duong vanh dai 4 tp hcm

Đường Vành Đai 4 tuyến Long An sẽ qua khu vực nào ?

Tuyến đường Vành Đai 4 khu vực phía Nam có tổng chiều dài khoảng 197,6km sẽ đi qua 5 tỉnh thành là: Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An.

Là tuyến giao thông quan trọng bậc nhất của khu vực đã Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1698/QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào ngày 28-9-2011, với quy mô kỹ thuật là tuyến cao tốc đô thị dự kiến từ 6-8 làn xe.

Tuyến Vành Đai 4 Long An đi qua đâu?

Lộ trình dự án có tổng chiều dài là 197,6km được chia làm 5 đoạn chính trong đó đi qua khu vực Tỉnh Long An đi qua đoạn thứ 4 và thứ 5 với thông tin như sau:

– Đoạn thứ 4: Bắt đầu tại điểm giao giữa Quốc lộ 22 với ĐT.823 ở Củ Chi, TP. HCM và tiếp tục theo hướng song song với ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa. Tại đây rẽ trái vào đường QLN2 để đi đến cầu Đức Hòa. Sau đó đi theo tuyến đường ĐT.830 và kết thúc tại nút giao Bến Lức, gần điểm giao cắt với đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương.

– Đoạn thứ 5: Đường Vành Đai 4 Long An, đoạn Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM. Bắt đầu tại nút giao Bến Lức, nằm gần vị trí giao lộ với đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương. Từ đây đi theo hướng kết nối tới khu quy hoạch cảng Hiệp Phước, nằm tại huyện Nhà Bè, TP. HCM. Hành trình kết thúc tại nút giao kết nối với khu quy hoạch cảng Hiệp Phước..

Dự kiến ngân sách đầu tư cho đường Vành Đai 4 đi qua Tỉnh Long An khoảng 3.600 tỷ đồng, với chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.400 tỷ và vốn đầu tư xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng. Tuyến Vành Đai 4 Long An dự kiến sẽ khởi công trong năm 2023 và hoàn thành vào năm 2025.

Đường DT 830 Bến Lức, thuộc đoạn Vành Đai 4 Long An
Đường DT 830 Bến Lức, thuộc đoạn Vành Đai 4 Long An

Thông tin thêm các đoạn chính còn lại:

– Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)

– Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)

– Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM)

Đường Vành Đai 4 có vai trò gì ?

Dự kiến khi tuyến đường Vành đai 4 TP HCM có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ khu vực miền Tây Nam bộ, giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực trong thành thị TP.HCM và các tỉnh vệ tinh lân cận. Các địa phương Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An sẽ có mối liên kết rõ ràng hơn.

Góp phần tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long , miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An giúp lưu thông hàng hóa đẩy mạnh kinh tế khu vực miền Nam

Đường Vành Đai 4 TP HCM đang thi công tới đâu?

Theo như cập nhật mới nhất của Landz, hiện nay dự án đường Vành Đai 4 TP HCM vẫn chưa thi công, mới chỉ đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (rà soát phạm vi, quy mô, phương án kỹ thuật, tổng mức đầu tư…). Vừa qua Sở Giao Thông Vận Tải TP HCM đưa ra một số thông tin dự kiến như sau:

  • Vào cuối năm 2022 sẽ hoàn thành các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
  • Có quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 3/2023.
  • Năm 2024 sẽ hoàn tất chọn nhà đầu tư cho dự án Đường Vành Đai 4 TP HCM
  • Giai đoạn thi công, hoàn tất đưa vào khai dự kiến khoảng 3 năm, vào khoảng thời gian 2027.

Bất động sản Long An gần tuyến Vành Đai 4 có được hưởng lợi?

Tuyến đường Vành Đai 4 được xem là một trong những dự án hạ tầng giao thông “khủng” của TP HCM và các tỉnh lận cận, sẽ có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, giao thông, xã hội.

Bởi vậy những nơi tuyến đường Vành Đai 4 đi qua, các khu vực gần tuyến đường này đều sẽ được hưởng lợi ít nhiều, bất động sản chắc chắn sẽ có nhiều giá trị sử dụng khai thác hơn. Hiện nay nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm kiếm những vị trí Nhà Đất & Dự Án bất động sản gần các tuyến đường Vành Đai nhằm đón đầu xu thế.

Có thể bạn quan tâm, bài viết về Đường Vành Đai 3 tuyến Củ Chi sẽ đi qua khu vực nào?

5/5 - (3 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cách phân biệt các loại đất trên sổ hồng và bản đồ địa chính

    Về cách phân biệt các ký hiệu loại đất trên sổ hồng, sổ đỏ (GCNQSDĐ) hay trên bản đồ địa chính như LUC, DTT, ODT, SKC hay BHK.... là gì? Trên thực tế, đây là ký hiệu mã hiệu cho dãy đất trên bản đồ địa chính cấp chính quyền. Nhìn vào các ký hiệu của các loại đất, bạn có thể biết loại đất nào đang được sử dụng và loại đất nào có quyền sử dụng gì và thuộc nhóm đất nào. Bài viết dưới đây Landz sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về bản đồ địa chính, phân loại đất và ý nghĩa phân loại, bảng ký hiệu phân loại đất đai. Bảng ký hiệu phân loại đất đai trên bản đồ địa chính Theo điểm 13 Mục III Phụ lục số 01 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về Bản đồ địa chính ngày 19 tháng 5 năm 2014. Để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, các loại đất hiển thị trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu, muốn biết đó là loại đất gì chỉ cần tra vào bảng ký hiệu dưới đây: STTLOẠI ĐẤTMÃINHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP 1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK3Đất lúa nươngLUN4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK6Đất trồng cây lâu nămCLN7Đất rừng sản xuấtRPH8Đất rừng phòng hộRPH9Đất rừng đặc dụngRDD10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS11Đất làm muốiLMU12Đất nông nghiệp khácNKHIINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1Đất ở tại nông thônONT2Đất ở tại đô thịODT3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK13Đất quốc phòngCQP14Đất an ninhCAN15Đất khu công nghiệpSKK16Đất khu chế xuấtSKT17Đất cụm công nghiệpSKN18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC19Đất thương mại, dịch vụTMD20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX22Đất giao thôngDGT23Đất thủy lợiDTL24Đất công trình năng lượngDNL25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV28Đất chợDCH29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT30Đất danh lam thắng cảnhDDL31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA32Đất công trình công cộng khácDCK33Đất cơ sở tôn giáoTON34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC38Đất phi nông nghiệp khácPNKIIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1Đất bằng chưa sử dụngBCS2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS3Núi đá không có rừng câyNCS Có 3 nhóm đất đai chính Theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được xác định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp: Còn được gọi là đất canh tác thích hợp cho chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp này được chia thành 8 nhóm cơ bản sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác…Đất trồng cây lâu nămĐất rừng sản xuấtĐất rừng phòng hộĐất rừng đặc dụngĐất nuôi trồng thủy sảnĐất làm muốiĐất nông nghiệp khác 2. Nhóm Đất phi nông nghiệp: Đất ở nông thôn, đất ở đô thịĐất xây dựng văn phòng, kỹ thuật xây dựngĐất quốc phòngĐất xây dựng khu công nghiệp; đất xây dựng mặt bằng sản xuất kinh doanh; đất hoạt động khai thác khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ;Đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, thể thao phúc lợi công cộng; đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác do Chính phủ quy định đất sử dụngĐất cho mục đích tôn giáoĐất có công trình là nhà công vụ, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.Đất Nghĩa trang và nghĩa địaĐất sông, suối, kênh, rạch, rạch và mặt nước chuyên dùngĐất phi nông nghiệp khác do chính phủ quy định 3. Nhóm đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định) Phân loại ký hiệu đất đai, nhóm đất đai có ý nghĩa gì? Ý nghĩa phân loại đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, sở hữu đất đai. Để làm căn cứ xác định thuế đất, hay giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có). Là điều kiện để xác định quyền sử dụng đất hoặc khi thu hồi đất, thông thường giá đất thu hồi thường phụ thuộc vào từng loại đất khi nhà nước thu hồi. Ngoài ra việc phân loại đất còn giúp ích cho việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …

    Đường Vành đai 3 tuyến Củ Chi TP HCM sẽ đi qua đâu?

    LANDZ - Tuyến Vành đai 3 đi qua TP HCM có chiều dài khoảng 47,5 km, đi qua 4 khu vực chính trực thuộc thành phố là Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh. Dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng và liên quan tới 2.377 hộ dân, thời gian thi công trong 36 tháng và sẽ hoàn thành vào năm 2026. Huyện Củ Chi được hưởng lợi nhiều từ đường Vành Đai 3 Đường Vành đai 3 qua huyện Củ Chi bắt đầu từ sông Sài Gòn đoạn giáp ranh với TP Thuận An, Bình Dương. Liền kề với các tuyến đường Bình Mỹ, đi ngang qua tuyến đường Võ Văn Bích, Tỉnh lộ 9, tiếp sau đó chạy vòng cung theo hướng tây nam đi qua huyện Hóc Môn ra tuyến đường Quốc Lộ 22. Tuyến vành đai 3 đoạn qua huyện Củ Chi, TP HCM sẽ có chiều dài khoảng 6,2 km, đi qua hai xã là Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông. Trong đó đường Vành Đai 3 đi qua xã Bình Mỹ có chiều dài tầm 4km , từ đoạn sông Sài Gòn giao với Đường Hà Duy Phiên (Tỉnh Lộ 9). Với lộ trình này, bản đồ tuyến Vành Đai 3 Củ Chi sẽ rất gần hàng loạt các khu dân cư có quy mô từ nhỏ đến lớn. Như trên tuyến đường tỉnh lộ 9 (Hà Duy Phiên) có các dự án khu dân cư: Lucky Garden Bình Mỹ , Khu dân cư Bình Mỹ Center, khu dân cư Tân Thạnh Đông, khu dân cư đường 171, khu dân cư ven sông Bình Mỹ Sài Gòn đều có khoảng cách gần bản đồ quy hoạch đường vành đai 3 Củ Chi. Các khu dân cư trên tuyến đường Võ Văn Bích như : Bình Mỹ Riverside, Kim Phong, The Residence Củ Chi…, và rất nhiều nhóm khu dân cư tự phát, nhà xưởng đã hiện hữu từ nhiều năm. Tại xã Tân Thạnh Đông trên tuyến đường Tỉnh lộ 15 gần đoạn Vành Đai 3 Củ Chi, có dự án đất nền River Town trên TL 15 có diện tích 2 ha, gồm 115 lô đất nền từ 80 – 120 m2 của chủ đầu tư Lan Phương. Theo như đánh giá từ Landz.vn khi Tuyến đường Vành Đai 3 Củ Chi có thông tin triển khai chính thức, giá đất ở các khu dân cư, dự án lân cận sẽ có một bước đột phá mới. Cập nhật đầu năm 2022, giá đất Nông Nghiệp Củ Chi tại các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung .. có giá trung bình từ 5 triệu/m2 có giao động tùy vào vị trí đường lớn hay nhỏ, đa phần đất nông nghiệp đều có diện tích lớn từ 500m2 đổ lên. Giá đất Thổ Cư có giá trung bình khoảng 16 triệu/m2 diện tích từ 80m2 – 120m2, gần cầu vượt Củ Chi giá trung bình từ 18 triệu/m2, tại khu vực gần cầu Rạch Tra Bình Mỹ giá đất thổ cư khoảng 20 triệu/m2 … theo nhiều chuyên nhận xét mức giá này còn khá mềm khi so với các Quận, Huyện lân cận . Phía đường Tỉnh Lộ 8 Củ Chi, gần Cầu Phú Cường đi về hướng trung tâm Củ Chi, các khu dân cư phát triển đã khá đông đúc, với diện tích đất nền có thổ cư từ 80m2 - 100m2 có giá bán trung bình ở mức 18 - 20 triệu/m2. Bản đồ đường vành đai 3 Tp Hcm Đất Củ Chi gần Vành Đai 3 có tiềm năng? Khu vực này sở hữu nhiều khu công nghiệp (KCN), khu du lịch cũng hưởng lợi nhờ dự án vành đai 3 như Khu du lịch Green Park Củ Chi, KCN Đông Nam 364 ha, KCN Tân Quy 450 ha,... Nằm trong tổng thể dự án Khu đô thị Tây Bắc với diện tích 6.084 ha nằm trên địa bàn huyện Củ Chi và Hóc Môn. Đây là khu vực mà TP HCM muốn định hướng thành một trong khu đô thị vệ tinh, trung tâm về phía Tây Bắc của thành phố là đầu mối thương mại, dịch vụ, tài chính, khoa học, y tế, giáo dục, văn hóa... Cập nhật quy hoạch mới nhất , UBND TP kiến nghị điều chỉnh giảm diện tích hơn 1.674 ha so với quy hoạch hiện nay, điều chỉnh quy mô dân số từ 300.000 lên 600.000 người cho toàn khu đô thị… Sẽ có khu đô thị đại học quốc tế 3,5 tỷ USD do Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam đầu tư, tổng quy mô dự án là 880 ha. Vừa qua, một số dự án tại Củ Chi được ký kết bởi các tập đoàn lớn trong nước đầu tư các khu dân cư tại khu đô thị Tây Bắc với mức vốn lên đến 2.000 tỷ đồng. Hay các thông tin như Vingroup đề xuất đầu tư tại Củ Chi, cũng làm bất động sản khu vực này khá sôi động. Theo như đánh giá tổng quan từ Landz, bất động sản Củ Chi chỉ đang trong giai đoạn đầu phát triển còn rất nhiều tiềm năng phát triển, để tìm hiểu sâu hơn về khu vực đừng bỏ lỡ bài phân tích "có nên mua đất Củ Chi?". Trong tương lai gần, khi bắt đầu triển khai đường Vành Đai 3 kết nối các tuyến hạ tầng giao thông quan trọng. Bản đồ quy hoạch Vành Đai 3 Củ Chi có chi tiết, thì bất động sản Đất Củ Chi sẽ được thúc đẩy giá trị mạnh theo hạ tầng, theo các khu dân cư phát triển, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến đây để khai thác hơn. Cập nhật bản đồ đường vành đai 3 đi qua Hóc Môn Theo như thông tin cập nhật mới nhất đường vành đai 3 Tp Hcm đoạn qua Hóc Môn, dự kiến sẽ có tổng chiều dài khoảng 10,4 km, đi qua các xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp. Trong đó có đoạn đường đi qua qua Xã Tân Thới Nhì dài khoảng 2,5 km. Điểm đầu của Đường vành đai 3 đoạn qua xã Tân Thới Nhì là Quốc lộ 22. Tại xã Tân Hiệp tuyến vành đai 3 sẽ bắt đầu từ hướng kênh Mười Ba, song song với trục đường Thanh Niên. Đa phần xung quanh tuyến đường Vành Đai 3 Tp Hcm dự phóng đều là đất nông nghiệp, kênh rạch, có rải rác ít nhà dân sinh sống. Xem thêm, bài viết liên quan trong chuyên mục Đường Vành 3 TP HCM đi qua đoạn nào Thành Phố Thủ Đức: https://landz.vn/quy-hoach/duong-vanh-dai-3-thu-duc/

    Đường Quốc Lộ 22 (Xuyên Á)

    Quốc lộ 22 là một con đường nối Thành phố Hồ Chí Minh với cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, với chiều dài 58,5 km. Con đường này là một phần của dự án đường cao tốc giữa Thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh. Thông tin tổng quan tuyến đường Quốc Lộ 22 Quốc lộ 22 bắt đầu tại Quận 12 và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22B tách ra từ Quốc lộ 22 tại thị trấn Gò Dầu để đi lên Cửa khẩu Xa Mát, biên giới Campuchia. Địa điểm bắt đầu là Ngã tư An Sương, Quận 12 và kết thúc tại Quốc Lộ 1 Campuchia. Địa điểm đi qua địa phận các địa phương bao gồm Huyện Hóc Môn, Củ Chi, Huyện Trảng Bàng, Gò Dầu (Tây Ninh), Cửa khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu (Tây Ninh). Lộ trình tuyến đường Quốc Lộ 22 Tuyến Quốc Lộ 22 (Xuyên Á) là một tuyến đường dài 58,5 km từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tiếp giáp với Phnom Penh, Campuchia. Tuyến đường này được chia thành ba địa phận: Thành phố Hồ Chí Minh dài 30,7 km, tỉnh Tây Ninh dài 28 km, và khoảng cách giữa Gò Dầu và Mộc Bài là 8 km. Ngoài Tuyến QL 22A, tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, còn có một tuyến đường con tên là Quốc Lộ 22B, được tách ra từ Quốc Lộ 22 để kết nối đến Cửa khẩu Xa Mát tại biên giới Campuchia. Quốc Lộ 22 tuyến đường huyết mạch khu Tây Bắc Tp Hcm Tuyến đường Quốc lộ 22 (Xuyên Á) có vai trò quan trọng trong việc tăng cường giao thương giữa phía Tây Bắc và các tỉnh Tây Nam Bộ, những huyện liền kề của thành phố, giúp giảm khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Tuyến đường cũng đóng vai trò "luân chuyển" trong việc tạo ra tiềm năng cho phát triển kinh tế khu vực. Trong tương lai, khi QL22 được mở rộng, tiềm năng sẽ tăng lên thêm, giảm thiểu tình trạng kẹt xe và tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Đề xuất mở rộng Quốc Lộ 22 Đã có đề xuất mở rộng Quốc lộ 22 từ TPHCM theo lộ giới quy hoạch 60m và 120m. Tuyến đường từ tỉnh Tây Ninh sẽ được nâng cấp với mặt đường và hệ thống thoát nước. Ngân sách đầu tư dự kiến 10.000 tỷ, trong đó tuyến 1 sẽ dài hơn 33km với 4 làn xe hoàn chỉnh và tốc độ thiết kế 120km/giờ. Tuyến 2 sẽ dài khoảng 20,5km với 4 làn xe hạn chế và tốc độ thiết kế 80km/giờ. Tùy nhiên với mức đề xuất kinh phí khá lớn, hiện nay bộ Giao Thông Vận tải vẫn đang xem xét nhiều phương án và mô hình đầu tư phù hợp nhất. Cập nhật thông tin hạ tầng giao thông, bất động sản hữu ích tại Quy hoạch Landz.

    Đường Vành đai thành phố Tân An

    Đường Vành đai Tân An là một dự án có chiều dài hơn 23km và rộng 33m (bao gồm cả mặt đường và hành lang). Tuyến đường này đi qua địa bàn thành phố trong khoảng 19,2km, bắt đầu từ ngã tư Mỹ Phú thuộc xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa và kết thúc tại nút giao giữa Quốc lộ 1 và Đường tỉnh 833, thuộc thành phố Tân An. Trên tuyến đường này, có các xã: Lợi Bình Nhơn, An Vĩnh Ngãi, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung và các phường: Khánh Hậu, Tân Khánh, phường 7 và phường 5 của TP.Tân An. Đường Vành đai Tân An dự kiến thông xe cuối năm 2023 Sau nhiều năm thi công, dự án Đường Vành đai TP. Tân An bao gồm cả cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đang dần hoàn thiện. Dự án ban đầu có tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng, nhưng sau đó chi phí đã được điều chỉnh lên hơn 1.500 tỷ đồng. Hiện tại, phần lớn mặt đường đã được trải thảm nhựa, với quy mô 4-6 làn xe. Dự án Vành đai Tân An này được xem là tuyến đường huyết mạch quan trọng cho sự phát triển của TP.Tân An, tỉnh Long An.Trong đó, dự án cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây được xem là một trong những hạng mục quan trọng của tuyến đường. Là dự án giao thông quan trọng của Tân An Đường Vành đai TP. Tân An là một trong ba công trình trọng điểm được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và cũng được xác định là một trong ba công trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2020-2025 trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Sau khi hoàn thành, Đường Vành đai sẽ giảm áp lực cho Quốc lộ 1 và tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP.Tân An, cũng như đường Hùng Vương và Hùng Vương nối dài, giúp chuyển hướng lưu thông ra các vùng ven ngoại thành. Dự án này cũng đóng góp rất lớn vào quá trình mở rộng cửa ngõ TP.HCM và kết nối các tỉnh miền Tây với TP.HCM và miền Đông. Đây cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng đô thị loại I của TP.Tân An. Xem thêm nhiều thông tin hạ tầng giao thông, quy hoạch liên quan tới bất độn sản luôn được cập nhật mới tại chuyên mục:

    Thông tin Đường Vành Đai 2 TP HCM

    TP.HCM đã có quy hoạch đường Vành đai 2 từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 12.540 tỷ đồng - được xem là dự án rất quan trọng đối với giao thông quanh tuyến nội đô Tp Hcm. Đường vành đai 2 Tp Hcm là đường đô thị cấp 1 dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, đi hướng Đông Bắc qua cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy rồi rẽ hướng Bắc, giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao An Phú, rồi đến cầu Phú Hữu ( cầu Rạch Chiếc 2). Sau đó, đường rẽ hướng Tây Bắc đến ngã tư Bình Thái, giao với Xa lộ Hà Nội, rồi giao với đường Phạm Văn Đồng, đi đến ngã tư Gò Dưa. Từ ngã ba Gò Dưa, đường đi theo quốc lộ 1 đến ngã ba An Lạc, rồi theo đường Hồ Học Lãm, Trịnh Quang Nghị đến gần đường Nguyễn Văn Linh Tuyến đường đi qua các quận, huyện sau của Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 7, Quận 8, Quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức. Theo kế hoạch dự kiến toàn tuyến sẽ hoàn thành vào năm 2025. Tiến độ thi công tuyến đường Vành Đai 2   Từ Nút giao Gò Dưa (Quốc lộ 1, Q.Thủ Đức) - Nút giao Bình Phước (Giao với Quốc lộ 13) - Nút giao An Sương (Giao với Quốc lộ 22): đoạn nhập với Quốc lộ 1 đã hoàn thành.Nút giao An Sương (Giao với Quốc lộ 22) - Nút giao An Lập (Vòng xoay Tân Tạo (Giao giữa Quốc lộ 1 và đường Hồ Ngọc LÃm): đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thành.Đường Hồ Học Lãm - Bến phà Phú Định qua cầu Kênh Đôi - Trịnh Quang Nghị - Nguyễn Văn Linh (đoạn giao với Trịnh Quang Nghị): chưa hoàn thành.Đoạn Đường Nguyễn Văn Linh - Cầu Phú Mỹ: đã xong phần này.Cầu Phú Mỹ – Đường Võ Chí Công – Cầu Phú Hữu: đã hoàn thành đoạn này.Cầu Phú Hữu - đường Võ Chí Công - ngã ​​4 Bình Thái (trên cao tốc Hà Nội): Đoạn Võ Chí Công thuộc Khu công nghệ cao mới hoàn thành, đoạn từ Võ Chí Công đến nút giao Bình Thái vẫn chưa hoàn thành.Ngã ba Bình Thái (trên cao tốc Hà Nội) - Ngã ba Linh Đông (ngã ba với đường Phạm Văn Đồng) - Ngã ba Gò Dưa: Đoạn từ Ngã ba Linh Đông đến Ngã ba Gò Dưa hiện chưa hoàn thành.Nút giao thông đoạn từ Ngã 3 Bình Thái đến Linh Đông chưa hoàn thành. Cần ngân sách lớn để hoàn thành đường Vành Đai 2 TP HCM Đường Vành đai 2 để hoàn thành một vòng khép kín các tuyến đường đô thị của TP.HCM, có tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay đã hoàn thành 50,2 km, còn 14 km chia thành 4 đoạn đường chưa hoàn thành. Dự kiến cần đến 28 nghìn tỷ để hoàn thiện Đường vành đai 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đườngcó ý nghĩa rất quan trọng đối với quy hoạch giao thông của TP.HCM. Theo ước tính sẽ giảm được một lượng lớn phương tiện lưu thông phải vào trung tâm thành phố, qua đó giảm ùn tắc và tai nạn giao thông do xe tải trọng lớn gây ra tốt hơn.

    Tỉnh lộ 823D nối Long An – TP.HCM

    Quy mô tuyến đường DT 823D sẽ có 6 làn xe (22,5m), bề rộng nền đường 40m, điểm đầu giao với đường Tây Bắc mới (Bình Chánh, TP.HCM), điểm cuối là nút giao Hậu Nghĩa, Đức Hòa Long An. Từ hướng tuyến từ đường mở Tây Bắc (TP.HCM), lộ trình rẽ trái về phía Nam Kênh Đức Hòa và đi tiếp dọc hai bên bờ Nam Kênh. Tổng mức đầu tư dự kiến ​​là 1.490 tỷ đồng, từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh và một số nguồn vốn hợp pháp khác. Khởi công tuyến đường Dt 823d Tuyến đường đã được chính thức khởi công bởi Bộ Giao Thông Vận Tải, vào tháng 12 năm 2021. Có tổng chiều dài 14 km, điểm đầu giáp TP.HCM và điểm cuối là nút giao Quốc lộ N2 Tỉnh lộ 823D là tuyến kết nối vùng nối TP.HCM - Long An và các tỉnh miền Đông - Tây Nam Bộ) là trục giao thông kết nối giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ N2 (Vành đai 4 đoạn Long An, thông qua Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 823B (ngay đường Kênh Tây), Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 2 TP.HCM (theo quy hoạch giao thông TP.HCM). Các tuyến đường đi qua khu phát triển công nghiệp, khu dân cư - đô thị có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát triển. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh, yêu cầu cao về kỹ thuật và mỹ quan đô thị. Dự án luôn được chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát kiểm soát chặt chẽ quá trình thi công, kiểm soát chặt chẽ quy trình thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn, đảm bảo công trình đúng tiến độ, chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao . Đường DT 823D giúp hoàn thiện mạng lưới giao thông   Sau khi hoàn thành đường DT 823D sẽ cải thiện điều kiện hạ tầng, mở rộng mạng lưới giao thông của Long An giúp kết nối các khu vực lân cận, đặc biệt là TP.HCM, Tây Ninh nhanh chóng hơn. Góp phần thúc đẩy phát triển thương mại nhanh chóng, kinh tế - xã hội của tỉnh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời, tuyến đường góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa và hành khách, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.