quoc lo 1k

Quốc Lộ 1K

Quốc lộ 1K là tuyến quốc lộ quan trọng nối liền thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đi qua thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương và kết thúc tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Tổng chiều dài của tuyến đường này là 21 km, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực lân cận và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao thông liên khu vực.

Thông tin tổng quan Quốc Lộ 1K

Quốc lộ 1K được coi là một tuyến đường huyết mạch kết nối Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Bắt đầu từ ngã tư Linh Xuân thuộc Thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh, và kết thúc tại ngã ba Hố Nai, giao với Quốc lộ 1 ở phường Tân Biên, Biên Hòa (Quốc lộ 1K trước đây là một phần của Quốc lộ 1).

Chi tiết hơn tuyến đường này đi qua nhiều khu vực, nổi bật là các phường như Linh Xuân (Thủ Đức, Hồ Chí Minh), Đông Hòa, Bình An, Tân Đông Hiệp (Dĩ An, Bình Dương), Hóa An, Bửu Hòa, Bửu Long, Hòa Bình, Quang Vinh, Tân Phong, Trung Dũng, Tân Tiến, Tân Hiệp, Trảng Dài, Hố Nai, và Tân Biên (Biên Hòa, Đồng Nai).

Đường Quốc Lộ 1K (đoạn Dĩ An)

Bàn giao Quốc Lộ 1K cho 3 tỉnh, thành phố quản lý

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định điều chỉnh đoạn quốc lộ 1K qua TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, chuyển thành đường địa phương và tổ chức bàn giao cho các địa phương cụ thể để quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định. Điều chỉnh cụ thể như sau:

  • Đoạn từ km0+000 đến km6+097 được bàn giao cho UBND tỉnh Đồng Nai quản lý
  • Đoạn từ km6+097 đến km11+168 chuyển cho UBND tỉnh Bình Dương quản lý
  • Đoạn từ km11+168 đến km12+987 được bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý.

Tiện ích gần tuyến Quốc Lộ 1K

Là tuyến đường chính nối thành phố Thủ Đức đi Qua Dĩ An tới Biên Hòa, nên dọc theo tuyến đường có hầu như đầy đủ các tiện ích về dịch vụ, siêu thị, trường học, trung tâm hành chính, nổi bật như:

  • Chợ Linh Xuân, Điện máy xanh QL 1k, FPT Shop, Điện máy Chợ Lớn…
  • Trường tiểu học Xuân Hiệp, Mầm non Kiddo, Trường Cao Đẳng
  • Go Dĩ An, Tuyến Metro
  • Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ
  • Chợ Đông Hòa, Trường tiểu học Đông Hòa
  • Khu đại học Quốc Gia
  • Nhà thờ giáo xứ Bình An, Bưu Điện An Bình ….

Dự án bất động sản nổi bật gần QL 1K

Tuyến đường Quốc lộ 1K không chỉ là tuyến giao thương quan trọng, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mà còn là nơi tập trung hàng loạt các dự án bất động sản mới đang phát triển. Có thể đề cập đến một số dự án căn hộ Bình Dương nổi bật như:

  • Green Square
  • Phúc Đạt Tower
  • HT Pearl
  • Bcons Green View
  • Bcons Bee
  • Bcons Plaza
  • Bcons City
  • Honas Residence
5/5 - (6 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

    Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành giai đoạn một dự kiến đầu tư với tổng vốn 25.540 tỷ đồng, trải dài 129 km qua Đăk Nông và Bình Phước. UBND tỉnh Bình Phước vừa hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này dựa trên ý kiến thẩm định của các bộ ngành, địa phương mà tuyến cao tốc đi qua. Thông tin tổng quan cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành Theo phương án mới nhất, tuyến này sẽ có chiều dài khoảng 28 km qua Đăk Nông và khoảng 101km qua Bình Phước. Dự án giai đoạn một của cao tốc này sẽ được thiết kế với 4 làn xe, với bề rộng nền đường 24,75 m (riêng đoạn TP Đồng Xoài rộng 25,5 m), tốc độ thiết kế từ 100-120 km/h tùy thuộc vào địa hình, và hình thức đầu tư sẽ theo mô hình Đối tác Công tư (PPP). Nếu các kế hoạch được duyệt, việc giải phóng mặt bằng tại các địa phương sẽ diễn ra trong năm 2024, thi công dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2024, và dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện một lần theo quy mô 6 làn xe cao tốc, với bề rộng nền đường là 32,25 m. Thành phần & Ngân sách dự kiến Thông tin dự kiến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành Tỉnh Bình Phước đề xuất phân chia dự án thành 5 phần, bao gồm 2 phần giải phóng mặt bằng và 2 phần xây dựng đường gom cầu vượt ngang cao tốc, được hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước làm chủ đầu tư bằng vốn ngân sách. Phần xây đường chính tuyến có chi phí hơn 19.610 tỷ đồng, với vốn ngân sách nhà nước là 6.840 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư là 12.770 tỷ đồng. Mức phí khởi điểm đề xuất là 2.100 đồng/km đối với xe tiêu chuẩn, thời gian hoàn vốn dự kiến là 18 năm một tháng. Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tỉnh Bình Phước đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo Điều 82 Luật Đầu tư PPP. Nguồn vốn dự kiến chi trả phần giảm doanh thu sẽ được lấy từ dự phòng ngân sách trung ương. Khi cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đi vào hoạt động, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Bình Phước và Đăk Nông, cũng như kết nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trong tương lai. Đồng thời cũng giúp giảm áp lực giao thông cho Quốc Lộ 14 - tuyến đường huyết mạch nối hai tỉnh.

    Tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm

    Dự án đường ven biển miền Tây có tổng chiều dài 740 km, bắt đầu từ TP.HCM và kết thúc tại Hà Tiên, đi qua nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Quy hoạch cho dự án này đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm. Tuyến đường này được xây dựng dựa trên việc tận dụng hệ thống đường hiện có cùng với việc đầu tư xây mới, tạo ra một mạng lưới giao thông liên kết thuận tiện và phù hợp với các quy hoạch vùng. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất, kết nối hầu hết các tỉnh ĐBSCL và góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như tăng cường tiềm năng du lịch biển cho vùng này. Tuyến đường ven biển qua Bến Tre – Tiền Giang – Trà Vinh Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch Mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, có quy hoạch tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuyến đường bộ ven biển miền Tây giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh Bến Tre có điểm đầu tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang, điểm cuối tại ranh giới tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh, với chiều dài tuyến 53 km. Điểm đầu của dự án tại Km0+000, giao với đường tỉnh 877B, thuộc xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang (đầu cầu Bình Thới 1). Điểm cuối dự án tại Km53+000, cuối cầu Cổ Chiên 2 (cầu Thạnh Phú), thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Tuyến đường Tiền Giang - Bến Tre Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 28.500 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025, giai đoạn 2 sau năm 2025. Theo đó, tuyến đường bộ sẽ được nâng cấp và mở rộng ngoài đô thị với bề rộng nền đường 46m và trong đô thị với bề rộng nền đường 100m. Việc mở rộng tuyến hành lang ven biển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giao thông, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu. Lợi ích của tuyến đường ven biển miền Tây – Tp Hcm Tuyến đường ven biển miền Tây – TP. HCM sẽ mang đến nhiều lợi ích về giao thông và kinh tế. Không chỉ là đường thông thoáng, tuyến đường này còn tạo ra một hành lang kinh tế, là trục động lực cho sự phát triển của khu vực miền Tây. Đặc biệt, đoạn qua tỉnh Bến Tre với chiều dài 53 km và tổng mức đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn hành trình từ Bến Tre đến TP. HCM từ 120 km xuống chỉ còn khoảng 60 km khi hoàn thành. Dự án đoạn qua tỉnh Tiền Giang có quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h, với hai đoạn đường dài gần 25 km và 18 cây cầu sẽ được xây dựng. Hiện tại, dự án đã bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng với khoảng 90 ha đất. Các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng đang tích cực triển khai công tác quy hoạch dự án đường ven biển. Chẳng hạn, đoạn đường qua tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 53km, với quy mô 4 làn xe và xây dựng 13 cầu vượt sông. Dự án hạ tầng trọng điểm này sẽ là tác nhân thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế và thay đổi diện mạo các vùng đất rộng lớn.

    Cầu Vượt là gì? Tác dụng của Cầu Vượt

    Khái niệm cầu vượt Cầu vượt là một công trình đặc biệt trong hệ thống giao thông đô thị, được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết vấn đề giao cắt của các tuyến đường. Được xây dựng dựa trên nguyên tắc đường cao đi qua đường thấp, cầu giúp nâng cao hiệu quả và an toàn giao thông, đồng thời giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông. Cầu vượt thường được sử dụng tại các nút giao thông quan trọng, nơi mà hai hoặc nhiều tuyến đường chính giao nhau. Bằng cách tạo ra một đường cao vượt qua các tuyến đường khác, cầu cho phép xe đi qua mà không phải bị chặn đường bởi luồng giao thông khác. Điều này đảm bảo rằng các phương tiện có thể di chuyển liên tục và không bị gián đoạn bởi đèn giao thông hay sự chờ đợi. Đối với các cầu vượt lớn, thường được xây dựng tại những nút giao thông lớn, nơi mà lưu lượng xe cộ rất lớn và đòi hỏi sự điều phối giao thông chặt chẽ. Những cầu này thường có thiết kế phức tạp, bao gồm các làn đường và làn rẽ đa dạng, đảm bảo sự linh hoạt và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có các cầu vượt nhỏ được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ và người đi xe đạp. Những cầu bộ hành này thường được đặt ở các khu vực đông dân cư, nơi có lưu lượng người đi bộ và xe đạp cao và có đường lớn chạy ngang qua. Giúp người đi bộ và người đi xe đạp an toàn và thuận tiện khi di chuyển qua đường, đồng thời tránh được nguy cơ va chạm với các phương tiện giao thông khác. Có mấy loại cầu vượt? Phối cảnh cầu vượt trên cao Có nhiều loại cầu vượt được sử dụng trong các dự án hạ tầng giao thông, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại cầu dưới đây: Cầu vượt đường bộ là một loại cầu được xây dựng để đi qua các đường giao thông khác. Được đặt tại các điểm giao nhau, chẳng hạn như các ngã tư hoặc ngã sáu. Chức năng của cầu là giảm thiểu tắc nghẽn giao thông tại các điểm giao cắt, đồng thời tăng cường sự an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Cầu vượt đường sắt là một loại cầu được xây dựng để vượt qua đường sắt, thay thế cho các đường cắt ngang truyền thống. Đường sắt là một tuyến đường chủ yếu dành cho tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc tạo ra cầu vượt đường sắt giúp cải thiện sự an toàn và hiệu suất của giao thông đường bộ. Cầu vượt đi bộ (cầu bộ hành), là một loại cầu được thiết kế đặc biệt cho người đi bộ. Được sử dụng để cắt ngang qua các con sông, đường sắt hoặc đường bộ, thay thế cho các lối đi bộ dưới mặt đất. Cầu bộ hành tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ khi di chuyển qua các khu vực có giao thông phức tạp. Ví dụ về các cầu vượt Cầu vượt Củ Chi, tọa lạc trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8, là một cầu vượt trên cao đặc biệt. Với chiều dài 80m và chiều rộng 15m, đây là một cây cầu khá quan trọng trong khu vực, tại đây là điểm giao thông tới 5 ngã đường khác nhau. Cầu vượt Tân Thới Hiệp, nằm tại Quận 12, là một dự án cầu vượt đáng chú ý. Với tổng mức đầu tư xây dựng khoảng 47 tỷ đồng, cầu vượt này có chiều dài 305,7m và chiều ngang 15,6m, có 4 làn xe lưu thông.

    Cầu Đức Hòa Long An

    Cầu Đức Hòa Long An xã Hựu Thạnh, Huyện Đức Hòa, Long An nằm trên Tuyến đường QL N2, thuộc dự án phía nam Đường Hồ Chí Minh, cầu bắt qua sông Vàm Cỏ Đông. Cầu có chiều dài khoảng 350m, thiết kế 2 làn xe rộng. Là cây cầu nối giữa 2 xã Đức Hòa và Đức Huệ, cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận tỉnh Long An. Được đánh giá là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại khu vực phía Tây của TP HCM, có nhiệm vụ kết nối thuận tiện hơn về các tỉnh miền tây. Tuyến đường QL N2 đi qua Cầu Đức Hòa Long An là tuyến đường nối miền Đông và miền Tây Nam bộ, xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười. Tuyến đường N2 nằm trong quy hoạch ngành giao thông vận tải đường bộ khu vực Nam bộ. Các phương tiện giao thông từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên khi về đến Thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 1 rẽ quốc lộ 22 đi vào tuyến N2 đi qua cầu Đức Hòa về các tỉnh miền Tây sẽ góp phần giảm mật độ giao thông trên quốc lộ. Cầu Đức Hòa Long An & tiện ích lân cận Các khu dân cư, dự án bất động sản gần khu vực cầu đã bắt đầu hình thành khá phát triển nhưng chủ yếu vẫn các khu dân cư tự phát triển, chưa được quy mô đồng bộ, quy hoạch bài bản. Tại phía Đức Hòa có một số khu dân cư nổi bật như: An Nông 5, Khu dân cư An Nông 7, The Diamond City Long An, Ecolake Phúc Thạnh Đức Hòa, dự án Ecity Tân Đức đường Dt 824, khu dân cư Tân Đức... Khu vực Đức Huệ, Thủ Thừa có: khu đô thị Suntec City trên đường N2, sân golf Hoàn Cầu có quy mô khá lớn hay các khu nhà vườn nằm trên tuyến đường DT 816 và DT 823 tại bán nhà đất Đức Huệ ... Tiện ích có: Đại học Tân Tạo, BV Đức Hòa, UBND Đức Hòa, chợ Hòa Khánh, chợ Đức Hòa, chợ Bình Hòa Nam… Về khu công nghiệp có: KCN Xanh N2 rộng hơn 1.000 ha, KCN Việt Phát, KCN Tân Đức, KCN Hải Sơn, KCN Hựu Thạnh… Các tuyến đường quan trọng gần cầu Đức Hòa: Quốc Lộ N2, DT 816, DT 823, Quốc Lộ 62, Đường Vành Đai 4 Long An, Đường DT 824, Đường Cao Tốc 01 (Trung Lương – TP HCM).

    Quy hoạch 1/500 là gì?

    Quy hoạch 1/500 là tên bản đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thể hiện theo tỉ lệ 1/500. Loại bản đồ này là cơ sở để xác định sơ đồ tuyến đường của khu quy hoạch, đồng thời là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đền bù giải tỏa… Có thể nói, quy hoạch 1/500 là tiền đề của việc lập và xây dựng các dự án đầu tư. Bản đồ quy hoạch này thể hiện rõ ràng sự phân bổ và vai trò của cơ sở hạ tầng. Đọc quy hoạch 1/500 giúp nhà đầu tư hiểu được gì? Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 giúp nhà đầu tư xác định hướng giao thông, hạ tầng đô thị. Bản đồ có thể xác định các mốc giới trong việc phân chia từng khu vực nhằm phát triển cơ sở hạ tầng một cách rõ ràng và chính xác nhất. Ngoài ra, bản đồ còn là cơ sở để xác định mục tiêu, hướng phát triển của dự án chủ đầu tư và khu quy hoạch. Các dự án có diện tích mặt bằng từ 2ha, 5ha trở lên đều phải có bản vẽ này. Bản đồ tuy là cơ sở để xác định khu vực quy hoạch nhưng không phải là cơ sở để giải quyết các thủ tục quy hoạch đất đai, trả lại đất đai. Trình tự xin lập quy hoạch 1/500 Thông thường quy hoạch 1/500 được lập trên cơ sở quy hoạch 1/2000 và phù hợp với định hướng phát triển của xã hội. Trình tự cụ thể như sau: Đầu tiên, Quốc hội sẽ xác định phương hướng của Vùng Quy hoạch Phát triển Kinh tế. Thủ tướng Chính phủ lập phương án khu quy hoạch trình Quốc hội phê duyệt. Đồng thời, nếu Quốc hội thông qua dự án của Thủ tướng Chính phủ thì UBND tỉnh sẽ lập quy hoạch 1/500 trình Chính phủ. Sau khi Quốc hội thông qua quy hoạch 1/500, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch 1/2000 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Sau khi đồ án 1/2000 được phê duyệt, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công công trình lập đồ án quy hoạch 1/500 trình Ủy ban nhân dân cấp huyện/Quận phê duyệt. Cơ quan phê duyệt quy hoạch 1/500 Các cơ quan phê duyệt bao gồm: Bộ Xây dựng: Phê duyệt đồ án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thì được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt là vùng quy hoạch. Đây chỉ là quy định chung về thẩm quyền xét duyệt trong ngành quản lý hành chính.

    Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc

    Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, vào ngày 10 tháng 11 năm 2022 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức PPP. Mục tiêu dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc theo Quốc lộ 20. Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương, đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là các điểm "đen" về giao thông tại khu vực đèo Bảo Lộc. Tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại. Hình ảnh minh họa Thông tin cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có tổng chiều dài khoảng 66 km, trong đó: Trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); Tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc). Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.Điểm cuối Dự án tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng = 22 m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án.Xây dựng các công trình phục vụ khai thác, trung tâm điều hành, hệ thống giao thông thông minh, trạm thu phí, trạm kiểm tra kỹ thuật dừng nghỉ trên tuyến… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Đoạn dừng xe khẩn cấp: bố trí không liên tục tuân thủ theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốcGiai đoạn hoàn chỉnh: quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh bề rộng nền đường Bnền = 22,0m (04 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục). Tiến độ Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66km và sẽ đi qua địa bàn của tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu của dự án nối với cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và điểm cuối là tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng). Theo đề xuất của liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện), dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm 2023 và hoàn thành vào tháng 6/2026. Các địa phương trên tuyến đường cũng đã thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù và dự kiến quỹ đất tái định cư cho dự án. Tổng nhu cầu sử dụng đất cho dự án là khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha), và phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.