt thấy những con đường hầm với thiết kế phức tạp. Trong thời kỳ kháng chiến, địa đạo Bến Dược trở thành nơi làm việc của các lãnh đạo và chỉ huy. Nơi đây vừa là nơi tiến hành phẫu thuật, thảo luận chiến lược, lưu trữ lương thực và vũ khí... Nông Trang Xanh (Green Noen) Green Noen hình thực tế Green Noen có địa chỉ tại ấp TP 816/18 Nguyễn Thị Rành, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, ra đời vào năm 2010 với diện tích hơn 60 ha. Đây là mô hình đáng chú ý cho sản xuất nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái, được thực hiện theo tư duy trang trại của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông Trang Xanh là một ví dụ điển hình trong số các trang trại hiếm hoi nằm ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Khu nông trại  tạo cảm giác khác biệt, với không khí trong lành và tươi mát, trái ngược hoàn toàn với sự ồn ào của thành thị. Tại Nông Trang Xanh, du khách có thể cảm nhận sự thư thái trong một không gian yên bình nằm giữa vùng đồng quê tươi đẹp. Dịch vụ cắm trại qua đêm cũng được cung cấp tại đây, mang đến một không gian bình yên giữa thiên nhiên hùng vĩ. Từ Cầu Vượt Củ Chi tới Green Noen chỉ mất khoảng 15-20 phút đi xe. Mua bán nhà đất Củ Chi

    Khu đô thị Cồn Két Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

    Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã thông qua chủ trương đầu tư dự án khu đô thị Cồn Két tại phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn. Dự án này có quy mô diện tích khoảng 502.000 m2 và dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 1.804 tỷ đồng. Đây là một bước quan trọng trong việc phát triển và cải thiện hạ tầng đô thị của thị xã Ba Đồn, đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân trong khu vực này. Thông tin tổng quan khu đô thị Cồn Két Quảng Thuận Dự án nằm giữa các ranh giới địa lý các khu vực như sau: phía Tây Bắc giáp khu dân cư hiện trạng và đất ao hồ; phía Tây Nam giáp mặt nước sông Gianh; phía Đông Nam giáp khu dân cư hiện trạng và đất ao hồ; phía Đông Bắc giáp khu dân cư hiện hữu. Dự án Cồn Két có vị trí tại phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn,dự kiến sẽ cung cấp tổng cộng 729 sản phẩm bất động nhà ở. Bao gồm có 41 căn biệt thự xây thô, hoàn thiện mặt ngoài; 51 căn nhà liền kề; 7 căn nhà ở hỗn hợp; Quỹ đất ở sẽ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở với khoảng 536 căn; và quỹ đất ở dành cho đền bù, tái định cư với khoảng 94 căn. Mục tiêu của khu đô thị Cồn Két Ba Đồn Là thực hiện theo quy hoạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030, đồng thời phù hợp với tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhằm tạo ra một khu đô thị mới để đáp ứng nhu cầu về nhà ở và phục vụ đời sống, sinh hoạt của cư dân trong khu vực. Cung cấp các tiện ích và dịch vụ cho cộng đồng dân cư, đồng thời nâng cấp đô thị từng bước và tạo nên cảnh quan kiến trúc đẹp cho khu vực. Trong tương lai gần Thị xã Ba Đồn, thuộc tỉnh Quảng Bình, được định hướng trong quy hoạch sẽ phát triển thành một trung tâm đô thị quan trọng ở phía Bắc của tỉnh. Ngoài ra, quy hoạch còn đưa ra việc xác định trung tâm đô thị phía Nam, với hạt nhân là Thị trấn Kiến Giang (dự kiến sẽ trở thành Thị xã) và đô thị vệ tinh bao gồm Lệ Ninh và Áng Sơn. Trong quy hoạch, cũng đã xác định 3 hành lang kinh tế quan trọng tại tỉnh Quảng Bình. Đó là hành lang kinh tế ven biển kết hợp với quốc lộ 1A và đường ven biển; hành lang kinh tế Đông - Tây dọc theo quốc lộ 12, kết nối cửa khẩu quốc tế Cha Lo - thị xã Ba Đồn - cảng biển Hòn La; và hành lang kinh tế trung du và miền núi, liên quan đến đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thị xã Ba Đồn đẩy mạnh thu hút đầu tư Nhờ vào những quy hoạch và tiềm năng về cơ sở hạ tầng, thị xã Ba Đồn trong tỉnh Quảng Bình hiện đang có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển dự án trong tương lai. Hiện tại, trên địa bàn thị xã Ba Đồn đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư với 4 dự án có tổng số vốn dự kiến lên đến 6.600 tỷ đồng. Dưới đây là danh sách các dự án cùng với các nhà đầu tư quan tâm: Khu đô thị tại khu vực trung tâm thị xã (phường Quảng Thọ và Quảng Thuận): Dự án này đang được Công ty cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam quan tâm và tiến hành khảo sát.Khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng thương mại (phường Quảng Thọ): Công ty cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt đang thăm dò và khảo sát cho dự án này.Khu đô thị Cồn Két (phường Quảng Thuận): Dự án này có mục tiêu xây dựng khu đô thị ven sông Gianh và đang được Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Lâm Việt quan tâm, tiến hành thăm dò và khảo sát.Khu phức hợp Ba Đồn (phường Ba Đồn): Dự án này mục tiêu đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao, và nó được Công ty Cổ phần VIETGROP quan tâm và đầu tư. Những dự án này có tiềm năng đóng góp vào sự phát triển và cải thiện hạ tầng của thị xã Ba Đồn, cũng như tạo cơ hội mới cho người dân và các doanh nghiệp tại khu vực này.

    Đường Vành Đai 3 đoạn Long An sẽ đi qua đâu?

    Dự án đường vành đai 3 TP.HCM qua tỉnh Long An có chiều dài tổng cộng khoảng 6,8 km và trải dài qua huyện Bến Lức. Tuyến đường này bắt đầu từ ranh giới giữa TP.HCM và tỉnh Long An và kết thúc tại nút giao giữa đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường cao tốc Trung Lương. Dự án này đã và đang được triển khai nhằm nâng cao hạ tầng giao thông và cải thiện kết nối vùng trong khu vực. Đường Vành Đai 3 đoạn tỉnh Long An có quy mô rộng 74,5m, thiết kế đường cao tốc với tốc độ tối đa 100km/h trong giai đoạn 1, có tổng cộng 4 làn xe và mặt cắt ngang của đường là 19,75m. Ngoài ra, còn có đường song hành đô thị, vận tốc tối đa là 60km/h, với mỗi bên đường có 2 làn xe. Tổng mức đầu tư cho dự án này ước tính là 4.208 tỷ đồng. Nguồn vốn được cấp từ ngân sách trung ương chiếm khoảng 75% và ngân sách tỉnh đóng góp khoảng 25%. Lộ trình đường Vành Đai 3 đi qua Long An Tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An, có chiều dài xấp xỉ 6,8 km và trải qua hai xã chính là xã Tân Bửu và xã Mỹ Yên. Điểm bắt đầu của tuyến vành đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức nằm tại bờ kênh Thầy Thuốc, thuộc xã Tân Bửu. Từ đây, tuyến đường tiếp tục giao nhau với sông Bến Lức, đi qua địa bàn của xã Tân Bửu. Sau đó kết nối với đường Nguyễn Hữu Trí và đường Mỹ Yên - Tân Bửu. Tiếp đó tuyến vành đai 3 đi qua cao tốc TP.HCM - Trung Lương, một trong những tuyến đường cao tốc quan trọng nhất của miền Nam. Điểm kết thúc của Tuyến Vành Đai 3 khi đi qua huyện Bến Lức sẽ gắn liền với cao tốc Bến Lức - Long Thành, nằm trong phạm vi xã Mỹ Yên. Khởi công đường Vành đai 3 đoạn qua Long An Lễ khởi công đường Vành Đai 3 Vào ngày 30/6, UBND tỉnh Long An đã tổ chức khởi công Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn đi qua Long An. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước khởi đầu quyết liệt cho việc xây dựng tuyến đường này. Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là một dự án giao thông quan trọng, được xem là trọng điểm của quốc gia, khi đi qua bốn địa phương quan trọng là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Giai đoạn 1 của dự án này có chiều dài hơn 76km và tổng mức đầu tư ước tính là gần 75.400 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Long An dài hơn 6,8 km và có tổng mức đầu tư hơn 4.200 tỉ đồng, bao gồm cả việc xây dựng đoạn đường Vành đai 3 và các hoạt động liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho dự án, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho dân cư địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Đường Vành đai 3 tỉnh Long An dự kiến sẽ chính thức thông xe vào năm 2025. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giao thông liên kết Đông Nam bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến đường hứa hẹn sẽ có tác động tích cực đối với nhiều dự án khác được đầu tư, tạo ra không gian phát triển mới và khai thác tiềm năng sử dụng đất, đồng thời xây dựng các đô thị hiện đại và bền vững. Tiến độ Đường Vành Đai 3 đoạn Long An Chiều ngày 11/9/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Long An cùng với Sở Giao thông Vận tải tỉnh đã thực hiện buổi kiểm tra và giám sát tiến độ thực tế của dự án Vành đai 3 đoạn Long An Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng cho đến thời điểm hiện tại, huyện Bến Lức đã tiến hành chi trả cho 389 trong tổng số 398 hộ dân, đạt tỷ lệ 97,7%. Tổng số tiền bồi thường đã được thanh toán đạt 837,6 tỷ đồng trên tổng số 857,226 tỷ đồng, tỷ lệ đạt 97,7%. Diện tích đã được bồi thường đạt 42,3 ha trong tổng diện tích 43,55 ha, tỷ lệ đạt 97,1%. Về tiến độ các nhà thầu xây lắp đã hoàn thiện các thủ tục đầu vào, hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công cho các hạng mục thi công chính theo từng giai đoạn. Tiến hành huy động nhân lực, xây dựng các cơ sở như láng trại, nhà điều hành, trạm thí nghiệm hiện trường, và đào đắp khuôn đường công vụ, cũng như chuẩn bị mặt bằng để triển khai thi công cọc khoan nhồi. Hiện tại, trong gói thầu xây lắp 2, đã thực hiện khoan 2/36 cọc thử. Trong gói thầu xây lắp 3, đã thực hiện khoan 2/16 cọc thử. Gói thầu xây lắp 1 đã đào khuôn đường công vụ và đã đạt tỷ lệ trên 60%.Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải cho biết rằng khó khăn lớn nhất hiện nay có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án là việc thiếu nguồn cung cấp cát cho dự án. Điều này có thể tạo ra khó khăn trong việc tiếp tục triển khai xây dựng. Tiến độ năm 2024 Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Long An, thành phần 7 có chiều dài 6,84 km đi qua huyện Bến Lức với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, đã khởi công vào ngày 30/6/2023. Trong năm 2023, dự án đã hoàn thành việc giải ngân gần 489 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn, trong đó 193 tỷ đồng từ vốn Trung ương và gần 296 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tính đến cuối tháng 3/2024, dự án đã giải ngân hơn 410 tỷ đồng, đạt gần 45% kế hoạch vốn năm 2024, bao gồm hơn 260 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 150 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành các mốc tiến độ yêu cầu của Chính phủ theo Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/8/2022, góp phần đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo hoàn thành dự án đúng hạn.

    Cầu Phước An Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai

    Dự án cầu Phước An Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai là một công trình giao thông đặc biệt được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định đầu tư với mục tiêu nâng cao hiệu quả giao thông trong khu vực. Dự án này do Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư. Thông tin dự án Cầu Phước An Cầu Phước An nối thị xã Phú Mỹ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai, vượt qua con sông Thị Vải. Với chiều dài trên 3,4km, dự án này dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 4.900 tỉ đồng. Với tổng diện tích rộng 13,19 ha, trong đó có 4,67 ha thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cầu Phước An được xây dựng với chiều dài tổng cộng là 4,3km. Phần quan trọng nhất của công trình là cầu vượt sông Thị Vải, có độ dài 3.514m, vượt qua sông và tạo thành một liên kết giao thông quan trọng. Phần còn lại của dự án là các đoạn đường dẫn nối liền các đầu cầu và kết nối với hệ thống giao thông chính. Dự án cầu Phước An được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ giới hạn 70km/h, nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc di chuyển. Cầu dẫn của dự án có chiều rộng 23,5m, trong khi cầu chính có chiều rộng 25m, bao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tháp cầu trụ chính được xây dựng bằng bê tông cốt thép và có hình dạng độc đáo "Ngọn lửa - Cánh buồm", theo phương án kiến trúc đã được phê duyệt. Dự án cầu Phước An không chỉ góp phần giảm thiểu tắc nghẽn giao thông mà còn mang lại lợi ích lớn cho việc phát triển kinh tế và du lịch trong khu vực. Đây là một công trình đáng chú ý trong việc nâng cao hạ tầng giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và hàng hóa. Cầu Phước An phấn đấu khởi công vào tháng 6/2023 Cầu Phước An nối BRVT - Đồng Nai Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cho biết Cầu Phước An mang ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành với khu vực Cái Mép - Thị Vải, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực lân cận đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Hiện nay chủ đầu tư của dự án cầu Phước An, đang tăng tốc thực hiện dự án và hướng đến khởi công xây dựng cầu trong tháng 6 năm 2023. Nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với UBND, các sở, ban, ngành của tỉnh Đồng Nai để triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai. Các vấn đề liên quan đến bồi thường, đền bù cho người dân và các hộ gia đình bị ảnh hưởng sẽ được giải quyết một cách công bằng và hiệu quả. Cầu Phước An Bà Rịa Vũng Tàu – Đồng Nai có tính chất đặc biệt và quan trọng, tác động đến việc kết nối đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải với hệ thống đường cao tốc trong khu vực, bao gồm Bến Lức-Long Thành và TP.Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây. Qua đó kết nối toàn bộ nhóm cảng biển với Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác cảng và dịch vụ logistics, giúp di chuyển hàng hóa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí vận chuyển trong các khu công nghiệp gần dự án cầu Phước An.

    Hầm Chui An Sương Quận 12

    Vào tháng 7 năm 2020, Hầm Chui An Sương tại Quận 12 đã chính thức được cho lưu thông 2 làn xe mỗi hầm (2 Hầm), và đây là một dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao nhau của hai trục đường chính là Quốc lộ 1 và Đường QL 22 (Xuyên Á) với lưu lượng giao thông rất lớn, đặc biệt là xe tải và container nặng, từ lâu đã được xem là điểm giao thông nguy hiểm và thường xuyên xảy ra tai nạn. Hiện tại, để giảm tắc nghẽn giao thông và tăng cường an toàn, đã áp đặt hạn chế vận hành trên nhánh đường hầm An Sương. Các xe có tải trọng trên 2,5 tấn không được phép đi qua nhánh đường hầm để vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Riêng các xe có trọng lượng 2,5 tấn trở xuống cũng bị cấm trong hai khung thời gian là từ 6 giờ đến 9 giờ sáng và từ 16 giờ đến 20 giờ chiều. Những biện pháp này nhằm giảm tải giao thông vào các khung giờ cao điểm và giảm nguy cơ tai nạn giao thông tại điểm giao nhau này. Thông tin thiết kế hầm chui An Sương Hầm chui An Sương tại Quận 12 là một dự án quan trọng với tổng chiều dài khoảng 830 mét và bao gồm 2 đường hầm, được đánh số là N1 và N2. Dự án này đã khởi công từ năm 2017 và đã đầu tư tổng số tiền lên đến 514 tỷ đồng. Được thiết kế với tuổi thọ dự kiến lên tới 100 năm và khả năng chịu đựng trận động đất mạnh lên đến 7 độ, Hầm chui An Sương là một trong những dự án trọng điểm được Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư và phát triển. Dự án Hầm chui An Sương Quận 12 đã nhận được sự chấp thuận chính thức từ Bộ Giao thông vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015 và bắt đầu xây dựng vào tháng 1 năm 2017. Mục tiêu của dự án là xây dựng một cặp đường hầm nối liền đường Trường Chinh (qua Cầu Tham Lương) và Quốc lộ 22, mỗi đường hầm gồm hai làn xe và có chiều rộng 9 mét. Tổng chiều dài của cả hai đường hầm là 830 mét, trong đó có một đoạn hầm kín dài 250 mét và một đoạn hầm mở dài 580 mét. Khu vực phía tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các quận Tân Bình, quận 12, Củ Chi và Hóc Môn, cùng với một phần của Huyện Đức Hòa (Long An). Khu vực này đã được quy hoạch mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050. Dự kiến, khu vực phía tây bắc sẽ trở thành một khu đô thị hiện đại, trung tâm giáo dục, công nghiệp công nghệ cao và khu du lịch phục vụ cho người dân và du khách. Bất động sản khu vực được hưởng lợi Từ năm 2015, khi bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển đáng kể, khu vực Quận 12 chỉ có một vài dự án nhà ở, đất và nhà phố xuất hiện và còn ít và thưa thớt. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2017 trở đi, bất động sản tại Quận 12 đã chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ, khi ngày càng nhiều dự án nhà ở quy mô được đầu tư bài bản xuất hiện. Các dự án đáng chú ý đã nổi lên trong khu vực này, bao gồm khu nhà phố cao cấp Senturia Vuon Lai, dự án khu đô thị An Phú Đông với diện tích lên đến 9,8 ha do Tập đoàn Tiến Phước đầu tư, khu Biệt thự Thới An, và khu nhà ở cao tầng Picity High Park, 8x Plus Trường Chinh .... Quận 12 được nhận xét là vẫn còn giữ giá tương đối thấp so với các quận huyện khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong vài năm gần đây đầu tư vào phát triển các dự án tại khu vực này. Sự xuất hiện của nhiều dự án quy hoạch hạ tầng giao thông, dự án bất động sản lớn đã tạo cơ hội cho Quận 12 phát triển mạnh mẽ và hấp dẫn sự quan tâm từ các nhà đầu tư và người mua nhà. Sự phát triển này đồng thời là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống và cơ hội đầu tư tại khu vực này, đưa Quận 12 trở thành một trong những điểm sáng trong thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.

    Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đi qua đâu?

    Theo Quyết định 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011, dự án Đường Vành Đai 4 TP. HCM có chiều dài gần 200km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Đường nối với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu ở điểm đầu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh). Đường Vành đai 4 có mặt cắt ngang 6-8 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, và có đường song hành và hành lang cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường Vành Đai 4 Tp.Hcm đoạn qua tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài hơn 18,3km, bắt đầu từ thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho đoạn này là khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, và hơn 5 nghìn tỷ đồng là chi phí đầu tư. Tuyến đường sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, đảm bảo vận tốc từ 80-100 km/h. Mặt cắt ngang của đường là 4 làn xe và rộng 27m, với một vùng giải phóng mặt bằng rộng 67m. Trên tuyến đường này, sẽ có 2 nút giao và 2 cầu vượt, và cũng sẽ giao cắt với các đường địa phương. Bản đồ tuyến Vành Đai 4 TP HCM qua tỉnh BR-VT Vành đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu đem lại nhiều lợi ích quan trọng Giảm tải và hạn chế ùn tắc giao thông: Đường Vành đai 4 giúp giảm tải lưu thông trên các tuyến đường đi qua Khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành. Kết nối liên vùng: Tuyến đường này kết nối vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Đông Nam Bộ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế trong khu vực. Hỗ trợ phát triển cảng biển: Đường Vành đai 4 cung cấp một tuyến giao thông thuận tiện để kết nối cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành với các địa phương trong vùng. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động cảng, tăng cường lưu thông hàng hóa và phát triển dịch vụ cảng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế và đầu tư: Tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong khu vực. Việc giảm tải giao thông và cải thiện tiếp cận vùng kinh tế quan trọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và thu hút đầu tư mới. Đường vành đai 4 đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu đã thi công chưa? Hiện nay, các địa phương mà đường Vành đai 4 đi qua đang gấp rút lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho từng đoạn tuyến, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là hoàn thành thi công và thông xe toàn bộ tuyến đường vào tháng 12/2027. Dự kiến đoạn tuyến của đường Vành đai 4 đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 147 ha, theo khảo sát đã thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong quý II/2023. Trong giai đoạn 2023-2025, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành các bước như thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lựa chọn nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng và khởi công công trình. Xem thêm, bài viết thông tin quy hoạch cùng chủ đề: Đường Vành Đai 4 đoạn Đồng Nai.