ke hoach su dung dat huyen Cu Chi moi nhat

Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi mới nhất

Vừa qua huyện Củ Chi đã đánh giá chính xác tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Và đang tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện.

Để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo khai thác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Củ Chi.

Tổ chức lập Kế hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi năm 2023 nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng; làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất.

Phù hợp với định hướng phát triển không gian, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, rà soát, cập nhật thông tin chính xác về công trình, dự án, loại bỏ công trình, dự án chưa hoặc không có khả năng thực hiện (do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều dự án phải phân kỳ bố trí vốn, thiếu vốn thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý dự án theo quy định,…).

Hạn chế, khắc phục tình trạng quy hoạch các công trình dàn trải, kéo dài, do không đủ nguồn vốn để bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư và làm chậm tiến độ xây dựng công trình.

Nội dung triển khai Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi 2023

1. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất của năm 2022 đã được phê duyệt.

2. Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất thành phố phân bổ cho huyện trong năm kế hoạch, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:

a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp huyện;

b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất.

Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất để nhận Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 (theo mẫu) và nộp Đơn đăng ký kèm theo bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác nhận vào Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của hộ dân và trả lại hộ dân 01 bản để theo dõi thực hiện.

Đối với tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm văn bản đăng ký nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu) và văn bản pháp lý liên quan, bản vẽ hiện trạng vị trí,…

4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; hiện trạng vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch.

8. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của cá nhân sử dụng đất.

9. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

10. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

12. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định.

13. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

14. Báo cáo, đánh giá giải pháp đối với các dự án đang triển khai; đề xuất xử lý các dự án chưa triển khai thực hiện theo Khoản 8 Điều 49 Luật đất đai.

15. Lập danh mục về các dự án: có thu hồi đất, có sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Danh mục các dự án điều chỉnh: diện tích thu hồi; diện tích sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ (đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại các Nghị quyết trước đây) gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố.

16. Thông qua báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

Có nên mua đất Củ Chi?

Gần đây thông tin Củ Chi sẽ lên Thành Phố, hay lên Quận thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, vậy có nên mua đất Củ Chi và đất Củ Chi có ưu điểm gì? Xem thêm bài viết phân tích bởi Landz.vn

Mua bán nhà đất Củ Chi

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Lộ giới là gì? & Những khái niệm liên quan

    "Lộ giới" là thuật ngữ được sử dụng trong quy hoạch đô thị để chỉ định ranh giới đất đai được phép sử dụng để mở rộng đường hoặc hẻm. Ranh giới lộ giới thường được đánh dấu bằng mốc lộ giới, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và quản lý sử dụng đất đai. Các quy định pháp luật quy định rõ ràng về việc không được phép xây dựng các công trình kiên cố, nhà ở trên phần đất được quy hoạch là lộ giới để đảm bảo tính an toàn và thuận tiện cho việc mở rộng đường hoặc hẻm trong tương lai. Lộ giới thường được đo bằng mét dài tính từ trung tâm của đường (hay còn gọi là tim đường) sang hai bên. Các cọc lộ giới sẽ được cắm ở hai bên đường để đánh dấu ranh giới giữa phần đất được quy hoạch làm đường và phần đất được phép sử dụng cho các công trình xây dựng khác. Mục đích của lộ giới là gì? Mục đích của việc đánh dấu lộ giới là để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, lộ giới cũng quy định chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình được xây dựng trên phần đất được quy hoạch là lộ giới. Việc này nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ cho các công trình xây dựng trong cùng khu vực. Do đó, chiều cao tối thiểu và tối đa của các công trình cũng được quy định theo từng khu vực và phụ thuộc vào lộ giới. Giải thích về chỉ giới xây dựng Chỉ giới xây dựng là ranh giới cho phép người dân xây dựng các công trình kiên cố như nhà ở, tòa nhà, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, và các công trình khác trên một khu đất. Chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc lùi vào so với lộ giới tùy theo quy hoạch và pháp luật địa phương. Khoảng lùi là khoảng cách từ chỉ giới xây dựng đến lộ giới (chỉ giới đường đỏ), có vai trò để đảm bảo không gian cần thiết cho việc đi lại, thông gió, ánh sáng tự nhiên và các hoạt động khác trong khu dân cư. Khoảng lùi cũng được quy định rõ trong quy hoạch và các quy định về xây dựng, có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý và loại đất. Các khái niệm về Lộ Giới, Chỉ giới xây dựng và khoảng lùi này giúp người dân hiểu rõ hơn về giới hạn xây dựng trên đất của mình và đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Việc xác định đúng mốc lộ giới là rất quan trọng, vì nếu xây dựng công trình quá giới hạn, người dân sẽ phải đối mặt với những rủi ro pháp lý, đồng thời ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị của địa phương. Các bước xác định mốc lộ giới thông dụng Cách xác định mốc lộ giới cho một khu đất, người dân cần thực hiện 4 bước. Trước hết, họ cần xem xét tổng thể của khu đất và tìm các cột mốc lộ giới cùng với biển báo liên quan đến lộ giới được đặt ở 2 bên đường. Tiếp theo, từ vị trí của cột mốc lộ giới, họ sẽ xác định lộ giới của tuyến đường, tính từ tim đường sang 2 bên. Sau đó, họ sẽ tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo tuân thủ quy hoạch của cơ quan nhà nước. Cuối cùng, khi đã xác định được khoảng lùi của công trình, họ sẽ biết được chỉ giới xây dựng, và phần đất nằm trong chỉ giới xây dựng sẽ là diện tích được sử dụng để xây dựng công trình hợp pháp.

    Bản đồ Huyện Củ Chi TP.HCM

    Bản đồ Huyện Củ Chi - là một huyện nằm về phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33 km. Huyện Củ Chi có Sông Sài Gòn chảy qua phía đông, tạo thành một ranh giới giữa Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương. Vị trí địa lý của huyện như sau: Phía đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.Phía tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Phía nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn.Phía bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn. Bản đồ Huyện Củ Chi qua Google Maps Huyện Củ Chi có diện tích 434,77 km² và dân số năm 2019 là 462.047 người, với mật độ dân số đạt 1.063 người/km². Hiện nay Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: An Nhơn Tây, An Phú, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng. Huyện Củ Chi có nhiều tuyến đường quan trọng Đường Quốc Lộ 22 (Xuyên Á)Đường Vành Đai 3 TP.HCMCao tốc Mộc Bài - TP.HCMĐường tỉnh lộ 9Đường tỉnh lộ 8Đường tỉnh lộ 7Đường tỉnh lộ 15Các tuyến đường như Hồ Văn Tắng, Bến Súc, Bến Than, Bình Mỹ, Nguyễn Kim CươngNguyễn Thị Lắng, Nguyễn Văn Khạ, Nguyễn Văn NìPhạm Văn Cội, Võ Văn Bích, Đường 107, và nhiều tuyến đường khác đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông của Củ Chi. Địa điểm nổi bật huyện Củ Chi Địa đạo Củ ChiĐền tưởng niệm Bến Dược - Củ ChiCông Viên Hỏa Táng Tháp Long ThọTượng Đài Củ Chi Đất Thép Thành ĐồngTrung Tâm Thương Mại Satra Centre MallKhu Công Nghiệp Tây Bắc Củ ChiVườn Trái Cây Trung AnLàng Sinh Thái Fosaco Bất động sản Củ Chi nổi bật Thị trường bất động sản Củ Chi với nhiều dự án đất nền, nhà phố, biệt thự đáng chú ý như: Khu đô thị Vinhomes Củ ChiKhu biệt thự Lucky Garden Bình MỹĐất nền Tân Quy TownSài Gòn Riverside Villas tỉnh lộ 8Khu dân cư Trần Văn ChẩmKhu dân cư Xuyên ÁKhu dân cư Thịnh VượngKhu dân cư Bình MỹNam An CityKhu dân cư gần UBND huyện Củ Chi

    Cầu Phú Cường

    Cầu Phú Cường là một công trình giao thông quan trọng tại khu vực miền Nam. Với vị trí đặc biệt, cầu bắc qua dòng sông Sài Gòn tạo nên mối liên kết quan trọng giữa huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cầu Phú Cường nối liền đường tỉnh lộ 8 thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi và đường Huỳnh Văn Cù, thuộc các phường Phú Cường và Chánh Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một Việc có cầu Phú Cường giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai địa điểm quan trọng này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ và người dân giữa hai khu vực. Đồng thời, cầu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao thương trong khu vực Tỉnh Bình Dương và Tp Hcm. Cầu Phú Cường giúp kết nối  các khu công nghiệp lớn ( VSIP 2, KCN Mỹ Phước 3-4 ...) của Bình Dương tới Tp Hcm một cách thuận tiện hơn, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, giao thông và phát triển đô thị, giúp kết nối và thúc đẩy sự phát triển của cả hai khu vực. Thông tin Cầu Phú Cường Bình Dương Cầu Phú Cường, một công trình giao thông mang ý nghĩa lịch sử, đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cầu này đã chứng kiến những trận giao tranh đầy ác liệt. Tuy nhiên, sau hàng thập kỷ phục vụ giao thông, công trình cũ của Cầu Phú Cường đã không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng. Vào tháng 11 năm 2004, quyết định xây dựng lại cầu đã được đưa ra.  Phần cầu cũ đã phải chịu một phần tháo dỡ để tạo không gian cho việc thi công công trình mới. Trong thời gian này, một bến phà cũng được xây dựng để giúp di chuyển giữa hai bờ sông Sài Gòn trong quá trình xây dựng cầu mới. Sau hơn 3 năm thi công Cầu Phú Cường, vào tháng 7 năm 2007, Cầu Phú Cường đã chính thức hoàn thành và thông xe. Với tổng chiều dài 446m và mặt đường rộng 14m, 4 làn xe, cầu được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại với tổng số đầu tư lên đến 121 tỷ đồng. Bất động sản nổi bật gần Cầu Phú Cường Bất động sản Củ Chi Củ Chi gần Cầu Phú Cường nổi bật nhất là 2 xã: Bình Mỹ và Tân Thạnh Đông. Tại đây với lợi thế gần nhiều KCN, kho xưởng, công ty sản xuất nước ngoài… nên số người về đây định cư sinh sống, làm việc ngày càng tăng cao. Khu vực này bất động sản phát triển mạnh nhất là các dự án đất nền nhỏ có quy mô dưới 2ha, diện tích đất cơ bản từ 80m² - 120m², giá bán nhà đất Củ Chi tại đây giao động từ 16 – 20 triệu/m² Bất động sản Thủ Dầu Một Bình Dương Tại khu vực Thành phố Thủ Dầu Một, bất động sản có phần phát triển hơn khi Cầu Phú Cường gần ngay trung tâm TDM, hầu hết các khu đô thị tại đây đã hình thành, đường giao thông rộng rãi, thuận tiện. Giá nhà đất Bình Dương tại khu vực trung bình từ 35 triệu/m².

    Cách phân biệt các loại đất trên sổ hồng và bản đồ địa chính

    Về cách phân biệt các ký hiệu loại đất trên sổ hồng, sổ đỏ (GCNQSDĐ) hay trên bản đồ địa chính như LUC, DTT, ODT, SKC hay BHK.... là gì? Trên thực tế, đây là ký hiệu mã hiệu cho dãy đất trên bản đồ địa chính cấp chính quyền. Nhìn vào các ký hiệu của các loại đất, bạn có thể biết loại đất nào đang được sử dụng và loại đất nào có quyền sử dụng gì và thuộc nhóm đất nào. Bài viết dưới đây Landz sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về bản đồ địa chính, phân loại đất và ý nghĩa phân loại, bảng ký hiệu phân loại đất đai. Bảng ký hiệu phân loại đất đai trên bản đồ địa chính Theo điểm 13 Mục III Phụ lục số 01 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT về Bản đồ địa chính ngày 19 tháng 5 năm 2014. Để thuận tiện cho việc tra cứu thông tin, các loại đất hiển thị trên bản đồ sẽ được thể hiện dưới dạng ký hiệu, muốn biết đó là loại đất gì chỉ cần tra vào bảng ký hiệu dưới đây: STTLOẠI ĐẤTMÃINHÓM ĐẤT NÔNG NGHIÊP 1Đất chuyên trồng lúa nướcLUC2Đất trồng lúa nước còn lạiLUK3Đất lúa nươngLUN4Đất bằng trồng cây hàng năm khácBHK5Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khácNHK6Đất trồng cây lâu nămCLN7Đất rừng sản xuấtRPH8Đất rừng phòng hộRPH9Đất rừng đặc dụngRDD10Đất nuôi trồng thủy sảnNTS11Đất làm muốiLMU12Đất nông nghiệp khácNKHIINHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1Đất ở tại nông thônONT2Đất ở tại đô thịODT3Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC4Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệpDTS5Đất xây dựng cơ sở văn hóaDVH6Đất xây dựng cơ sở y tếDYT7Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạoDGD8Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thaoDTT9Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệDKH10Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hộiDXH11Đất xây dựng cơ sở ngoại giaoDNG12Đất xây dựng công trình sự nghiệp khácDSK13Đất quốc phòngCQP14Đất an ninhCAN15Đất khu công nghiệpSKK16Đất khu chế xuấtSKT17Đất cụm công nghiệpSKN18Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpSKC19Đất thương mại, dịch vụTMD20Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sảnSKS21Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốmSKX22Đất giao thôngDGT23Đất thủy lợiDTL24Đất công trình năng lượngDNL25Đất công trình bưu chính, viễn thôngDBV26Đất sinh hoạt cộng đồngDSH27Đất khu vui chơi, giải trí công cộngDKV28Đất chợDCH29Đất có di tích lịch sử – văn hóaDDT30Đất danh lam thắng cảnhDDL31Đất bãi thải, xử lý chất thảiDRA32Đất công trình công cộng khácDCK33Đất cơ sở tôn giáoTON34Đất cơ sở tín ngưỡngTIN35Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tángNTD36Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suốiSON37Đất có mặt nước chuyên dùngMNC38Đất phi nông nghiệp khácPNKIIINHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1Đất bằng chưa sử dụngBCS2Đất đồi núi chưa sử dụngDCS3Núi đá không có rừng câyNCS Có 3 nhóm đất đai chính Cách phân loại đất đai theo sổ đỏ, sổ hồng đơn giản nhất là theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013, việc phân loại đất theo mục đích sử dụng được xác định như sau: 1. Nhóm đất nông nghiệp: Còn được gọi là đất canh tác thích hợp cho chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp này được chia thành 8 nhóm cơ bản sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác…Đất trồng cây lâu nămĐất rừng sản xuấtĐất rừng phòng hộĐất rừng đặc dụngĐất nuôi trồng thủy sảnĐất làm muốiĐất nông nghiệp khác 2. Nhóm Đất phi nông nghiệp: Đất ở nông thôn, đất ở đô thịĐất xây dựng văn phòng, kỹ thuật xây dựngĐất quốc phòngĐất xây dựng khu công nghiệp; đất xây dựng mặt bằng sản xuất kinh doanh; đất hoạt động khai thác khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ;Đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, thể thao phúc lợi công cộng; đất có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác do Chính phủ quy định đất sử dụngĐất cho mục đích tôn giáoĐất có công trình là nhà công vụ, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.Đất Nghĩa trang và nghĩa địaĐất sông, suối, kênh, rạch, rạch và mặt nước chuyên dùngĐất phi nông nghiệp khác do chính phủ quy định 3. Nhóm đất chưa sử dụng (bao gồm các loại đất chưa xác định) Phân loại ký hiệu đất đai, nhóm đất đai có ý nghĩa gì? Ý nghĩa phân loại đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, sở hữu đất đai. Để làm căn cứ xác định thuế đất, hay giải quyết tranh chấp đất đai (nếu có). Là điều kiện để xác định quyền sử dụng đất hoặc khi thu hồi đất, thông thường giá đất thu hồi thường phụ thuộc vào từng loại đất khi nhà nước thu hồi. Ngoài ra việc phân loại đất còn giúp ích cho việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …

    Aeon Mall Hóc Môn

    Aeon Mall Hóc Môn, vừa qua Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam đã ký kết "Bản ghi nhớ về Quyết định đầu tư Trung tâm thương mại tại tỉnh Đồng Nai" với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và "Bản thỏa thuận đầu tư" với Uỷ Ban Nhân Dân huyện Hóc Môn. Bản thỏa thuận đầu tư với UBND Huyện Hóc Môn được ký kết tại "Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Huyện Hóc Môn và Huyện Củ Chi năm 2022" trước sự chứng kiến của các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam. Aeon Mall Hoc Mon sẽ được đặt tại mặt tiền đường Quốc Lộ 22, thị trấn Hóc Môn, Tp Hcm. Dưới góc nhìn của Aeon Mall, huyện Hóc Môn là một khu vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng phát triển đô thị mở rộng. Với quỹ đất rộng lớn và môi trường tự nhiên phong phú, khu vực này có thể trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố trong tương lai., mang lại rất nhiều tiềm năng cho Aeon Mall Hóc Môn. Ngoài ra, việc phát triển hạ tầng đồng bộ, bao gồm quy hoạch phát triển đường Vành đai 3 Tp.Hcm đi qua Hóc Môn - Củ Chi, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và tuyến đường sắt liên đô thị, sẽ tạo ra nhiều tiện ích và thuận lợi cho việc kinh doanh và phát triển kinh tế trong khu vực này. Vì vậy, Aeon Mall tin tưởng rằng đầu tư vào huyện Hóc Môn sẽ mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng phát triển cho Aeon Mall Hóc Môn trong tương lai. Thêm vào những tiềm năng khác của Huyện Hóc Môn, đó là việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Khu vực này có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Củ Chi, khu du lịch văn hóa Tây Sài Gòn và các làng nghề truyền thống như làng gốm Bình Định và làng sản xuất rượu nếp Bà Điểm. Việc đầu tư phát triển du lịch sẽ tạo ra các nguồn thu mới cho khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương và cải thiện đời sống người dân. Nếu được đẩy mạnh, du lịch có thể trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của Huyện Hóc Môn và mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư. Aeon Mall định hướng lâu dài tại Việt Nam Aeon Mall đã lựa chọn Aeon Mall Hóc Môn, Củ Chi và Đồng Nai là 3 trong số các địa phương để xây dựng và phát triển trung tâm thương mại trong thời gian sắp tới. Việc chọn các địa điểm này cho thấy sự đánh giá cao của Aeon Mall đối với tiềm năng kinh tế và phát triển của các khu vực này, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư. Công ty TNHH Aeon Mall đã đặt mục tiêu xây dựng và vận hành 16 trung tâm thương mại tại Việt Nam từ nay đến năm 2025. Hiện tại, họ đã đầu tư và phát triển thành công 5 trung tâm thương mại, bao gồm 2 tại TPHCM, 1 tại Hà Nội, 1 tại Bình Dương và 1 tại Hải Phòng. Aeon Mall Hóc Môn khi nào khởi công? là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian qua, nhưng hiện nay công ty Aeon Mall chỉ mới ký kết bản thỏa thuận đầu tư với Uỷ Ban Nhân Dân huyện Hóc Môn với ước tính trị giá 250 triệu USD (tương đương 5.750 tỷ đồng). Bên cạnh đó là bản ghi nhớ về quyết định đầu tư trung tâm thương mại tại tỉnh Đồng Nai ghi nhận mức đầu tư lên đến 268 triệu USD. Cập nhật đầu năm 2023, có thông tin dự kiến Aeon sẽ sớm triển khai dự án Aeon Mall Tân An tại tỉnh Long An. https://landz.vn/thi-truong/aeon-mall-tan-an/

    Cầu Ba Son TP.HCM

    Cầu Ba Son là cây cầu dây văng nằm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa Quận 1 và thành phố Thủ Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án xây dựng cầu này đã bắt đầu vào đầu năm 2015 và hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ban đầu, cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2. Sau đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thay đổi tên thành cầu Ba Son, để tôn vinh xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử của khu vực. Đây là một biểu tượng quan trọng của thành phố và một phần của hệ thống giao thông quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Thiết kế cầu Ba Son Công trình cầu Ba Son là một kiệt tác kiến trúc với tổng chiều dài 1.465 mét, trong đó phần cầu chính có độ dài 885,7 mét. Nhịp chính của cầu được thiết kế dây văng bất đối xứng, với một trụ tháp hình vòm cao 113 mét nghiêng về phía Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức. Để đảm bảo cầu đủ mạnh mẽ và ổn định, bề mặt của cầu được đỡ bằng tổng cộng 56 bó cáp dây văng. Cầu Ba Son là một công trình giao thông quan trọng với quy mô 6 làn xe, bao gồm 4 làn dành cho ôtô và 2 làn dành cho xe hỗn hợp. Cầu Ba Son có đường dẫn phía Quận 1 được chia thành ba nhánh: Nhánh chính trên đường Tôn Đức Thắng: Đoạn này dài 437 mét và rộng 17,5 mét, với 4 làn xe dành cho việc vượt qua giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh này kết nối với giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N1: Đoạn này dài 195,5 mét và được sử dụng cho hai làn xe từ Quận 1 vào Thành phố Thủ Đức. Bắt đầu từ Công trường Mê Linh, chạy theo đường Tôn Đức Thắng, song song với sông Sài Gòn, và cuối cùng nối vào cầu chính. Nhánh N2: Đoạn này dài 192,7 mét và dành cho hai làn xe từ Thành phố Thủ Đức vào Quận 1. Nhánh này chạy dọc theo cầu chính phía Quận 1 và kết nối xuống đường Tôn Đức Thắng trước khi đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn và Tôn Đức Thắng. Về việc đổi tên thành Cầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ gắn biển tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, đó là cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son, trong khi cầu Thủ Thiêm 1 vẫn giữ nguyên tên gọi là cầu Thủ Thiêm. Việc đặt tên cho hai cây cầu này, Ba Son và Thủ Thiêm, mang theo một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng và duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa của thành phố. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội mà còn thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ đóng góp của các sự kiện và cá nhân trong quá khứ của thành phố. Cầu Ba Son đã chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, đánh dấu một bước quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này được hy vọng sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật trên dòng sông Sài Gòn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh rằng cả hai cây cầu Thủ Thiêm và Ba Son mang ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía đông của thành phố. Thêm vào đó, hai địa danh Thủ Thiêm và Ba Son cũng có một liên hệ mật thiết với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cây cầu này không chỉ cải thiện giao thông mà còn thể hiện sự phấn đấu và sự phát triển đầy tiềm năng của thành phố.