Cầu Phú Xuân 2 nối Quận 7 và Nhà Bè

Cầu Phú Xuân 2

Cầu Phú Xuân 2B là một trong những dự án giao thông quan trọng tại khu Nam TP HCM, có nhiệm vụ kết nối giữa Nhà Bè – Quận 7 và giảm tải giao thông cho tuyến đường Huỳnh Tấn Phát. Dự án cầu Phú Xuân 2B có điểm đầu lại tuyến đường 15B trong khu dân cư Phú Xuân nối với đường Nguyễn Lương Bằng Quận 7 nối dài (điểm cuối của dự án).

Thông tin tổng quan Cầu Phú Xuân 2

Vào năm 2017, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản thông tin kết quả thẩm định dự án xây dựng cầu Phú Xuân 2B và dự án xây dựng đường 15B tại huyện Nhà Bè. Theo tiến độ Sở GTVT kết luận, ngoại hình cơ sở vật chất dự án thuộc Công trình đầu tư dự án xây dựng cầu Phú Xuân 2B và công trình xây dựng đường 15B Nhà Bè đủ điều kiện để tiếp diễn triển khai những bước tiếp theo.

Điểm nối Quận 7 trong dự án cầu Phú Xuân 2
Điểm nối Quận 7 trong dự án cầu Phú Xuân 2
  • Dự án đầu tư: Xây dựng cầu Phú Xuân 2B
  • Loại, cấp công trình: Công trình giao thông – Cầu đường bộ, công trình cấp III
  • Chủ đầu tư: Khu quản lý giao thông đô thị số 4
  • Nguồn vốn: Ngân sách Thành Phố
  • Tổng mức đầu tư dự án: 534.240 triệu đồng
  • Địa điểm xây dựng: Quận 7 – Nhà Bè TP HCM

Dự án Cầu Phú Xuân 2B được kì vọng trong tương lai sẽ kết nối với tuyến đường hiện hữu Nhà Bè với Quận 7.

Cầu Phú Xuân 1 hiện tại trên đường Huỳnh Tấn Phát kết nối Quận 7 và Nhà Bè đang ngày trở nên quá tải gây giao thông chậm trễ, đỉnh điểm là vào giờ cao điểm hoặc khi trời mưa làm cho việc đi lại khá khó khăn, ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống hằng ngày của người dân.

Thông tin năm 2024

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM thông báo rằng, hồ sơ Dự án cầu Cần Giờ qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ, đã được hoàn thiện. Dự kiến sẽ được trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư trong quý II năm 2024

Dự án bao gồm cả đường 15B dài hơn 3,5 km và cầu Phú Xuân 2B dài 660 m, tạo thành một trục đường kết nối quan trọng trong tương lai ở huyện Nhà Bè. Tổng mức đầu tư cho cả hai dự án này ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng.

Sở GTVT TP.HCM đề xuất dành 644 tỷ đồng để xây dựng đường 15B. Tuyến đường bắt đầu từ đường Nguyễn Bình, đi qua Khu dân cư Phú Xuân, tiếp tục qua Khu dân cư Hồng Lĩnh và Khu dân cư Minh Long, kết thúc tại khu vực Bến Tạm (rạch Đĩa).

Những khu dân cư hưởng lợi nhờ Cầu Phú Xuân 2B

Phía Quận 7

Các khu dân cư Phạm Hữu Lầu, khu Phú Mỹ Hưng, khu dân cư đường 15B… sẽ thuận tiện hơn rất nhiều khi di chuyển về hướng Nhà Bè, Cần Giờ. Như các dự án nổi bật:

Belleza Apartment được vị trí tại đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường Phú Mỹ, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án có diện tích toàn bộ là 2,7ha,được phát triển bởi Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Saccomreal). Dự án bao gồm 944 căn hộ với mức giá dao động từ 27-37 triệu đồng/m².

The Era Town là dự án căn hộ chung cư do Công ty Cổ phần Đức Khải phát triển. Dự án nằm trên tuyến đường Nguyễn Lương Bằng nối dài, cách Phú Mỹ Hưng khoảng 1km. The Era Town có tổng diện tích rộng 10,81 ha, dự án bao gồm 5 tòa nhà chung cư, gồm tổng cộng 3.162 căn hộ chung cư.

Cập nhật giá bán hiện nay từ 25 – 35triệu đồng/m²m vị trí chiến lược tiếp giáp với bờ sông Phú Xuân, được bao quanh bởi ba dòng sông lớn là sông Rạch Dơi, sông Nhà Bè và rạch Ông Đội.

Q7 Boulevard nằm trên tuyến đường 15B, kết nối từ Nguyễn Lương Bằng. Q7 Boulevard là dự án căn hộ cao cấp do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư.

Dự án được phát triển trên diện tích rộng 1,64 ha và bao gồm 4 tòa nhà, có tổng cộng 1.008 căn hộ. Giá căn hộ trong dự án dao động từ 38 -65 triệu đồng/m².

Phía Nhà Bè

Ở địa phận gần cầu Phú Xuân 2 Nhà Bè nhất là khu dân cư Minh Long và khu dân cư Hồng Lĩnh được hưởng lợi trực tiếp nếu dự án cầu được hoàn thành. Hai khu dân cư này đã hoàn tất mọi hạ tầng đường sá nội khu, gần các nhánh đường kết nối ra Huỳnh Tấn Phát.

Tiếp đến khu dân cư Phú Xuân và khu dân cư Cotec, căn hộ Orchid Park sẽ gia tăng giá trị bất động sản khi hạ tầng kết nối các khu dân cư được lưu thông, lưu lượng di chuyển hằng ngày tăng lên, đặc biệt tại các khu dân cư trên đều đã có tiện ích “đường, trường, trạm”, chỉ chờ các dự án hạ tầng lớn như Cầu Phú Xuân 2B, Cầu Cần Giờ…được triển khai trong tương lai gần.

5/5 - (2 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cao tốc TP.HCM – Chơn Thành

    Cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, thông qua cuộc họp ban ngành giữa các đơn vị liên quan từ 3 địa phương TPHCM - Bình Dương - Bình Phước. Theo đó, lãnh đạo các địa phương đã đạt được sự thống nhất về nguyên tắc, phương thức, kế hoạch và quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường. Thông tin Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Quy mô dự án dự kiến đường cao tốc TP.HCM - TP.Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ có tổng chiều dài khoảng 70 km. Trong đó, đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km (dự kiến ​​kết nối với đường Vành đai 2, tại nút giao thông Gò Dưa, TP.Thủ Đức). Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 60 km, qua tỉnh Bình Phước dài hơn 7 km, dự kiến dự án cũng sẽ được mở rộng kết nối Campuchia, đường cao tốc được thiết kế 6-8 làn xe. Mục đích thực hiện dự án đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành là rất cần thiết để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bởi hiện nay những trục đường chính từ Bình Dương đến Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên vào dịp lễ, Tết đã có dấu hiệu quá tải. Tiến độ Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Hiện nay dự án đang được Bộ Giao thông vận tải giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được Bộ GTVT đánh giá, tuyến đường cao tốc này phù hợp quy hoạch chi tiết đường và quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam. Phương án dự kiến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Bộ GTVT đã giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, các chuyên gia tư vấn đang xem xét ba phương án thiết kế đường cao tốc. Phương án 1: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (hướng tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn). Theo quy hoạch, dự án có tổng chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng. Phương án 2: Tuyến bắt đầu tại nút giao An Phú và kết thúc tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo kế hoạch, tổng mức đầu tư của dự án xấp xỉ 27,5 nghìn tỷ đồng. Phương án 3: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành (dọc hành lang đường sắt quy hoạch TP.HCM - Lộc Ninh). Theo quy hoạch, đường cao tốc có tổng chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21,6 nghìn tỷ đồng. Mạng lưới hạ tầng giao thông tỉnh Bình Phước thời gian gần đây đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, để trở thành một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ý nghĩa của CT TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành Việc kết nối trực tiếp đường cao tốc với các đường Vành Đai 2, đường Vành Đai 3 của Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, tỉnh thành lân cận tuyến đường và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Với hàng loạt dự án hạ tầng sẽ được triển khai trong thời gian tới, Bình Phước chứng tỏ sức hấp dẫn với những chính sách và hoạt động đầu tư được kỳ vọng sẽ theo đuổi trong tương lai. Hiện các phương tiện đi từ TP.HCM đến tỉnh Bình Phước theo Quốc lộ 13 qua TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) phải di chuyển khoảng 120 km. Theo nhiều chuyên gia, đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước sẽ giúp rút ngắn được rất nhiều thời gian di chuyển so với trước và là điều kiện cần để kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực cao nguyên miền Trung. Giúp hoàn chỉnh mạng lưới kết nối vùng đến miền Đông và Tây Nguyên, đảm bảo phát triển kinh tế địa phương. Thông tin mới nhất về đường cao tốc TP.HCM - Bình Phước Tách đoạn qua tỉnh Bình Phước thành dự án độc lập Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản thống nhất và gửi đề nghị tới Thủ tướng Chính phủ về việc tách một đoạn đường dài 7,1 km trên địa phận của tỉnh, thành một dự án độc lập và triển khai bằng hình thức đầu tư công. Phương án này đã được các địa phương liên quan đồng ý. Bộ GTVT cũng cho biết thêm rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý sơ bộ với việc bố trí khoảng 5.000 tỷ đồng cho toàn bộ dự án cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, trong đó có 1.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho đoạn đường 7,1 km trong lãnh thổ tỉnh Bình Phước. Theo đánh giá việc tách đoạn đường này thành một dự án độc lập sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn vì có thể tận dụng nguồn lực từ địa phương tham gia, đồng thời đảm bảo thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng, tái định cư và tự chủ về nguồn cung cấp vật liệu để thực hiện dự án. Đồng thời, điều này cũng sẽ tăng cường hiệu quả tài chính và thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với đoạn đường qua tỉnh Bình Phước.

    Khu tái định cư Dầu Giây 46ha

    Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra Quyết định số 945/QĐ-UBND để tiến hành triển khai Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, được thông qua vào ngày 20 tháng 4 năm 2023 bởi Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ trương đầu tư cho dự án Khu tái định cư tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, theo quy hoạch, Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tổng diện tích hơn 46 ha và nằm ở vị trí có các đặc điểm sau: Phía Đông giáp với đất nông nghiệp.Phía Bắc giáp với dự án khu dân cư A1-C1.Phía Tây giáp với đất nông nghiệp.Phía Nam giáp với đất nông nghiệp. Tổng quan khu TDC Dầu Giây 46ha tỉnh Đồng Nai Quy hoạch TDC Dầu Giây Số vốn đầu tư dự kiến Dự án được xếp vào nhóm B với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 564,052 tỷ đồng. Trong khoản đầu tư này, phân bố chi tiết như sau: Tổng diện tích hơn 46 ha tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Dự án này thuộc nhóm B, và tổng mức đầu tư được dự kiến là khoảng 564,052 tỷ đồng. Khu TDC bao gồm nhiều khâu công việc quan trọng, trong đó chi phí xây dựng đạt khoảng 391,295 tỷ đồng, chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác là khoảng 58,695 tỷ đồng. Chi phí dự phòng ước tính là khoảng 81,620 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 31,442 tỷ đồng, và chi phí di dời hạ tầng là khoảng 1 tỷ đồng. Mục tiêu dự án Dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tính chất là dự án đầu tư xây dựng mới, được thiết kế với sự đồng bộ trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự án này có quy mô lớn và được cấu trúc thành từng phân khu chức năng riêng biệt. Quá trình sử dụng đất trong dự án được quản lý và thiết kế một cách hợp lý theo quy hoạch. Mục tiêu chính của việc đầu tư dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây là để tạo điều kiện tái định cư liên huyện cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, cũng như các dự án quan trọng cấp quốc gia. Đặc biệt, những dự án này thường đi qua khu vực thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Ngoài ra, dự án Khu TDC Dầu Giây 46ha đóng vai trò làm cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông, văn hóa, và xã hội trong thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Điều này giúp cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực. Thời gian triển khai Thời gian thực hiện dự án được dự kiến từ năm 2023, bắt đầu từ khi bố trí vốn để thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến là tối đa 04 năm. Kế hoạch bố trí vốn cho dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Điều này cho thấy sự cam kết của chính quyền và các bên liên quan trong việc triển khai dự án tái định cư này trong một khung thời gian cụ thể và hợp lý. Dầu Dây Đồng Nai hướng tới đô thị loại IV Theo lộ trình đề ra, Dầu Giây đang được lên kế hoạch để trở thành một đô thị loại IV vào năm 2030. Sự phát triển và nâng cấp hạ tầng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi của Dầu Giây gần với các thành phố và khu vực khác như TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, Trảng Bom, Long Thành, Định Quán, sẽ có tác động tích cực đến phát triển của cả khu vực này. Vị trí địa lý chiến lược giữa các đô thị và khu vực khác nhau tạo cơ hội cho Dầu Giây trở thành một trung tâm kinh tế, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực. Sự ảnh hưởng này có thể bao gồm sự gia tăng trong lưu lượng giao thông, cơ hội đầu tư, và phát triển kinh tế và xã hội tổng thể của Dầu Giây và các khu vực lân cận.

    Cầu Phú Định Quận 8 khi nào khởi công?

    Cầu Phú Định được xác định nằm trong dự án vành đai phía Tây (Vành đai 2 - Đoạn 4). Đoạn này dài khoảng 5,3km từ Quốc Lộ 1A (Khu công nghiệp Tân Tạo đi qua kênh Chợ Đệm) và cắt với nút giao Nguyễn Văn Linh. Tổng mức đầu tư của đoạn vành đai này dự kiến vào khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó, chi phí GPMB là 6.600 tỷ đồng. Được biết khó khăn lớn nhất của dự án đường Vành đai 2 là nguồn vốn. Dù chính quyền đã rất quan tâm nhưng do thiếu vốn nên 2 năm qua dự án chưa thể khép kín (đền bù, giải tỏa mặt bằng) … Hiện nay Cầu Phú Định vẫn đang trong giai đoạn chờ chủ trương đầu tư, chưa duyệt thiết kế và công bố thông tin chính thức. Cầu Phú Định Quận 8 được kì vọng sẽ giảm tải giao thông ? Việc ùn tắc giao thông diễn ra trong thành phố, ngoài nguyên nhân chính là các phương tiện xuất hiện ngày càng nhiều do sự di chuyển vào trung tâm thành phố, việc giải quyết khả năng thông tắc tại các tuyến đường chưa thông, qua các con sông cũng là nguyên nhân quan trọng không kém. Hằng ngày nhất là vào các khung giờ cao điểm, dễ dàng thấy được dòng người nối dài kẹt xe tại các điểm vượt sông, thậm chí khu vực ùn tắc có thể kéo dài lên đến vài cây số. Điều đó đòi hỏi những chiếc cầu mới với quy mô lớn hơn cần được xây dựng nhiều thêm. Theo đó cầu Phú Định Quận 8 được kì vọng sẽ giảm tải giao thông cho người dân thường xuyên di chuyển tại khu vực này – vốn dĩ đã gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua. Đó chính là lý do vì sao xây cầu Phú Định được xem là một trong 11 dự án trọng điểm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được ưu tiên đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ là điểm chốt mang ý nghĩa khép kín hạ tầng giao thông khu đô thị, nối liền các khu đô thị vùng ven với khu trung tâm, tạo tiền đề phát triển cho đô thị phía nam và Phía Tây TP HCM trong tương lai gần. Cập nhật thông tin hạ tầng giao thông, dự án bất động sản tiềm năng cùng Landz:

    Đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi

    Đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (CT.02) đi qua Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đã được đưa vào vận hành từ ngày 12/01/2021, nhưng chỉ ở giai đoạn tiền cao tốc. Theo kế hoạch mạng lưới đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án sẽ được nâng cấp hoàn thiện trong giai đoạn 2. Dự kiến, việc nâng cấp này sẽ bắt đầu vào năm 2024. Đây cũng là một phần của kế hoạch phát triển đường cao tốc Bắc – Nam ở phía Tây trong tương lai. Thông tin tổng quan cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi Tuyến đường có tổng chiều dài 51 km, chạy song song với Quốc lộ 80. Phần qua Cần Thơ dài 24 km, còn phần qua Kiên Giang dài 27 km. Điểm đầu tại nút giao Lộ Tẻ, thuộc huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ, nối liền với đoạn dẫn vào cầu Vàm Cống. Điểm cuối tại Km 53 + 553 thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang, kết nối với tuyến tránh Rạch Giá. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 6.355,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Giai đoạn này bắt đầu xây dựng từ ngày 17 tháng 1 năm 2016 và chính thức thông xe từ ngày 12 tháng 1 năm 2021. Chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải, được đại diện bởi Tổng Công ty ĐTPT và QLDA Hạ tầng Giao thông Cửu Long. Liên danh Tư vấn Dasan - Pyunghwa (Hàn Quốc) thực hiện công tác khảo sát, lập thiết kế và giám sát thi công của dự án. Tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đóng vai trò quan trọng, nối các trung tâm kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải tạo ra kế hoạch lưu thông hàng hóa và hành khách thuận tiện hơn, phục vụ cư dân ở Cần Thơ - Kiên Giang, các vùng lân cận.

    Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

    Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2023, Bộ Giao thông vận tải cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố khởi công tuyến cao tốc này. Thông tin tổng quan cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra một trục dọc “huyết mạch” kết nối nội vùng và liên vùng, đồng thời mở rộng mạng lưới tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Lộ trình Dự án với tổng mức đầu tư hơn 27.254 tỷ đồng, được chia thành hai đoạn: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài 37 km, vốn đầu tư 9.769 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 73 km, vốn đầu tư 17.485 tỷ đồng. Dự án tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có điểm đầu tại nút giao Cái Răng với quốc lộ 91B (Đường Nam Sông Hậu), nơi kết nối với đường dẫn cầu Cần Thơ 2 và trong tương lai sẽ liên kết với đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Điểm cuối của tuyến đường là nút giao với đường vành đai thành phố Cà Mau và dự kiến sẽ kết nối với đường cao tốc Cà Mau – Đất Mũi theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch. Tuyến đường sẽ đi qua 5 địa phương gồm Cần Thơ (6 km), Hậu Giang (61,6 km), Bạc Liêu (7,7 km), Kiên Giang (17,1 km), và Cà Mau (21,9 km). Thiết kế kĩ thuật Tuyến đường CT Cần Thơ – Cà Mau được đầu tư theo giai đoạn phân kỳ, với 4 làn xe không có làn dừng khẩn cấp (một số điểm có dừng khẩn cấp), bề rộng nền đường là 17m và vận tốc tối đa lên đến 80 km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến đường sẽ được mở rộng lên 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường tăng lên 25m và vận tốc tối đa được nâng lên 120 km/h. Điều này nhằm tối ưu hóa sự linh hoạt và an toàn cho giao thông trên tuyến đường này. Cập nhật tiến độ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Sau gần 1 năm thi công, dự án đang triển khai với tiến độ chậm chỉ đạt 15% giá trị hợp đồng, do khó khăn trong nguồn cung ứng vật liệu cát đã gây trở ngại cho tiến độ thi công. Bộ Giao thông vận tải cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ văn bản về việc tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong quá trình khai thác và cung ứng vật liệu cát cho đoạn Cần Thơ - Cà Mau, là một phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết các khó khăn, nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án quan trọng này.

    Cầu Ba Son TP.HCM

    Cầu Ba Son là cây cầu dây văng nằm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa Quận 1 và thành phố Thủ Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án xây dựng cầu này đã bắt đầu vào đầu năm 2015 và hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ban đầu, cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2. Sau đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thay đổi tên thành cầu Ba Son, để tôn vinh xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử của khu vực. Đây là một biểu tượng quan trọng của thành phố và một phần của hệ thống giao thông quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Thiết kế cầu Ba Son Công trình cầu Ba Son là một kiệt tác kiến trúc với tổng chiều dài 1.465 mét, trong đó phần cầu chính có độ dài 885,7 mét. Nhịp chính của cầu được thiết kế dây văng bất đối xứng, với một trụ tháp hình vòm cao 113 mét nghiêng về phía Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức. Để đảm bảo cầu đủ mạnh mẽ và ổn định, bề mặt của cầu được đỡ bằng tổng cộng 56 bó cáp dây văng. Cầu Ba Son là một công trình giao thông quan trọng với quy mô 6 làn xe, bao gồm 4 làn dành cho ôtô và 2 làn dành cho xe hỗn hợp. Cầu Ba Son có đường dẫn phía Quận 1 được chia thành ba nhánh: Nhánh chính trên đường Tôn Đức Thắng: Đoạn này dài 437 mét và rộng 17,5 mét, với 4 làn xe dành cho việc vượt qua giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh này kết nối với giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N1: Đoạn này dài 195,5 mét và được sử dụng cho hai làn xe từ Quận 1 vào Thành phố Thủ Đức. Bắt đầu từ Công trường Mê Linh, chạy theo đường Tôn Đức Thắng, song song với sông Sài Gòn, và cuối cùng nối vào cầu chính. Nhánh N2: Đoạn này dài 192,7 mét và dành cho hai làn xe từ Thành phố Thủ Đức vào Quận 1. Nhánh này chạy dọc theo cầu chính phía Quận 1 và kết nối xuống đường Tôn Đức Thắng trước khi đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn và Tôn Đức Thắng. Về việc đổi tên thành Cầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ gắn biển tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, đó là cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son, trong khi cầu Thủ Thiêm 1 vẫn giữ nguyên tên gọi là cầu Thủ Thiêm. Việc đặt tên cho hai cây cầu này, Ba Son và Thủ Thiêm, mang theo một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng và duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa của thành phố. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội mà còn thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ đóng góp của các sự kiện và cá nhân trong quá khứ của thành phố. Cầu Ba Son đã chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, đánh dấu một bước quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này được hy vọng sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật trên dòng sông Sài Gòn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh rằng cả hai cây cầu Thủ Thiêm và Ba Son mang ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía đông của thành phố. Thêm vào đó, hai địa danh Thủ Thiêm và Ba Son cũng có một liên hệ mật thiết với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cây cầu này không chỉ cải thiện giao thông mà còn thể hiện sự phấn đấu và sự phát triển đầy tiềm năng của thành phố.