cau tham luong

Cầu Tham Lương đường Trường Chinh

Cầu Tham Lương trên đường Trường Chinh có lộ giới 60m, tổng cộng 10 làn xe, bắc qua kênh Tham Lương (thuộc dự án kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên). Cầu Tham Lương có vị trí khá đắc địa khi nằm ngay ranh giới giữa 3 Quận là: Tân Bình (Phường 15), Tân Phú (phường Tây Thạnh) và Quận 12.

Cầu Tham Lương và đường Trường Chinh được xem là cửa ngõ quan trọng phía Tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí tọa lạc tại ranh giới của nhiều Quận lớn, đây là một tuyến đường chính và quan trọng của TP.HCM, kết nối nhiều Quận Huyện với nhau và cũng là một tuyến đường quan trọng nối liền TP.HCM với các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Tây Ninh và xa hơn là Campuchia.

Góp phần đóng góp đáng kể vào quá trình giãn dân cư đô thị và là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của khu vực phía Tây bắc thành phố. Điều này đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế và xã hội, thu hút đầu tư và làm tăng giá trị bất động sản trong khu vực.

Hạ tầng giao thông nổi bật gần Cầu Tham Lương

Hầm chui An Sương : được thực hiện theo công nghệ hầm dìm, có chiều dài 445 m (nhánh N1), 385 m (nhánh N2), và rộng 33 m để phục vụ cho 4 làn xe.

Quốc lộ 22: là một tuyến đường quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với cửa khẩu Mộc Bài, nằm tại tỉnh Tây Ninh, có tổng chiều dài là 58,5 km. Làm một phần của dự án đường cao tốc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh, Campuchia

Dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên: hiện nay đang được triển khai, là một dự án giao thông quan trọng gần cầu Tham Lương. Dự án này có chiều dài tuyến 31,46km và đi qua địa bàn 7 quận huyện. Nối kênh Tham Lương với kênh Rạch Nước Lên, tạo thành một hệ thống kênh dẫn nước lớn, có đường ven kênh để phục vụ giao thông đường bộ.

Địa điểm nổi bật gần Cầu Tham Lương

Cầu Tham Lương trên Map

Khu công nghiệp Tân Bình thuộc Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú và phường Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân, TP HCM. Khu công nghiệp được thành lập vào năm 1997 và  thời gian hoạt động trong vòng 50 năm. Tổng diện tích đất của khu công nghiệp này là 128,70 hecta.

Chung cư Phúc Yên nằm trên đường Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này có tổng diện tích 12,545 m² và bao gồm 2 block cao 17 tầng. Dự án đã hoàn thành và bàn giao vào năm 2010. Giá bán hiện tại cho căn hộ tại dự án này khoảng từ 33 triệu đồng/m².

Khu nhà ở Thái An nằm trên đường Nguyễn Văn Quá, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này có tổng diện tích là 19,150m² và nằm gần đường Trường Trinh, cách cầu Tham Lương chỉ khoảng 200m. Giá bán hiện nay trung bình khoảng 28 triệu đồng/m².

8x Plus Trường Chinh có địa chỉ số 163A Trường Chinh thuộc phường Tân Thới Nhất. Thiết kế 1 Block, số lượng khoảng 550 căn, giá bán trung bình từ 32 triệu/ m². Tại đây đã có sổ hồng riêng từng căn hộ, có mật độ cư dân sinh sống ổn định.

Khu tái định cư 38ha tại phường Tân Thới Nhất, quận 12. Theo kế hoạch bố trí trong khu dân cư có 761 nền đất và xây dựng 2.944 căn hộ chung cư khi hoàn thành. Đây là một dự án quan trọng để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực này.

5/5 - (5 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Tuyến Metro Số 2 TP HCM

    Dự án tuyến đườnng sắt đô thị Metro số 2 Bến Thành Tham Lương thuộc một phần của tuyến đường sắt đô thị số 2 (khu đô thị Tây Bắc – Thủ Thiêm), nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM tầm nhìn sau năm 2020, đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt vào năm 2013 và TP HCM phê duyệt điều chỉnh vào năm 2019. Thông tin tổng quan tuyến Metro Số 2 TP HCM Tuyến Metro Số 2 Tp Hcm có tổng chiều dài toàn tuyến là 48 km, dự án được chia làm 3 giai đoạn, hướng tuyến đường sắt số 2 từ Củ Chi (khu đô thị Tây Bắc) – Quốc Lộ 22 (Xuyê Á) – Bến xe Tây Ninh – Trường Chinh – Tham Lương (Quận 12) – Cách Mạng Tháng Tám – Phạm Hồng Thái – Lê Lai – Bến Thành – Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Giai đoạn 1 Tuyến Bến Thành - Tham Lương giai đoạn 1 Tuyến Metro Số 2 đoạn Bến Thành – Tham Lương sẽ đi theo lộ trình từ: Điểm đầu kết nối với nhà ga ngầm tại khu vực chợ Bến Thành – theo đường Phạm Hồng Thái – Cách Mạng Tháng 8 – Trường Chinh – Depot Tham Lương (phường Tân Thới Nhất, Quận 12). Tuyến có tổng chiều dài 11,3km, thiết kế đi tuyến đường ngầm và đi trên cao, số vốn đầu tư ước tính gần 48.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2 Tuyến Tham Lương - Bến xe Tây Ninh giai đoạn 2 Tuyến Metro Số 2 đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Bến xe Tây Ninh. Tổng chiều dài 2 đoạn trên là khoảng 9,1 km (4,2 km đi ngầm và 4,9 km đi trên cao). Số lượng ga: 9 ga (6 ga ngầm và 3 ga trên cao), số vốn đầu tư giai đoạn 2 ước tính khoảng gần 1,5 tỷ đô la. Giai đoạn 3 Tuyến bến xe Tây Ninh - Củ Chi giai đoạn 3 Tuyến Metro Số 2 Tp Hcm đoạn bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi với chiều dài đoạn tuyến khoảng 28km, thiết kế đi trên cao, trong đó có 22 nhà ga trên cao, ước tính số vốn đầu tư giai đoạn 3 khoảng hơn 2,7 tỷ đô la. Dự kiến khi hoàn thành đi vào sử dụng, Tuyến Metro Số 2 với 10 đoàn tàu (mỗi tàu có 3 toa) tại tuyến Bến Thành - Tham Lương có khả năng chuyên chở số hành khách 175.000 lượt/ngày. Và khi nâng cấp lên 14 đoàn tàu (mỗi tàu 6 toa) có thể đáp ứng 480.000 lượt hành khách mỗi ngày.

    Nút giao thông An Phú chính thức khởi công

    Nút giao thông An Phú ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, ngã ba Đại lộ Đông Tây và tuyến đường Lương Định Của, Nguyễn Thị Định thuộc thành phố Thủ Đức, Tp Hcm. Hiện tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc do mật độ phương tiện tham gia giao thông quá đông khiến, nhất là vào giờ cao điểm. Hàng ngày có hàng chục nghìn lượt phương tiện qua lại, hàng chục nghìn lượt xe vận chuyển hàng hóa từ cao tốc Hà Nội về cảng Cát Lái. Đây là đầu mối giao thông chính tới đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành-Giầu Dây, kết nối với các tỉnh phía Đông Bắc thành phố. Chính thức khởi công nút giao thông An Phú Vào ngày 15 tháng 12 năm 2022, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã có báo cáo với UBND Tp Hcm về lễ khởi công dự án xây dựng Nút giao thông An Phú Dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 30/12/2022,  địa điểm tại nút giao An Phú, Phường An Phú, Tp Thủ Đức (khu vực thi công gói thầu XL7). Với đơn vị chủ trì là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông phối hợp với Sở giao thông vận tải và UBND Tp Thủ Đức. Khách mời lễ khởi công là lãnh đạo UBND thành phố, các Sở ban ngành, UBND thành phố Thủ Đức, cơ quan báo chí và các đơn vị tham gia xây dựng công trình. Thông tin về dự án nút giao thông An Phú Tp Thủ Đức Tên dự ánNút giao thông An PhúVốn đầu tư3.773 tỷ đồngNgân sáchTừ ngân sách Trung Ương và Tp HcmTổng diện ích29haChủ đầu tưCông ty đô thị phát triển đường cao tốc Việt NamDự án có cầu vượt2 làn xe, đường rộng 9m, độ cao 4,75mDự án có hầm chui4 làn xe, Hầm 1 dài 455m, Hầm 2 dài 460mNgày khởi công30/12/2022Ngày hoàn thànhDự kiến năm 2025

    Cầu Bình Gởi

    Cầu Bình Gởi là một phần quan trọng của dự án Vành đai 3 TP HCM. Với thiết kế ấn tượng, cây cầu có chiều dài gần 1km, chiều rộng 20m và được trang bị 4 làn xe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối giữa Bình Dương và TP HCM, trong đó số tiền đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 570 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi bắc qua dòng sông Sài Gòn, kết nối giữa thành phố Thuận An và Quận 12. Với vị trí chiến lược trong dự án Vành đai 3 TP HCM, đây là cây cầu thứ 3 được xây dựng qua sông Sài Gòn, gắn kết hai địa phương này sau cầu Phú Cường và cầu Phú Long. Điều này đồng nghĩa với việc mở ra những tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, thương mại và du lịch trong khu vực. Dự án dự kiến sẽ được triển khai trong khoảng thời gian gần 3 năm, và vai trò thi công sẽ được đảm nhận bởi liên doanh giữa Công ty CP Đại Thiên Trường và Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Thái Sơn. 29/6/2023 Bình Dương khởi công hạng mục Vành Đai 3 đầu tiên Vừa qua UBND tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng nút giao Bình Chuẩn, một phần quan trọng của Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM. Đây là công trình đầu tiên được xây dựng trên đoạn Vành đai 3 TP.HCM đi qua tỉnh Bình Dương. Với việc nút giao Bình Chuẩn bước vào giai đoạn thi công, các công trình tiếp theo thuộc Dự án thành phần 5 của tuyến Vành đai 3 qua Bình Dương sẽ được triển khai. Các công trình này bao gồm cầu Bình Gởi, nút giao Tân Vạn nằm giữa xa lộ Hà Nội và Vành đai 3 và đoạn đường từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn dài hơn 6,2km. Hiện tại, phía Bình Dương đang hoạt động gấp rút để thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng nhằm chuẩn bị các thủ tục cần thiết để khởi công các công trình trong dự án. Đường Vành đai 3 đi qua tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài 26,6km, bắt đầu từ nút giao Tân Vạn và kết thúc tại cầu Bình Gởi. Trong đó hơn 15km trong tổng chiều dài này đã được đưa vào khai thác. Vì vậy, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng phần còn lại dài 10,7km của Dự án đường Vành đai 3. Dự án đường Vành đai 3 qua Bình Dương có tổng mức đầu tư lên đến 19.280 tỷ đồng, trong đó 5.752 tỷ đồng dành cho chi phí xây lắp và 13.528 tỷ đồng dành cho chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là một khoản đầu tư lớn nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, đồng thời đảm bảo quyền lợi của cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai.

    Cầu Vượt là gì? Tác dụng của Cầu Vượt

    Khái niệm cầu vượt Cầu vượt là một công trình đặc biệt trong hệ thống giao thông đô thị, được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết vấn đề giao cắt của các tuyến đường. Được xây dựng dựa trên nguyên tắc đường cao đi qua đường thấp, cầu giúp nâng cao hiệu quả và an toàn giao thông, đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Cầu vượt thường được sử dụng tại các nút giao thông quan trọng, nơi mà hai hoặc nhiều tuyến đường chính giao nhau. Bằng cách tạo ra một đường cao vượt qua các tuyến đường khác, cầu cho phép xe đi qua mà không phải bị chặn đường bởi luồng giao thông khác. Điều này đảm bảo rằng các phương tiện có thể di chuyển liên tục và không bị gián đoạn bởi đèn giao thông hay sự chờ đợi. Đối với các cầu vượt lớn, thường được xây dựng tại những nút giao thông lớn, nơi mà lưu lượng xe cộ rất lớn và đòi hỏi sự điều phối giao thông chặt chẽ. Những cầu này thường có thiết kế phức tạp, bao gồm các làn đường và làn rẽ đa dạng, đảm bảo sự linh hoạt và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có các cầu vượt nhỏ được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ và người đi xe đạp. Những cầu bộ hành này thường được đặt ở các khu vực đông dân cư, nơi có lưu lượng người đi bộ và xe đạp cao và có đường lớn chạy ngang qua. Giúp người đi bộ và người đi xe đạp an toàn và thuận tiện khi di chuyển qua đường, đồng thời tránh được nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác. Có mấy loại cầu vượt? Phối cảnh cầu vượt trên cao Có nhiều loại cầu vượt được sử dụng trong các dự án hạ tầng giao thông, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại cầu dưới đây: Cầu vượt đường bộ là một loại cầu được xây dựng để đi qua các đường giao thông khác. Được đặt tại các điểm giao nhau, chẳng hạn như các ngã tư hoặc ngã sáu. Chức năng của cầu là giảm thiểu tắc nghẽn giao thông tại các điểm giao cắt, đồng thời tăng cường sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cầu vượt đường sắt là một loại cầu được xây dựng để vượt qua đường sắt, thay thế cho các đường cắt ngang truyền thống. Đường sắt là một tuyến đường chủ yếu dành cho tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc tạo ra cầu vượt đường sắt giúp cải thiện sự an toàn và hiệu suất của giao thông đường bộ. Cầu vượt đi bộ (cầu bộ hành), là một loại cầu được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ. Được sử dụng để cắt ngang qua các con sông, đường sắt hoặc đường bộ, thay thế cho các lối đi bộ dưới mặt đất. Cầu bộ hành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ khi di chuyển qua các khu vực có giao thông phức tạp. Ví dụ về các cầu vượt Cầu vượt Củ Chi, tọa lạc trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8, là một cầu vượt trên cao đặc biệt. Với chiều dài 80m và chiều rộng 15m, đây là một cây cầu khá quan trọng trong khu vực, tại đây là điểm giao thông tới 5 ngã đường khác nhau. Cầu vượt Tân Thới Hiệp, nằm tại Quận 12, là một dự án cầu vượt đáng chú ý. Với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, cầu vượt này có chiều dài 305,7m và chiều ngang 15,6m, có 4 làn xe lưu thông.

    Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu sẽ đi qua đâu?

    Theo Quyết định 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011, dự án Đường Vành Đai 4 TP. HCM có chiều dài gần 200km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Đường nối với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu ở điểm đầu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước (TP.Hồ Chí Minh). Đường Vành đai 4 có mặt cắt ngang 6-8 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, và có đường song hành và hành lang cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường Vành Đai 4 Tp.Hcm đoạn qua tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đường Vành Đai 4 tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài hơn 18,3km, bắt đầu từ thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho đoạn này là khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng, và hơn 5 nghìn tỷ đồng là chi phí đầu tư. Tuyến đường sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc, đảm bảo vận tốc từ 80-100 km/h. Mặt cắt ngang của đường là 4 làn xe và rộng 27m, với một vùng giải phóng mặt bằng rộng 67m. Trên tuyến đường này, sẽ có 2 nút giao và 2 cầu vượt, và cũng sẽ giao cắt với các đường địa phương. Bản đồ tuyến Vành Đai 4 TP HCM qua tỉnh BR-VT Vành đai 4 tuyến Bà Rịa Vũng Tàu đem lại nhiều lợi ích quan trọng Giảm tải và hạn chế ùn tắc giao thông: Đường Vành đai 4 giúp giảm tải lưu thông trên các tuyến đường đi qua Khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành. Kết nối liên vùng: Tuyến đường này kết nối vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với các tỉnh phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Đông Nam Bộ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế trong khu vực. Hỗ trợ phát triển cảng biển: Đường Vành đai 4 cung cấp một tuyến giao thông thuận tiện để kết nối cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải và cảng quốc tế Long Thành với các địa phương trong vùng. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động cảng, tăng cường lưu thông hàng hóa và phát triển dịch vụ cảng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế và đầu tư: Tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong khu vực. Việc giảm tải giao thông và cải thiện tiếp cận vùng kinh tế quan trọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và thu hút đầu tư mới. Đường vành đai 4 đoạn Bà Rịa - Vũng Tàu đã thi công chưa? Hiện nay, các địa phương mà đường Vành đai 4 đi qua đang gấp rút lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho từng đoạn tuyến, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu là hoàn thành thi công và thông xe toàn bộ tuyến đường vào tháng 12/2027. Dự kiến đoạn tuyến của đường Vành đai 4 đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 147 ha, theo khảo sát đã thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trong quý II/2023. Trong giai đoạn 2023-2025, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành các bước như thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lựa chọn nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng và khởi công công trình. Xem thêm, bài viết thông tin quy hoạch cùng chủ đề: Đường Vành Đai 4 đoạn Đồng Nai.

    Cầu Lớn Hóc Môn

    Cầu Lớn Hóc Môn nằm trên tuyến đường Nguyễn Văn Bứa, chạy qua ranh giới của các xã Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng thuộc huyện Hóc Môn, cùng với xã Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh. Cầu nằm gần Mỹ Hạnh Nam của tỉnh Long An Xung quanh cầu là một tập hợp giao lộ của năm tuyến đường quan trọng, nối liền với các khu dân cư dọc theo kênh An Hạ. Là tuyến kết nối trực tiếp đến các cụm công nghiệp và khu công nghiệp ở huyện Hóc Môn và tỉnh Long An. Đường Nguyễn Văn Bứa có vai trò quan trọng như một trục chính, là cửa ngõ kết nối giữa tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này có bề ngang rộng từ 11m đến 14m, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao thông giữa các khu vực lân cận. Tuyến đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) – ĐT 824 (Đức Hòa) là một trong những tuyến đường quan trọng kết nối giữa tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong bảy tuyến đường chính sẽ trải qua quá trình nâng cấp và mở rộng từ bốn làn xe lên sáu làn xe, với tổng kinh phí đạt 24.400 tỷ đồng. Dự án dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2021 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Đây là một phần trong nỗ lực tối ưu hóa cơ sở hạ tầng giao thông để cải thiện khả năng di chuyển và kết nối vùng quan trọng. Cầu Lớn Hóc Môn có giao thông phức tạp? Gần Cầu Lớn Hóc Môn là nơi tập hợp giao lộ của năm tuyến đường,  Ở phía Long An lối vào cầu kết hợp với một điểm giao cắt nơi hai nhánh đường An Hạ và XTS 12 giao nhau. Tương tự, ở phía cầu TP HCM, có hai vị trí giao cắt với hai con đường Đặng Công Bỉnh và Thanh Niên. Đặc điểm này làm cho việc di chuyển giao thông tại đây có phần khó khan khi mà các giao lộ nằm gần nhau, đặc biệt trên bề mặt dốc của cầu Lớn cũng khá cao. Sự chuyển hướng của các phương tiện tại những điểm giao cắt này có thể gây ra các xung đột và va chạm trong khu vực, đồng thời tăng nguy cơ xảy ra tai nạn và tắc nghẽn giao thông. Biện pháp khắc phục tắc nghẽn tại Cầu Lớn Tuyến đường DT 824 Long An Trong tương lai gần khu vực đề xuất Sở Giao thông Vận tải xem xét cân nhắc phân bổ nguồn vốn từ các nguồn tài trợ hoặc nguồn dự trữ đảm bảo trật tự an toàn giao thông để triển khai xây dựng hai công trình đường chui tại cầu Lớn Hóc Môn. Dự kiến Các đường chui này sẽ được dành riêng cho ôtô khách dưới 16 chỗ và các loại xe máy, nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Trong đó, một đường chui sẽ nối từ đường An Hạ đến đường XTS 12, với kinh phí dự kiến khoảng 7,7 tỉ đồng. Đồng thời, một đường chui khác sẽ hướng từ đường Thanh Niên kết nối đến đường Đặng Công Bỉnh, với kinh phí dự kiến là khoảng 11,3 tỉ đồng. Ngoài ra, xem xét phân bổ nguồn vốn để thực hiện dự án Mở rộng đoạn đường Nguyễn Văn Bứa từ Ngã Ba Giồng tới cầu Tỉnh Lộ 9 , cùng với việc xây dựng một cây cầu Lớn mới. Những dự án này sẽ hỗ trợ việc giải quyết tình trạng kẹt xe và cải thiện hiệu suất giao thông trong khu vực. Gần Cầu Lớn Hóc Môn có gì nổi bật? KCN Nhị Xuân Khu Công nghiệp Nhị Xuân nằm tại xã Xuân Thới thuộc huyện Hóc Môn. Với quy mô xây dựng rộng lớn, khu công nghiệp Nhị Xuân có diện tích vượt qua con số 180ha và kế hoạch mở rộng thêm trong tương lai. Dự án này đạt tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng. Ngoài ra, cụm công nghiệp còn tiếp giáp với các tuyến đường lớn cùng với các tuyến tỉnh lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và lưu thông. Nơi này cũng kết nối một cách tiện lợi với khu đô thị Tây Bắc, giúp tạo ra sự liên kết mạch lưới kinh tế và phát triển trong vùng. Ngã Ba Giồng Ngã ba Giồng là một khu đất cao có diện tích ước khoảng 10 hecta, nằm tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây thuộc làng Xuân Thới Tây). Vào ngày 30 tháng 12 năm 2002, Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng đã được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 39/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin. Đây là một nơi tưởng nhớ lịch sử quan trọng trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược ngoại bang của Đảng bộ và nhân dân Sài Gòn - Gia Định trong hai giai đoạn kháng chiến. Khu dân cư Xuyên Á Mỹ Hạnh Nam Dự án Khu công nghiệp và dân cư Xuyên Á Long An đã được Chính phủ phê duyệt thành lập vào năm 1997, với diện tích quy hoạch rộng lớn là 681 ha, trong đó có 481 ha dành cho khu công nghiệp và 200 ha dành cho khu dân cư. Dự án Xuyên Á Mỹ  Hạnh Nam sở hữu vị trí thuận lợi ngay tuyến đường DT 824. Dự án Xuyên Á bao gồm cả Khu dân cư Xuyên Á và Khu công nghiệp Xuyên Á, được bao quanh bởi bốn cụm khu công nghiệp lớn khác là Khu công nghiệp Nhị Xuân, Khu công nghiệp Xuyên Á, Khu công nghiệp Hoàng Gia và Khu công nghiệp Đức Hòa 3.