Aeon Mall Tân An

Vào thời điểm cuối năm 2021 Tập đoàn Aeon đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh, bằng việc tổ chức một buổi làm việc với sự tham gia của Ông Nguyễn Văn Được – Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh cùng với ông Phạm Tấn Hòa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời còn có sự góp mặt của các nhà lãnh đạo từ các sở, ban ngành tỉnh Long An.

Mục đích chính của buổi làm việc này là để thảo luận và bàn bạc về việc xây dựng một trung tâm thương mại Aeon Mall Tân An mới tại thành phố Tân An, tỉnh Long An. Aeon Mall Long An được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm thương mại quy mô lớn nhất trong tỉnh, và dự kiến sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho diện mạo của khu vực thành phố vệ tinh phía Tây Sài Gòn.

aeon lam viec voi lanh dao long an

Thông tin tổng quan Aeon Mall Tân An

Vị trí của Aeon Mall Tân An tại Khu dân cư Idico, trên Đường Hùng Vương nối dài (đường Quốc Lộ 1A tuyến tránh), thuộc Phường 6, Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Việc chọn vị trí này được đánh giá là rất thuận lợi và có tiềm năng phát triển lớn.

Với quy mô khoảng 21.800 m² dự án của Tập đoàn Aeon đến từ Nhật Bản, nổi tiếng với mạng lưới siêu thị và trung tâm mua sắm trên toàn cầu. AEON Mall Tân An tại tỉnh Long An được xây dựng với mục tiêu mang lại một không gian mua sắm và trải nghiệm tiện ích chất lượng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương và góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Long An.

Ngoài ra AEON Mall Tân An còn được kì vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển sôi động của thị trường bất động sản Long An. Dựa trên các nghiên cứu thị trường có thể thấy rằng sự hiện diện của các trung tâm mua sắm Aeon Mall tạo ra một tác động rất lớn đến giá trị bất động sản trong khu vực, thông thường tăng giá hơn 30%.

Đây là một thông tin cựu kì tốt dành cho thị trường mua bán nhà đất Long An nói chung và thành phố Tân An nói riêng.

Về tập đoàn Aeon Mall

Phối cảnh Aeon Mall minh họa
Phối cảnh Aeon Mall minh họa

Tại Việt Nam AEON Mall đã khẳng định vị thế của mình bằng sự hiện diện tại nhiều tỉnh thành lớn như TP.HCM và Hà Nội. Các dự án như AEON Mall Celadon Tân Phú, AEON Mall Bình Tân, AEON Mall Canary Bình Dương và AEON Mall Long Biên đã trở thành điểm đến mua sắm và giải trí hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và mang lại sự phát triển cho cộng đồng địa phương.

Với hơn 250 năm tồn tại và phát triển, AEON đã không ngừng cam kết đặt khách hàng lên hàng đầu, tạo ra những trải nghiệm mua sắm tốt nhất và đóng góp vào sự thịnh vượng và ổn định của xã hội. Với sứ mệnh hướng tới một cộng đồng phát triển, AEON Mall đã và đang góp phần vào quá trình đô thị hóa và đáng sống của các tỉnh, thành phố, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong môi trường hiện đại và tiện nghi.

Aeon Mall Tân An đã triển khai chưa?

Aeon Mall tại Tân An dự kiến sẽ bắt đầu quá trình xây dựng hạng mục công trình từ tháng 8/2023 và trung tâm mua sắm sẽ chính thức hoạt động vào tháng 12/2024. Cộng đồng dân cư tại đây đang kỳ vọng rằng dự án sẽ chính thức đi vào hoạt động để chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố Tân An vào năm 2024.

Có thể bạn quan tâm, thông tin mới về dự án Aeon Mall Hóc Môn

5/5 - (11 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Đường Vành Đai 4 đoạn Bình Dương sẽ đi qua đâu?

    Đường Vành Đai 4 Bình Dương, vừa qua Tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp dân để công bố thông tin chi tiết về chủ trương đầu tư và lộ trình triển khai tuyến đường này. Đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài 47,85km. Lộ trình tuyến đường Đoạn Vành Đai 4 Bình Dương xuất phát từ đầu cầu Thủ Biên, chủ yếu đi theo tuyến đường Thủ Biên - Đất Cuốc, hiện tại cắt với đường ĐH.411 và tiếp tục qua Khu công nghiệp VSIP III, giao với đường ĐT.747 tại phường Hội Nghĩa và liên kết với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành. Từ đây giao với đường ĐT.742 tại nút giao hiện hữu, tiếp tục theo đường số 17-VSIP IIA, sau đó giao với đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh (được quy hoạch). Tiếp theo giao với đường ĐT.741 tại phường Hòa Lợi, nối với đường Vành đai 4 TP.HCM hiện có, đến cầu Thới An, theo đường ĐT.748 và tiếp tục qua đường ĐT.744 tại xã An Tây, theo quy hoạch đến sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận. Thông tin tổng quan Vành Đai 4 TPHCM đoạn Bình Dương Dự kiến sẽ bắt đầu khởi công vào năm 2024, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 419,6ha, trong đó tuyến chính chiếm 413,4ha và tuyến kết nối chiếm 6,2ha. Tổng đầu tư dự kiến khoảng 18.247 tỉ đồng, chia thành 2 dự án thành phần: giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp. Thiết kế dự án có nền đường rộng 74,5m, bao gồm các đoạn từ Đất Cuốc (đường ĐH.411) đến VSIP IIA, đoạn từ cầu Thới An đến sông Sài Gòn và các nút giao. Riêng đoạn nối Khu công nghiệp VSIP IIA - Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng với quy mô 62m. Đoạn Thủ Biên - Đất Cuốc (bao gồm nút giao cầu Thủ Biên phía Bình Dương) đã được thực hiện trong một dự án khác và không được tính vào dự án này. Dự án sẽ đầu tư quy mô 4 làn cao tốc hoàn chỉnh, bao gồm cả làn dừng khẩn cấp liên tục. Riêng đoạn từ đường ĐT.742 đến cầu Thới An, sẽ giữ nguyên hiện trạng đã được đầu tư (quy mô 62m, 10 làn xe), và đoạn từ Khu công nghiệp VSIP IIA đến Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 cũng sẽ được đầu tư đồng bộ theo quy mô 62m, 10 làn xe. Các nút giao sẽ được đầu tư để liên thông, trực thông và xây dựng đường song hành 2 bên tuyến kết nối giao thông khu vực, phù hợp với tình hình phát triển địa phương. Đồng thời, dự án cũng sẽ đầu tư cho 2 tuyến đường nhánh kết nối vào Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, đó là đường Lê Lợi và đường Tạo Lực 2, với quy mô phù hợp. Tiến độ Vành Đai 4 TPHCM đoạn Bình Dương dự kiến Tháng 6/2024: Bàn giao ít nhất 50% mặt bằng; tháng 9/2024: Bàn giao 70%; cuối năm 2024: Hoàn tất bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án. Đối với công tác thẩm tra, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án thành phần I, phải hoàn thành chậm nhất vào tháng 8/2023. Bình Dương đề xuất khởi công dự án trong quý I/2024, và nếu không thực hiện sơ tuyển, đặt mục tiêu khởi công trước ngày 1/1/2024. Đối với Dự án thành phần II, việc lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ hoàn tất trong tháng 9/2023. Quá trình lựa chọn nhà đầu tư diễn ra từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024 (bao gồm việc đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả). Trường hợp không tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023. Dự án thành phần II dự kiến khởi công vào quý I/2024, hoàn thành thi công vào tháng 11/2026 và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2026.

    Cầu Sài Gòn

    Cầu Sài Gòn, trước đây được gọi là cầu Tân Cảng trước năm 1975, là một trong số các cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, kết nối quận Bình Thạnh với thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Là một trong những cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được hoàn thành xây dựng. Bên cạnh Cầu Sài Gòn là Cầu Sài Gòn 2, nằm song song và cách khoảng 3m. Cầu này có tổng chiều dài hơn 987m và gồm 30 nhịp. Kết cấu chính của cây cầu được thiết kế với sơ đồ 5 nhịp liên tục, sử dụng bê tông cốt thép dự ứng lực. Dự án xây dựng Cầu Sài Gòn 2 đã được Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM đặt kế hoạch hoàn thành trong vòng 21 tháng, rút ngắn thời gian so với các đơn vị thiết kế trước đó. Thực tế, quá trình thi công đã được rút ngắn xuống còn 18 tháng, giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách. Sau khi đi vào sử dụng, cây cầu đã giải quyết một cách toàn diện các vấn đề giao thông tại cửa ngõ phía Đông Bắc của TP.HCM. Các tuyến đường nổi bật gần Cầu Sài Gòn Đường Điện Biên Phủ Chiều dài tuyến đường kéo dài từ ngã 7 Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong và Ngô Gia Tự ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến chân cầu Sài Gòn ở quận Bình Thạnh. Trên tuyến đường này, phần gần cầu Sài Gòn (từ Quận Bình Thạnh đến cầu Sài Gòn) được trang bị 6 làn xe ô tô và 2 làn xe máy, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trên đường. Đường Xa lộ Hà Nội Đi qua các khu vực trong Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đoạn 1 của Xa lộ Hà Nội, từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái trên QL52, có lộ giới rộng 153,5m, được trang bị 16 làn xe (bao gồm 10 làn trục chính và 6 làn song hành). Đoạn 2 tiếp theo, từ nút giao Bình Thái đến nút giao Trạm 2 trên QL52, có lộ giới rộng 113,5m và cũng có 16 làn xe (10 làn trục chính và 6 làn song hành). Đoạn 3 tiếp theo, từ nút giao Trạm 2 đến ngã 3 Tân Vạn trên QL.1, có lộ giới rộng 113,5m và được trang bị 14 làn xe (bao gồm 8 làn trục chính và 6 làn song hành). Cuối cùng, đoạn 4 từ ngã 3 Tân Vạn đến ngã 3 Chợ Sặt trên QL.1 có 6-8 làn xe. Các đoạn đường này trên Xa lộ Hà Nội được thiết kế với số làn xe rộng đủ  đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực Đường Nguyễn Hữu Cảnh Là tuyến đường trung tâm quan trọng chạy từ đường Tôn Đức Thắng ở Quận 1 đến đường Điện Biên Phủ ở Quận Bình Thạnh. Đây là một trong những trục đường chính kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm thành phố. Đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài gần 3,2 km và chạy gần như song song với bờ sông Sài Gòn. Điểm bắt đầu của đường là ngã tư với đường Tôn Đức Thắng và đường Lê Thánh Tôn (hiện nay là đầu cầu Ba Son), và điểm cuối là đường Điện Biên Phủ ngay đầu cầu Sài Gòn phía Quận Bình Thạnh. Ngoài ra, trên tuyến đường này còn có một nút giao thông khác mức với đường Ngô Tất Tố và cầu Thủ Thiêm. Đường Nguyễn Hữu Cảnh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực trong thành phố mà còn mang lại tiện ích cho người dân và góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía đông của thành phố...

    Công viên 150ha Quận 12

    Được ví như lá phổi xanh mới của TP.HCM khu công viên 150ha tại Thạnh Xuân, Thới An Quận 12 khi được triển khai hoàn thành, có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm lợi ích sinh thái, lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế. Nhằm bổ sung thêm công viên cây xanh cho TP.HCM, UBND TP đã giao UBND quận 12 nghiên cứu lập phương án kêu gọi đầu tư dự án công viên tại Phường Thạnh Xuân, Thới An với diện tích 150 ha. Công viên 150ha tại phường Thạnh Xuân, Thới An Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP HCM và UBND Quận 12 đã tổ chức một buổi tọa đàm với chủ đề "Ý tưởng quy hoạch khu công viên cây xanh đa chức năng cho phường Thạnh Xuân và phường Thới An", 150 ha công viên cây xanh tại Phường Thạnh Xuân và Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM. Vị trí dự án công viên 150 Ha Quận 12 tiếp giáp với nhiều khu dân cư lớn hiện hữu của Quận 12. Để bổ sung số lượng công viên cây xanh, UBND TP.HCM đã giao UBND Quận 12 lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án công viên tại Phường Thạnh Xuân và Phường Thới An. Theo Quyết định số 6706/QĐ-UBND ngày 29/12/2012, 150 ha đất quy hoạch Công viên cây xanh 150 ha trên địa bàn Quận 12 thuộc khu quy hoạch công viên cây xanh. Do có diện tích lớn nên công viên rộng 150 ha này sẽ được quy hoạch thành công viên đa chức năng, không chỉ phục vụ nhu cầu vui chơi, đời sống mà còn phát triển đồng thời các loại hình vui chơi, nghỉ dưỡng. Ý kiến tận dụng giá trị bất động sản gần công viên 150ha? Một số ý kiến ​​tại hội thảo đề xuất xây dựng công viên 150 ha Quận 12, gắn với các dịch vụ phụ trợ như khu nghỉ dưỡng lưu trú, khách sạn, nhà cao tầng, dịch vụ y tế, giáo dục...   Một tập đoàn đã đưa ra ý tưởng chia công viên thành 4 không gian chính: Xanh, Điểm nhấn, Vui chơi giải trí và Cộng đồng. Trong số đó, có một dự án điểm nhấn và thu hút đầu tư quảng trường quy mô lớn, là một tòa nhà mang tính bước ngoặt trong khu vực. Khu cảnh quan truyền tải thông điệp về môi trường, tiện ích sinh hoạt gia đình, thiết bị vui chơi trẻ em, dụng cụ thể thao… Nhiều đơn vị đề xuất mở rộng ranh dự án ra quỹ đất xung quanh công viên. Trong đó có 150 ha là công viên cây xanh, đất liền kề có thể được mua lại để bán đấu giá gây quỹ cho công viên. Cần đẩy nhanh mật độ cây xanh tại TP HCM Từ năm 2012 đến 2018, tổng diện tích không gian cây xanh công viên trên địa bàn thành phố tăng thêm khoảng 158 ha. Trong đó, diện tích công viên công cộng tập trung tăng 10,68 ha, diện tích công viên trong khu dân cư tăng 58,03 ha và diện tích không gian xanh công cộng tăng 87,94 ha. Theo Sở Xây dựng, hiện nay việc phân bổ công viên trên địa bàn thành phố không đồng đều, chưa hợp lý. Có thể thấy, mảng xanh khu vực nội thành, trung tâm lớn hơn so với các khu vực khác. Ở các vùng ngoại ô có quỹ đất lớn hơn, quy mô công viên còn hạn chế. Tại các khu vực như ở Q.9, Q.12, Thủ Đức, Bình Tân, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè quỹ đất dành cho công viên lớn còn rất ít. Với tốc độ 1,54 ha/năm như hiện nay, sẽ mất rất nhiều thời gian để phủ xanh gần 10.000 ha đất công viên còn lại của TP.HCM. Xem thêm, dự án căn hộ nổi bật gần công viên 150ha, thuộc phường Thạnh Xuân Picity Quận 12 với tổng quy mô lên đến 8,6ha, thiết kế 6 Block cao tầng được tích hợp nhiều tiện ích cao cấp.

    Đường Vành Đai 2 TP.HCM

    TP.HCM đã có quy hoạch đường Vành đai 2 từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 12.540 tỷ đồng - được xem là dự án rất quan trọng đối với giao thông quanh tuyến nội đô Tp Hcm. Đường vành đai 2 Tp Hcm là đường đô thị cấp 1 dài 64km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, đi hướng Đông Bắc qua cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy rồi rẽ hướng Bắc, giao với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tại nút giao An Phú, rồi đến cầu Phú Hữu ( cầu Rạch Chiếc 2). Sau đó, đường rẽ hướng Tây Bắc đến ngã tư Bình Thái, giao với Xa lộ Hà Nội, rồi giao với đường Phạm Văn Đồng, đi đến ngã tư Gò Dưa. Từ ngã ba Gò Dưa, đường đi theo quốc lộ 1 đến ngã ba An Lạc, rồi theo đường Hồ Học Lãm, Trịnh Quang Nghị đến gần đường Nguyễn Văn Linh Tuyến đường đi qua các quận, huyện sau của Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 7, Quận 8, Quận 12, Bình Tân, Bình Chánh, Thủ Đức. Theo kế hoạch dự kiến toàn tuyến sẽ hoàn thành vào năm 2030. Dự kiến cần đến 30 nghìn tỷ đồng để hoàn thiện đường vành đai 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quy hoạch giao thông của TP.HCM. Theo ước tính sẽ giảm được một lượng lớn phương tiện lưu thông phải vào trung tâm thành phố, qua đó giảm ùn tắc và tai nạn giao thông do xe tải trọng lớn gây ra tốt hơn. Tiến độ đường Vành Đai 2 TP.HCM mới nhất Bản đồ đường Vành Đai 2 TP HCM Đường Vành đai 2 để hoàn thành một vòng khép kín các tuyến đường đô thị của TP.HCM, có tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay đã hoàn thành 50,2 km, còn khoảng 14 km chia thành 4 đoạn đường chưa hoàn thành. Đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp): Có chiều dài 3,5 km, dự án này đã được Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, với tổng mức đầu tư là 9.328 tỉ đồng. Trong đó, có 6.675 tỉ đồng dành cho việc giải phóng mặt bằng. Đoạn 2 (từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng): Có chiều dài 2,8 km và đã hoàn tất hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bởi Sở Giao thông Vận tải. Tổng vốn đầu tư là 4.543 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.956 tỉ đồng. Dự kiến rằng vào quý 4 năm 2023, dự án này sẽ được đưa vào xem xét bởi Hội đồng Nhân dân thành phố để quyết định chủ trương đầu tư. Đoạn 3, kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa, có chiều dài khoảng 2,7 km, đã bắt đầu triển khai từ năm 2017 dưới hình thức BOT (Build-Operate-Transfer) với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, dự án đã phải tạm dừng thi công vào tháng 3 năm 2020 khi mới hoàn thành 44% khối lượng công việc do gặp khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng và việc điều chỉnh dự án chưa hoàn tất. Đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh): Với chiều dài 5,3 km, dự án này có tổng mức đầu tư ước tính là 16.417 tỉ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 13.190 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện thời Thành phố chưa có kế hoạch cân đối nguồn vốn, do đó chưa có cơ sở để trình cấp thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư cho dự án này. Đặt mục tiêu sớm khép kín đường Vành Đai 2 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu quan trọng đến năm 2030, đó là hoàn thiện Vành đai 2 TP HCM nhằm giảm ùn tắc giao thông trong nội thành và tăng cường kết nối giữa các cảng biển, khu công nghiệp và đường cao tốc. Mặc dù quan tâm lớn đến vấn đề này, nhưng thách thức chính đối diện là nguồn vốn. Gần đây, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã được ban hành, tạo điều kiện cho Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm cơ chế và chính sách đặc thù để phát triển. Theo đó, TP.HCM có thể sử dụng với phương án trả chậm bằng ngân sách, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước. Điều này mở ra cơ hội cho TP.HCM có thể tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà đầu tư thực hiện các phần còn thiếu của Vành đai 2. Hình thức trả chậm cho phép Thành phố thanh toán cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian 5-10 năm sau khi công trình hoàn thành và được quyết toán. Điều này giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn, mở ra cơ hội cho TP.HCM triển khai nhanh chóng và hiệu quả hóa việc khép kín Vành đai 2 Tp.Hcm, góp phần giảm ùn tắc giao thông và nâng cao hệ thống giao thông đô thị.

    Kế hoạch nhà ở xã hội Bình Dương

    Trong năm 2023, tỉnh Bình Dương sẽ tiến hành đánh giá lại quỹ đất dành cho 33 dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích khoảng 100 ha, nhằm thúc đẩy chủ đầu tư triển khai thực hiện những dự án này. Tỉnh Bình Dương vừa công bố kế hoạch phát triển nhà ở cho năm 2023, trong đó tập trung vào mục tiêu tiếp tục cải thiện chất lượng các căn hộ, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối tượng chính sách. Hiện nay có xu hướng rõ ràng là sự phát triển mạnh mẽ của các dự án nhà ở chung cư tại các đô thị ở phía Nam. Vì vậy, tỷ lệ căn hộ chung cư trong các dự án này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng, vượt qua mức 30%. Kế hoạch còn đề ra mục tiêu về diện tích sàn của nhà ở xã hội cho thuê vào năm 2023 trên toàn tỉnh Bình Dương, ước tính khoảng 160.000 m2, đóng góp 40% trong tổng diện tích sàn của nhà ở xã hội cho thuê trong giai đoạn từ 2021 đến 2025, mục tiêu tổng cộng là 400.000 m2 sàn. Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương 2021-2025 Theo mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025, tỉnh sẽ đạt được chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu là 10m2 sàn/người, nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố lên 65,0% và giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố xuống còn 0,5%. Điều này có nghĩa là tỉnh sẽ tiến gần tới mục tiêu này vào năm 2023, với dự kiến đạt 9,2m2 sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố đạt tỷ lệ 99,3%, trong khi tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ giảm xuống chỉ còn 0,7%. Cùng với đó, trong giai đoạn này, nhà ở thương mại dự kiến sẽ phát triển thêm 1,75 triệu m2 sàn, tương đương với 17.500 căn nhà. Trong năm 2023, dự án xây dựng sẽ hoàn thành khoảng 1.239.646 m2 sàn nhà ở thương mại, tương đương với khoảng 13.537 căn. Nhà ở xã hội cũng sẽ phát triển thêm 600.000 m2 sàn, tương đương với 18.000 căn. Tỉnh Bình Dương đang tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư tham gia vào việc đầu tư vào các dự án nhà ở dành cho công nhân và người lao động tại các khu và cụm công nghiệp trên lãnh thổ tỉnh. Điều này được thực hiện thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính và tín dụng. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà ở, đặc biệt là cho công nhân và người lao động, bằng cách thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo rằng các dự án nhà ở này có đủ các điều kiện để đảm bảo cuộc sống và công việc của người lao động. Điều này bao gồm cả việc cung cấp đất đai, xây dựng theo quy hoạch, đặc biệt là việc hỗ trợ về thuế và tài chính, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dự án nhà ở này và thúc đẩy sự phát triển của khu vực. Xem lại quỹ đất Nhà ở xã hội Một khu NOXH tại Bình Dương Đồng thời, tỉnh Bình Dương cũng đang tiến hành kiểm tra và tái phân bổ quỹ đất dành cho nhà ở xã hội tại 33 dự án nhà ở thương mại với tổng diện tích khoảng 100 ha, nhằm kích thúc các nhà đầu tư thực hiện và triển khai các dự án này. Các quyết định liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà ở dựa trên Suất vốn đầu tư, theo hướng dẫn tại Quyết định số 610/QĐ-BXD ngày 13/7/2022 của Bộ Xây dựng, cùng với việc dự báo về diện tích tăng thêm cho các loại nhà ở trong năm 2023. Dự kiến, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư vào nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương vào năm 2023 sẽ đạt khoảng 23.490,47 tỷ đồng. Tổng diện tích đất ở dự kiến sẽ tăng thêm 289,11 ha trong năm 2023. Trong đó, khoảng 110,77 ha dành cho xây dựng các dự án nhà ở thương mại, 131,55 ha cho xây dựng nhà dân tự xây, và khoảng 46,82 ha cho phát triển các dự án nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội. Điều này cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của tỉnh Bình Dương trong việc cung cấp cơ hội và hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nhà ở để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư. Công bố 4 dự án nhà ở xã hội được vay gói 120.000 tỷ đồng Danh sách 4 dự án NOXH có nhu cầu vay vốn UBND tỉnh Bình Dương vừa công bố danh mục 04 dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, dựa trên đề nghị từ Sở Xây dựng. Các dự án này đáp ứng các điều kiện và tiêu chí để được hưởng ưu đãi vay vốn phát triển nhà ở xã hội, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, và tiêu chí vay ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, và xây dựng lại chung cư cũ. Dự án Chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, TP. Dĩ An Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kinh doanh và Phát triển nhà Toàn Thịnh Phát.Tổng mức đầu tư dự kiến: 768 tỷ đồng.Quy mô: 882 căn hộ.Tình hình: Dự án đã cất nóc và hoàn thiện phần thô, hiện cần vay 537,43 tỷ đồng để hoàn thiện. Dự án Khu nhà ở xã hội An Sinh, Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ, TP. Thủ Dầu Một Chủ đầu tư: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà và Đô thị (HUD).Cung ứng: 978 căn.Thời hạn hoàn thành: Cuối năm 2026.Tình hình: Dự án đang xây dựng phần móng block chung cư và cần vay 390 tỷ đồng. Dự án Khu nhà ở xã hội liền kề, Khu dân cư Cầu Đò, xã An Điền, thị xã Bến Cát Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi.Quy mô: 276 căn nhà.Thời hạn hoàn thành: Cuối năm 2023.Tình hình: Dự án đã triển khai được 80% và cần vay 132 tỷ đồng. Dự án Khu nhà ở xã hội liền kề, Khu nhà ở thương mại Thuận Lợi 2, thị xã Bến Cát Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi.Quy mô: 249 căn nhà.Thời hạn hoàn thành: Tháng 12/2023.Tình hình: Tiến độ thi công đạt 45% và cần vay 121,4 tỷ đồng.

    Thông tin Đức Hòa Long An lên Thành Phố

    Hiện nay tỉnh Long An đang thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI lớn đứng thứ 2 so với cả nước ( 3,84 tỉ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước). Đặc biệt Long A có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp, trong đó 16 KCN đang hoạt động, với tỷ lệ lấp đầy 89% là tỷ suất rất cao. Trong tất cả địa chính thuộc Long An, huyện Đức Hoà đang là địa bàn có nhiều lợi thế nhất khi vị trí giáp TP.HCM là Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. Đặc biệt là huyện sở hữu đến hơn 20 cụm công nghiệp, 13 khu công nghiệp lớn nhất Long An - chiếm hơn 50% toàn tỉnh. Sau đây có thể xem qua một số tiêu chí rõ ràng hơn của huyện Đức Hòa có thể đáp ứng tiêu chuẩn lên thành phố sắp tới hay không ? Hiện nay, huyện Đức Hòa đã đạt được 50/59 tiêu chỉ thị xã và đạt 48/59 tiêu chỉ thành phố thuộc tỉnh. Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của huyện và thực trạng đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, đô thị trên địa bàn huyện. Huyện Đức Hòa xác định mục tiêu trong tương lai là quy hoạch phát triển thành đô thị loại I, trước mắt từ nay đến năm 2025 hoàn thành đô thị loại 3 và đạt các tiêu chỉ để trở thành thành phố Đức Hòa (thay thị xã Đức Hòa trước đây). Với những tiêu chí gần như đạt được của Huyện Đức Hòa, chúng ta có thể thấy việc đạt mục tiêu lên thành phố Đức Hòa trực thuộc tỉnh Long An trong tương lai gần là hoàn toàn khả thi. Việc lên được thành phố Đức Hòa sẽ giúp thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút nhân lực làm việc chất lượng cao hơn, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế và đời sống nhân dân...