ke hoach su dung dat huyen Cu Chi moi nhat

Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi mới nhất

Vừa qua huyện Củ Chi đã đánh giá chính xác tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Và đang tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện.

Để đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đảm bảo khai thác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Củ Chi.

Tổ chức lập Kế hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi năm 2023 nhằm mục tiêu đáp ứng đầy đủ các loại đất để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng; làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, là căn cứ để thực hiện thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất.

Phù hợp với định hướng phát triển không gian, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, rà soát, cập nhật thông tin chính xác về công trình, dự án, loại bỏ công trình, dự án chưa hoặc không có khả năng thực hiện (do ảnh hưởng dịch bệnh, nhiều dự án phải phân kỳ bố trí vốn, thiếu vốn thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn thiện cơ sở pháp lý dự án theo quy định,…).

Hạn chế, khắc phục tình trạng quy hoạch các công trình dàn trải, kéo dài, do không đủ nguồn vốn để bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư và làm chậm tiến độ xây dựng công trình.

Nội dung triển khai Kế hoạch sử dụng đất Huyện Củ Chi 2023

1. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất của năm 2022 đã được phê duyệt.

2. Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất thành phố phân bổ cho huyện trong năm kế hoạch, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã gồm:

a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp huyện;

b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người có nhu cầu sử dụng đất.

Đối với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất để nhận Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 (theo mẫu) và nộp Đơn đăng ký kèm theo bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xác nhận vào Đơn đăng ký nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của hộ dân và trả lại hộ dân 01 bản để theo dõi thực hiện.

Đối với tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trong năm 2023 thì liên hệ Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi thông qua Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm văn bản đăng ký nhu cầu sử dụng đất (theo mẫu) và văn bản pháp lý liên quan, bản vẽ hiện trạng vị trí,…

4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

5. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai năm 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

6. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

7. Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; hiện trạng vị trí, diện tích khu vực sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 để thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch.

8. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của cá nhân sử dụng đất.

9. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

10. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

11. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.

12. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định.

13. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

14. Báo cáo, đánh giá giải pháp đối với các dự án đang triển khai; đề xuất xử lý các dự án chưa triển khai thực hiện theo Khoản 8 Điều 49 Luật đất đai.

15. Lập danh mục về các dự án: có thu hồi đất, có sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Danh mục các dự án điều chỉnh: diện tích thu hồi; diện tích sử dụng trên/dưới 10ha đất trồng lúa; dưới 20ha đất rừng phòng hộ (đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại các Nghị quyết trước đây) gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông qua Hội đồng nhân dân thành phố.

16. Thông qua báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố thẩm định và trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện.

Có nên mua đất Củ Chi?

Gần đây thông tin Củ Chi sẽ lên Thành Phố, hay lên Quận thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm, vậy có nên mua đất Củ Chi và đất Củ Chi có ưu điểm gì? Xem thêm bài viết phân tích bởi Landz.vn

Mua bán nhà đất Củ Chi

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Bản đồ Quận 4 TP.HCM

    Bản đồ Quận 4 - Là một quận nằm trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh, nổi tiếng với nhiều di tích và cảnh quan lịch sử quan trọng. Quận có diện tích 4.18 km², gắn liền với những di tích lịch sử quan trọng như Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Quận cũng nổi tiếng với Cảng Sài Gòn, là một trong những cảng biển quan trọng nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, quận còn có nhiều kiến trúc tôn giáo độc đáo và kiến trúc cổ điển Mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng dân số năm 2022 đã đạt 199,329 người, mật độ dân số  tại đây khá cao với 47,686 người/km², đứng đầu trong danh sách các Quận của thành phố và cả nước. Vị trí địa lý Quận 4 Quận 4 có một vị trí địa lý đặc biệt, như một hòn đảo tam giác, bao quanh bởi sông và kênh rạch: Phía đông Quận giáp thành phố Thủ Đức qua sông Sài Gòn và giáp Quận 7 qua kênh Tẻ.Phía tây Quận giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là kênh Bến Nghé.Phía nam Quận giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ.Phía bắc Quận giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Bến Nghé. Bản đồ Quận 4 qua Google Maps Quận 4 trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính, và hiện tại quận có 13 phường đó là các phường 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16 và 18. Quận 4 đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với việc giải tỏa một phần đất để phát triển các khu chung cư cao cấp. Dự án di dời Cảng Sài Gòn ra Quận 7 để nhường lại cơ sở hạ tầng cho Quận 4, mục tiêu phát triển thành khu du lịch, hiện đang chờ sự phê duyệt của Chính phủ. Tuyến đường giao thông nổi bật Q4 Mạng lưới giao thông của Quận 4 dựa chủ yếu vào 6 trục đường chính, bao gồm Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản và Đoàn Văn Bơ. Trong số các con đường này, đại lộ Nguyễn Tất Thành là con đường lớn và quan trọng nhất ở quận, trải dài hơn 2km và nối liền khu vực phía đông và phía tây của quận, đi qua Quận 1 và Cảng Sài Gòn. Địa điểm "Check in" Quận 4 Bến Nhà Rồng: Là di tích lịch sử quan trọng với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cảng Sài Gòn.Cầu Mống Quận 4: Một cầu cắt ngang kênh Tẻ, kết nối Quận 4 và Quận 7.Chợ Xóm Chiếu: Một khu chợ truyền thống nổi tiếng với nhiều đặc sản địa phương.Khu vui chơi Kizciti: công viên giải trí và học tập cho trẻ emCông viên Khánh Hội: khu công viên ven sông tạo điểm đến thư giãn và giải trí.Phố Bích Họa: Một con đường nổi tiếng với các cửa hàng và nhà hàng phục vụ ẩm thực và nghệ thuật.Bến tàu Sài Gòn: Điểm khởi hành của nhiều cuộc hành trình du thuyền trên sông Sài Gòn.Đường ẩm thực Vĩnh Khánh: Một phố ẩm thực nổi tiếng với nhiều lựa chọn món ngon và đặc sản. Dự án căn hộ Quận 4 nổi bật Nhắc đến căn hộ Quận 4, nổi bật nhất phải kể đến là tuyến đường Bến Vân Đồn nơi tập trung nhiều dự án căn hộ cao cấp, với giá bán và tiện ích đa dạng. Quận 4 là khu vực trung tâm nên hầu hết các dự án ở đây đều được xây dựng ở phân khúc cao cấp, có thể điểm qua một số căn hộ nổi bật như: De La SolSaigon Royal ResidenceThe Gold ViewRiver GateThe TresorRiva Park đường Nguyễn Tất ThànhGalaxy 9 đường Nguyễn KhoáiChung cư Vĩnh HộiMillennium Bến Vân ĐồnGrand Riverside

    Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

    Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành giai đoạn một dự kiến đầu tư với tổng vốn 25.540 tỷ đồng, trải dài 129 km qua Đăk Nông và Bình Phước. UBND tỉnh Bình Phước vừa hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này dựa trên ý kiến thẩm định của các bộ ngành, địa phương mà tuyến cao tốc đi qua. Thông tin tổng quan cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành Theo phương án mới nhất, tuyến này sẽ có chiều dài khoảng 28 km qua Đăk Nông và khoảng 101km qua Bình Phước. Dự án giai đoạn một của cao tốc này sẽ được thiết kế với 4 làn xe, với bề rộng nền đường 24,75 m (riêng đoạn TP Đồng Xoài rộng 25,5 m), tốc độ thiết kế từ 100-120 km/h tùy thuộc vào địa hình, và hình thức đầu tư sẽ theo mô hình Đối tác Công tư (PPP). Nếu các kế hoạch được duyệt, việc giải phóng mặt bằng tại các địa phương sẽ diễn ra trong năm 2024, thi công dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2024, và dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện một lần theo quy mô 6 làn xe cao tốc, với bề rộng nền đường là 32,25 m. Thành phần & Ngân sách dự kiến Thông tin dự kiến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành Tỉnh Bình Phước đề xuất phân chia dự án thành 5 phần, bao gồm 2 phần giải phóng mặt bằng và 2 phần xây dựng đường gom cầu vượt ngang cao tốc, được hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước làm chủ đầu tư bằng vốn ngân sách. Phần xây đường chính tuyến có chi phí hơn 19.610 tỷ đồng, với vốn ngân sách nhà nước là 6.840 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 12.770 tỷ đồng. Mức phí khởi điểm đề xuất là 2.100 đồng/km đối với xe tiêu chuẩn, thời gian hoàn vốn dự kiến là 18 năm một tháng. Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tỉnh Bình Phước đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo Điều 82 Luật Đầu tư PPP. Nguồn vốn dự kiến chi trả phần giảm doanh thu sẽ được lấy từ dự phòng ngân sách trung ương. Khi cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đi vào hoạt động, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Bình Phước và Đăk Nông, cũng như kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trong tương lai. Đồng thời cũng giúp giảm áp lực giao thông cho Quốc Lộ 14 - tuyến đường huyết mạch nối hai tỉnh.

    Hầm Chui An Sương Quận 12

    Vào tháng 7 năm 2020, Hầm Chui An Sương tại Quận 12 đã chính thức được cho lưu thông 2 làn xe mỗi hầm (2 Hầm), và đây là một dự án trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao nhau của hai trục đường chính là Quốc lộ 1 và Đường QL 22 (Xuyên Á) với lưu lượng giao thông rất lớn, đặc biệt là xe tải và container nặng, từ lâu đã được xem là điểm giao thông nguy hiểm và thường xuyên xảy ra tai nạn. Hiện tại, để giảm tắc nghẽn giao thông và tăng cường an toàn, đã áp đặt hạn chế vận hành trên nhánh đường hầm An Sương. Các xe có tải trọng trên 2,5 tấn không được phép đi qua nhánh đường hầm để vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Riêng các xe có trọng lượng 2,5 tấn trở xuống cũng bị cấm trong hai khung thời gian là từ 6 giờ đến 9 giờ sáng và từ 16 giờ đến 20 giờ chiều. Những biện pháp này nhằm giảm tải giao thông vào các khung giờ cao điểm và giảm nguy cơ tai nạn giao thông tại điểm giao nhau này. Thông tin thiết kế hầm chui An Sương Hầm chui An Sương tại Quận 12 là một dự án quan trọng với tổng chiều dài khoảng 830 mét và bao gồm 2 đường hầm, được đánh số là N1 và N2. Dự án này đã khởi công từ năm 2017 và đã đầu tư tổng số tiền lên đến 514 tỷ đồng. Được thiết kế với tuổi thọ dự kiến lên tới 100 năm và khả năng chịu đựng trận động đất mạnh lên đến 7 độ, Hầm chui An Sương là một trong những dự án trọng điểm được Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên đầu tư và phát triển. Dự án Hầm chui An Sương Quận 12 đã nhận được sự chấp thuận chính thức từ Bộ Giao thông vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2015 và bắt đầu xây dựng vào tháng 1 năm 2017. Mục tiêu của dự án là xây dựng một cặp đường hầm nối liền đường Trường Chinh (qua Cầu Tham Lương) và Quốc lộ 22, mỗi đường hầm gồm hai làn xe và có chiều rộng 9 mét. Tổng chiều dài của cả hai đường hầm là 830 mét, trong đó có một đoạn hầm kín dài 250 mét và một đoạn hầm mở dài 580 mét. Khu vực phía tây bắc của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các quận Tân Bình, quận 12, Củ Chi và Hóc Môn, cùng với một phần của Huyện Đức Hòa (Long An). Khu vực này đã được quy hoạch mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050. Dự kiến, khu vực phía tây bắc sẽ trở thành một khu đô thị hiện đại, trung tâm giáo dục, công nghiệp công nghệ cao và khu du lịch phục vụ cho người dân và du khách. Bất động sản khu vực được hưởng lợi Từ năm 2015, khi bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển đáng kể, khu vực Quận 12 chỉ có một vài dự án nhà ở, đất và nhà phố xuất hiện và còn ít và thưa thớt. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2017 trở đi, bất động sản tại Quận 12 đã chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ, khi ngày càng nhiều dự án nhà ở quy mô được đầu tư bài bản xuất hiện. Các dự án đáng chú ý đã nổi lên trong khu vực này, bao gồm khu nhà phố cao cấp Senturia Vuon Lai, dự án khu đô thị An Phú Đông với diện tích lên đến 9,8 ha do Tập đoàn Tiến Phước đầu tư, khu Biệt thự Thới An, và khu nhà ở cao tầng Picity High Park, 8x Plus Trường Chinh .... Quận 12 được nhận xét là vẫn còn giữ giá tương đối thấp so với các quận huyện khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong vài năm gần đây đầu tư vào phát triển các dự án tại khu vực này. Sự xuất hiện của nhiều dự án quy hoạch hạ tầng giao thông, dự án bất động sản lớn đã tạo cơ hội cho Quận 12 phát triển mạnh mẽ và hấp dẫn sự quan tâm từ các nhà đầu tư và người mua nhà. Sự phát triển này đồng thời là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống và cơ hội đầu tư tại khu vực này, đưa Quận 12 trở thành một trong những điểm sáng trong thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.

    Đường Tỉnh Lộ 15 Củ Chi

    Tỉnh lộ 15 là một tuyến đường quan trọng bắt đầu từ huyện Củ Chi của TPHCM, có chiều dài hơn 30 km. Là tuyến đường huyết mạch trong vùng, nơi mật độ giao thông rất cao, Tỉnh lộ 15 đã được hoàn thành vào năm 2017. Vào năm 2020, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đã bố trí vốn cho ba công trình sửa chữa trên Tỉnh lộ 15. Các công trình này bao gồm việc sửa chữa, mở rộng mặt đường và xây dựng hệ thống thoát nước trên một đoạn đường từ Tân Quy đến Bến Súc, tổng cộng khoảng 4.000 mét. Điều này nhằm cải thiện tình trạng giao thông và hệ thống thoát nước trên tuyến đường này, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người dân và xe cộ. Thông tin tổng quan Tỉnh Lộ 15 Củ Chi Đường Tỉnh Lộ 15 ở Củ Chi có xuất phát điểm từ tuyến Đường Đỗ Văn Dậy nối dài đoạn xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, sau đó tiếp tục đoạn dẫn đến cầu Bến Súc, Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Tuyến đường này đã trải qua quá trình nâng cấp và mở rộng, giúp cải thiện giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và xe cộ. Ven đường Tỉnh Lộ 15 ở Củ Chi, có nhiều khu dân cư hiện hữu, dự án bất động sản, chợ, siêu thị và hoạt động mua bán sôi động. Điều này tạo ra sự phát triển kinh tế và cung cấp nhiều tiện ích dân sinh cho cộng đồng địa phương. Hạ tầng giao thông mới nối với TL15 Các dự án mở rộng và nâng cấp mới các tuyến đường nối với tuyến Tỉnh lộ 15 huyện Củ Chi, TP.HCM: Đường nối địa giới phía tây của xã với TL15: Đây là một tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 1 km, nối từ địa giới phía tây của xã Đường nối đường Lô Cao Su với TL15 Củ Chi: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 760 m và nối đường Lô Cao Su Đường đi qua trường THCS Phú Hòa Đông: Đây là một tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 4 km, đi qua xã Phú Hòa Đông, nối từ TL15 ở phía bắc của xã đến TL 15 ở phía nam. Đường nối TL15 với đường Cá Lăng: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 2,6 km, đoạn gần công ty cổ phần may mặc Đỉnh Thượng đến đường Cá Lăng, đồng thời góp phần mở rộng đường Bến Sình. Đường nối ven sông Sài Gòn với đường Cá Lăng: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 1,3 km và nối ven sông Sài Gòn với đường Cá Lăng. Điểm đầu nằm gần bờ sông Sài Gòn và điểm cuối nằm trên đường Cá Lăng. Đường nối địa giới phía bắc của xã với TL15. Tuyến đường này có chiều dài khoảng 2 km, nối từ địa giới phía bắc của xã (gần cửa hàng Thiên Phú) đến TL15 (gần cơ sở cây giống Tuấn Khang) Mua bán nhà đất Củ Chi

    Khu Công Nghệ Cao 2 TP. HCM

    Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chung cục bộ của Thủ tướng, TP.HCM sẽ có thêm một khu công nghệ cao rộng hơn 166ha tại TP. Thủ Đức. Quyết định 430 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2025 đã thay đổi mục đích sử dụng đất tại Phường Long Phước, (Quận 9 cũ). Điều này là cơ sở để TP.HCM thành lập "Khu công nghệ cao 2." Theo Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM, quyết định 430 chỉ điều chỉnh một chi tiết nhỏ trong quy hoạch chung năm 2010 của Thủ tướng về duyệt quy hoạch chung của TP.HCM. Việc này giúp giải quyết những vướng mắc nhỏ trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của TP. Thông tin Khu Công Nghệ Cao 2 Quyết định 430 cho phép TP.HCM thay đổi định hướng quy hoạch khu đất du lịch nghỉ dưỡng ở phường Long Phước để bổ sung chức năng khu công nghệ cao (công viên khoa học và công nghệ) rộng hơn 166ha. Đây sẽ là "Khu công nghệ cao 2" của TP.HCM, với tính chất là khu vực nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ. Khu công nghệ cao 2 có vị trí phía đông giáp rạch Bà Nghiêm, rạch Ván; phía Tây giáp sông Tắc; phía Nam giáp sông Tắc, rạch Đỏ và rạch Bà Nghiêm; phía Bắc giáp sông Tắc. Quyết định cũng cho phép điều chỉnh tuyến đường nội bộ và thêm cầu bắc qua sông Tắc để kết nối với Khu công nghệ cao hiện hữu và đường Vành đai 3 TP.HCM .Điều này sẽ là cơ sở pháp lý để UBND TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu công viên khoa học và công nghệ tại P.Long Phước, (Quận 9 cũ). Sau đó, các bước thực hiện quy hoạch, bồi thường thu hồi đất sẽ được tiến hành để thành lập "Khu công nghệ cao 2. Khi hoàn thành, KCNC 2 sẽ là một trong ba khu vực hạt nhân quan trọng trong cấu trúc đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM. Trước đó, khu công nghệ cao đầu tiên của TP.HCM (SHTP) đã được thành lập từ năm 2002, với tổng diện tích 913ha tại  phường Tân Phú, thuộc Thành Phố Thủ Đức.

    Bản Đồ Quận 7 TP.HCM

    Bản đồ Quận 7 - Là một quận nội thành tại Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây Quận 7 thuộc một phần diện tích của huyện Nhà Bè. Quận 7 được biết đến với các dự án kinh tế quan trọng như khu chế xuất Tân Thuận và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng… Vị trí địa lý Quận 7 Quận 7 có diện tích tổng cộng là 35,69 km² và dân số vào năm 2019 ước tính là 360.155 người, với mật độ dân số khá cao, đạt khoảng 10.091 người trên mỗi km². Tọa lạc ở phía nam của Thành phố Hồ Chí Minh và có ranh giới tiếp giáp với nhiều khu vực khác. Phía đông, quận giáp với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai và thành phố Thủ Đức qua sông Nhà Bè và sông Sài Gòn. Phía tây, quận giáp với Quận 8 và huyện Bình Chánh, với ranh giới chính là rạch Ông Lớn. Phía nam, quận giáp với huyện Nhà Bè, với các đặc điểm ranh giới là Rạch Đỉa, Rạch Rơi và Sông Phú Xuân. Phía bắc, quận giáp với Quận 4 và thành phố Thủ Đức, qua Kênh Tẻ và sông Sài Gòn. Bản đồ Quận 7 qua Google Maps Quận 7 gồm 10 phường: Bình Thuận, Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Hưng, Tân Kiểng, Tân Phong, Tân Phú, Tân Quy, Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây. Với vị trí độc đáo Quận 7 đóng vai trò chiến lược trong hệ thống giao thông thủy và đường bộ của khu vực. Địa điểm & tuyến đường nổi bật Quận 7 Quận 7 có nhiều tuyến đường lớn quan trọng đối với giao thông và kết nối vùng này với các khu vực khác của thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số tuyến đường chính ở Quận 7: Đại lộ Nguyễn Văn LinhĐường Nguyễn Hữu ThọĐường Huỳnh Tấn Phát:Đại lộ Đông Tây (Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ)Đường Nguyễn Thị Thập Các trường học nổi bật tại Quận 7 Trường Đại học Tôn Đức ThắngĐại học RMIT Việt Nam cơ sở TP.HCMTrường Đại học Tài chính - MarketingTrường Đại học Cảnh sát nhân dânTrường Đại học Nguyễn Tất Thành Địa điểm vui chơi, mua sắm, giải trí Hồ Bán NguyệtCầu Ánh SaoCông viên bờ sông PanoramaCrescent MallTrung tâm thương mại SC VivocityBảo tàng tranh 3D ArtinusEscape RoomĐường đua F1 Hello ParkNhà tuyết Polar Expo Sài GònTajmasago ResortVietopia Dự án căn hộ nổi bật Quận 7 Thị trường bất động sản ở Khu Nam Sài Gòn, đặc biệt là Quận 7 vài năm qua đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những điểm nóng của thị trường căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một ví dụ xuất sắc về quy hoạch đô thị hiện đại. Dự án căn hộ tại quận 7 thường được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn cao cấp, với nhiều tiện ích và dịch vụ chất lượng, có môi trường sống lý tưởng với nhiều cơ hội về giáo dục, dịch vụ y tế, mua sắm và giải trí...sau đây là một số dự án căn hộ Quận 7 nổi bật: Happy ValleyScenic Valley 1- 2The AscentiaUrban HillPhú Mỹ Hưng MidtownCosmo CityQ7 Saigon RiversideAn Gia RiversideSunrise CityHim Lam RiversideM-One Nam SaigonEcogreen Saigon ...