tuyen metro so 4 tp hcm

Tuyến Metro Số 4 TP HCM

Tuyến Metro số 4 TP HCM được bắt đầu từ Thạnh Xuân (Quận 12), đi qua Bến Thành (Quận 1), kết thúc tại khu vực cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và là tuyến Metro dài nhất trong số 8 tuyến đường sắt đô thị thành phố.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 109.680 tỷ VNĐ, được hứa hẹn sẽ làm giảm tải áp lực lớn cho giao thông đường bộ trong TP.HCM.

Thông tin tổng quan Tuyến Metro Số 4 TP HCM

Đơn vị quản lý: Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.

Chủ đầu tư dự án: Ngân hàng Xuất nhập khẩu KEXIM Hàn Quốc.

Hướng đi tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân (quận 12) – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành (quận 1) – Nguyễn Thái Học (Quận 1) – Tôn Đản (Quận 4) – Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7 – Huyện Nhà Bè) – Khu đô thị Hiệp Phước (Huyện Nhà Bè).

Thông số dự án tuyến Metro Số 4 TP HCM

Độ dài toàn tuyến khoảng 36,2km (trong đó có khoảng 19,9km đi trên cao và khoảng 16,3km đi ngầm dưới lòng đất).

Tổng số lượng ga: Có 32 ga (trong đó có 14 ga ngầm đất và 18 ga ở trên cao).

Hình thức đầu tư dự kiến: ODA, PPP…

Dự án tuyến metro số 4 lập quy hoạch 2 trạm bảo dưỡng kỹ thuật (depot) để bảo trì và sửa chữa đầu máy toa tàu. Trong đó:

Depot số 1 ở phường Thạnh Xuân (quận 12), có diện tích khoảng 27ha.

Depot số 2 ở Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) có diện tích khoảng 20ha.

Các giai đoạn chính triển khai tuyến Metro Số 4

Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã nghiên cứu và đưa ra 4 giai đoạn triển khai dự án tuyến metro số 4 Tp Hcm theo thông tin dự kiến như sau:

Giai đoạn 1: Từ công viên Gia Định đến đường Hoàng Diệu (quận 4), bao gồm depot tại Công viên Gia Định. Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,375km.

Giai đoạn 2: Từ công viên Gia Định đến điểm đầu của tuyến metro số 4 là ga Thạnh Xuân (Quận 12). Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,975km.

Giai đoạn 3: Từ đường Hoàng Diệu đến ga Phước Kiển Nhà Bè. Giai đoạn này có chiều dài khoảng 6,975km.

Giai đoạn 4: Từ Phước Kiển đến bến tàu Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Giai đoạn này có chiều dài khoảng 17,35km.

Bài viết quy hoạch Landz thông tin tuyến đường sắt đô thị Metro TP HCM:

5/5 - (1 vote)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Bản đồ Quận Tân Phú TP.HCM

    Bản đồ Quận Tân Phú - là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Địa danh Tân Phú có nguồn gốc hình thành cách đây hơn 50 năm, khi đó Tân Phú là một xã thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định. Tân Phú được lập ra bằng cách cắt đất từ hai xã khác là Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa, cùng nằm trong ranh giới quận Tân Bình. Qua thời gian phát triển, Tân Phú không chỉ là một quận với lịch sử lâu dài mà còn là một phần quan trọng trong cấu trúc đô thị của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Vị trí địa lý Quận Tân Phú Nằm ở phía bắc trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp quận Tân Bình.Phía tây giáp quận Bình Tân.Phía nam giáp Quận 6 và Quận 11.Phía bắc giáp Quận 12. Bản đồ Quận Tân Phú qua Google Maps Quận Tân Phú có diện tích tự nhiên là 1.606,98 ha và diện tích hành chính là 15,97 km². Dân số của quận tính đến năm 2019 là 485.348 người, với mật độ dân số đạt 30.391 người/km². Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, quận Tân Phú có tổng cộng 310.876 nhân khẩu. Quận Tân Phú được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa. Các tuyến đường chính Tân Phú Quận Tân Phú, nằm ở phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh, được thiết lập với một hệ thống giao thông được quy hoạch khá bài bản, giúp kết nối nhanh chóng với các khu vực lân cận. Dưới đây là một số tuyến đường nổi bật tại đây: Đường Lê Trọng TấnĐường Cộng HòaĐường Tân Kỳ Tân QuýĐường Hòa BìnhĐường Âu CơĐường Gò DầuĐường Hương Lộ 3Đường Kênh Tân HóaCác Tuyến đường Họ LêĐường Lũy Bán BíchĐường Phú Thọ HòaĐường Tây ThạnhĐường Tân Sơn NhìĐường Bờ Bao Tân ThắngĐường Trường ChinhĐường Vườn LàiVà nhiều tuyến đường khác Địa điểm hấp dẫn tại Quận Tân Phú Quận Tân Phú không chỉ là một nơi sống sôi động mà còn là điểm đến thuận lợi cho việc mua sắm và thưởng thức ẩm thực. Với nhiều trung tâm thương mại và siêu thị đa dạng như AEON, Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, cùng chuỗi cửa hàng tiện lợi Bách Hóa Xanh… Khu công nghiệp Tân Bình, một trong những Khu công nghiệp trọng điểm của TP Hồ Chí Minh Quận Tân Phú còn được ví như thiên đường ẩm thực với nhiều địa điểm ăn uống hấp dẫn. Ẩm thực ở đây không chỉ đa dạng mà còn rất đặc sắc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của những người yêu thưởng thức ẩm thực từ mọi miền đất nước và thế giới. Dự án căn hộ Quận Tân Phú Sở hữu nhiều dự án căn hộ nổi bật, mang đến nhiều lựa chọn đa dạng cho người mua nhà. Dưới đây là một số dự án căn hộ Quận Tân Phú đáng chú ý: Celadon CityOriental Plaza 685 Âu CơCăn hộ RichStarAn Gia GardenRes Green TowerChung cư đường Âu CơChung cư đường Độc LậpChung cư đường Gò DầuChung cư đường Huỳnh Văn ChínhChung cư đường Lương Minh Nguyệt

    Đô thị Kim Long, Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

    Vừa qua UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã duyệt đồ án Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 cho đô thị Kim Long, huyện Châu Đức đến năm 2030. Đây được xem là một bước quan trọng trong quá trình phát triển và quy hoạch đô thị này. Đô thị Kim Long sẽ có diện tích rộng 2.200 ha, được chia thành 4 phân khu và dự kiến quy mô dân số đến năm 2030 là khoảng 20.000 người. Huyện Châu Đức ở phía Tây Bắc của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với diện tích tự nhiên lớn hơn 42.000 ha. Huyện được định hướng để phát triển như một vùng tổng hợp với nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ, theo kế hoạch quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài đô thị Kim Long, huyện còn có các trung tâm phát triển quan trọng như thị trấn Ngãi Giao và các đô thị Suối Nghệ, Cù Bị. Đây là các khu vực có tiềm năng cho sự phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng của huyện Châu Đức và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông tin tổng quan đô thị Kim Long Ranh giới của đô thị Kim Long được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Xà Bang, phía Nam giáp xã Bàu Chinh, phía Đông giáp xã Quảng Thành, và phía Tây giáp xã Láng Lớn và xã Xà Bang. Điều này sẽ giúp xác định ranh giới và phạm vi phát triển của đô thị Kim Long, tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững và quản lý đô thị hiệu quả trong tương lai. Đô thị Kim Long sẽ đóng vai trò là một trung tâm quan trọng về kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp và du lịch cấp tiểu vùng liên xã phía Bắc của huyện Châu Đức. Đô thị Kim Long được chia thành 4 phân khu như sau: Phân khu số 1 có diện tích khoảng 600 ha và nằm dọc hai bên đường Trung tâm Kim Long và Quốc lộ 56. Đây là khu trung tâm của đô thị, bao gồm khu phát triển hỗn hợp với sự kết hợp giữa các loại hình nhà ở mật độ cao, khu dân cư - tái định cư, các công trình hành chính, thương mại dịch vụ, khu du lịch hồ Tầm Bó, và khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên với các đặc điểm địa hình như núi Hậu Cần và núi Gà Bươi, tương lai gần tạo ra một môi trường đa dạng và hấp dẫn cho cộng đồng và du khách. Phân khu số 2 (hơn 220 ha) nằm ở phía Bắc của đô thị và tập trung vào việc cải tạo và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu dọc theo Quốc lộ 56. Phân khu này có định hướng phát triển du lịch tâm linh liên quan đến Khu di tích địa đạo Kim Long. Phân khu số 3 (khoảng 470 ha) nằm ở vị trí trung tâm của đô thị, kéo dài dọc theo các đường chính như đường Kim Long - Láng Lớn và đường Ngãi Giao - Cù Bị. Phân khu này chủ yếu là khu dân cư hiện hữu, kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp và các công trình liên quan đến giáo dục, thể dục thể thao và khu du lịch. Phân khu số 4 (khoảng 916,18 ha) tập trung vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, với sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ lưu vực và hồ Kim Long, hồ cấp nước quan trọng phục vụ cho toàn bộ đô thị Kim Long.

    Thành Phố Tân Uyên

    Tân Uyên nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, có một vị trí địa lý chi tiết như sau: Phía đông, nó giáp với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, qua dòng sông Đồng Nai, và huyện Bắc Tân Uyên. Phía tây, tiếp giáp với thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát. Phía nam Tân Uyên kề với thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cùng với các thành phố Dĩ An và Thuận An. Phía bắc giáp với huyện Bắc Tân Uyên. Thành phố Tân Uyên có diện tích tổng cộng là 191,76 km² và theo thống kê năm 2022, dân số của Tân Uyên đạt 466.053 người, tạo ra mật độ dân số đạt 2.430 người/km². Tân Uyên đang phát triển thành một trong những đô thị trung tâm quan trọng ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương. Tình hình kinh tế của Tân Uyên đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua và duy trì ở mức ổn định và cao, trung bình đạt trên 13%. Tân Uyên lên Thành Phố Ngày 13/2/2023, UBTV Quốc Hội đã quyết định thành lập thành phố Tân Uyên, thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Tân Uyên đã được thành lập với diện tích tự nhiên 191,76 km2, dân số 466.053 người, 10 phường và 2 xã của thị xã Tân Uyên. Với việc thành lập này, tỉnh Bình Dương hiện có 4 thành phố, 1 thị xã, 4 huyện và 91 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Tân Uyên là một trung tâm cho ngành công nghiệp và dịch vụ, đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cũng như đô thị hóa phía đông nam tỉnh. Năm 2018, địa phương này đã được công nhận đạt tiêu chuẩn của một đô thị loại III. Nâng cấp Tân Uyên lên thành một thành phố sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của người dân và đóng góp cho tỉnh và khu vực. Kinh tế địa phương này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm 90% và đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng cho ngân sách. Tân Uyên phát triển mạnh mẽ Đến năm 2020, Tân Uyên đã thu hút gần 4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, ngành công nghiệp chiếm hơn 70% tỷ trọng, trong khi ngành thương mại và dịch vụ chiếm khoảng 27%. Mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 12%, và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng trên 18%. Thành phố Tân Uyên Bình Dương hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Nam Tân Uyên và VSIP, 3 cụm công nghiệp và khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Tỉnh đang tiến hành xây dựng và nâng cấp nhiều dự án quan trọng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn. Tân Uyên là khu vực có dân số đông đúc, vượt qua cả Dĩ An với hơn 416.000 người, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Bình Dương đã sử dụng hầu hết quỹ đất cho các cơ quan hành chính và hệ thống tiện ích cao cấp theo kế hoạch phát triển thành phố thông minh. Vì vậy, trung tâm công nghiệp của tỉnh đang chuyển dịch về Tân Uyên, tập trung vào các ngành công nghệ. Hạ tầng giao thông nổi bật tại Thành Phố Tân Uyên Tân Uyên được đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông để kết nối với các khu vực trọng điểm của tỉnh Bình Dương và trung tâm kinh tế của vùng TP.HCM cũng như các tỉnh Tây Nguyên. Với hơn 64 tuyến đường kết nối, bao gồm cả việc nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có như DT 747, DT 746, DT 746B, Tân Uyên đang tạo ra sự thuận lợi cho việc di chuyển và phát triển kinh tế. Ngoài ra, việc đầu tư vào các dự án trọng điểm như đường Vành Đai 4 đoạn Bình Dương, đường Vành Đai trong, đường 30-4, phố đi bộ Tân Uyên, tuyến Metro Dĩ An – Tân Uyên, và metro thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân. Cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước cũng là một dự án quan trọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vùng miền. Bình Dương đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp và công nghệ cao, thành phố thông minh, văn minh và đáng sống.Tân Uyên sẽ trở thành thành phố thứ tư trực thuộc tỉnh Bình Dương, điều này sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào phát triển và nâng cấp hạ tầng giao thông cùng với các tiện ích khác để thay đổi diện mạo đô thị. Theo kế hoạch phát triển nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố Tân Uyên sẽ dành nguồn vốn đầu tư lên đến 22.179 tỷ đồng để triển khai các dự án nâng cấp đô thị. Đây cũng là động lực lớn cho thị trường bất động sản, bán nhà đất Bình Dương phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

    Sông Vàm Cỏ Đông

    Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông có nguồn gốc từ vùng đồng bằng trũng thấp ở Campuchia và sau đó chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, xã Thành Long, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Từ đó, nó chảy qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu và Trảng Bàng (đều thuộc tỉnh Tây Ninh), có chiều dài khoảng 98 km trong tỉnh Tây Ninh. Sau đó, sông này chảy qua một đoạn dài khoảng 6 km làm ranh giới giữa hai tỉnh Tây Ninh và Long An. Tiếp đó, Sông Vàm Cỏ Đông tiếp tục chảy vào địa phận tỉnh Long An sau khi đi qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức và Cần Đước với thủy trình khoảng 86 km. Ở đây, nó kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ, sau đó đổ vào sông Soài Rạp và cuối cùng chảy ra biển Đông. Sông cùng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực, góp phần vào sự phát triển và duy trì cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lộ trình & Cây cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có tổng chiều dài khoảng 280 km, trong đó phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190 km. Lưu vực sông này rộng khoảng 8.500 km². Đây là một trong những con sông quan trọng trong hệ thống sông ngòi và sông rạp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Tại Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc, bắt đầu từ khu vực Bến Cầu và cảng Bến Kéo, sau đó chảy qua Gò Dầu Hạ và tiếp tục xuôi hướng đông nam, đi qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu tại Tân Trụ, tạo thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ, rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến Tây Ninh hoặc ngược lại từ Tây Ninh đến các tỉnh khác, chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng Bến Kéo ở huyện Hòa Thành là một ví dụ điển hình về sự tấp nập của hoạt động vận tải hàng hóa trên sông. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Tây Ninh đã đề ra kế hoạch quy hoạch xây dựng 8 cây cầu mới trên sông Vàm Cỏ Đông nhằm cải thiện hệ thống giao thông và kết nối giữa các vùng trong tỉnh. Các cây cầu này bao gồm: Cầu Băng Dung: Kết nối xã Biên Giới với xã Phước Vinh, huyện Châu Thành.Cầu Bến Trường: Kết nối xã Hòa Hội với xã Hảo Đước, huyện Châu Thành.Cầu Ninh Điền: Kết nối xã Ninh Điền với xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.Cầu Trường Đông: Kết nối xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành với xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành.Cầu Thạnh Đức: Kết nối thị trấn Bến Cầu với xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu.Cầu Hiệp Thạnh: Kết nối xã Lợi Thuận với xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu.Cầu trên đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài.Cầu Phước Chỉ - Lộc Giang: Kết nối xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng. Địa phận Long An Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, và Cần Đước của tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài khoảng 86 km. Sau đó, nó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây để tạo thành sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An, có chiều dài 35 km, trước khi đổ ra biển Đông. Trên sông có nhiều cầu quan trọng, bao gồm cầu Đức Huệ (nối thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa với thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ - Long An), cầu Đức Hòa (trên Quốc lộ N2), cầu nối Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (đã thi công), và cầu Bến Lức (Long An). Các cầu này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các vùng và địa phương, cải thiện giao thông, và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội trong khu vực.

    Cầu vượt Củ Chi

    Cầu vượt Củ Chi nằm trên tuyến đường Xuyên Á (Quốc Lộ 22) bắc ngang qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8. Đây là công trình giao thông quan trọng của khu vực, có nhiệm vụ giảm tải giao thông giúp cho giao lộ di chuyển thuận tiện hơn. Thông tin về cầu vượt Củ Chi Nằm trong kế hoạch nâng cấp hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Bắc, cầu vượt Củ Chi là cầu vượt trên cao có chiều dài 80m, chiều rộng 15m. Thuộc địa phận thị trấn Củ Chi là nơi được xác định là trung tâm hành chính Huyện và có thể là Thành Phố Củ Chi sau này. Xung quanh cầu vượt Củ Chi là khu trung tâm hành chính, với các dịch vụ công nổi bật như: công viên quảng trường Củ Chi, trung tâm văn hóa, Công an, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, bến xe Củ Chi, Chi cục thuế Huyện, trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn... Huyện Củ Chi cách trung tâm thành phố khoảng 33 km, Huyện có diện tích gần 435 km2, dân số năm 2019 là hơn 462.000 người, mật độ dân số đạt 1063 người/1km2 Khu Tây Bắc đang ngày càng khẳng định được đóng góp của mình cho nền kinh tế chung của TP HCM, với lợi thế quỹ đất còn dồi dào, định hướng quy hoạch rõ ràng dài hạn, tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Cầu vượt Củ Chi giúp giao thông di chuyển thuận tiện hơn Đây là đoạn có đến 5 ngã đường giao thông với nhau, cộng với khu dân cư hiện hữu đông trong khu vực, lưu lượng di chuyển trên các tuyến đường hàng ngày là khá lớn. Cho nên cầu vượt đóng vai trò rất cần thiết cho việc giảm tải giao thông, giúp cho người dân, xe hàng hóa ... di chuyển thuận lợi hơn. Từ cầu vượt thị trấn Củ Chi đi về Đức Hòa Long An, thông qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8 đi qua cầu Thầy Cai chỉ mất khoảng 10 phút đi xe máy. Từ các Quận TP HCM muốn đi Cầu vượt Củ Chi: như về trung tâm huyện Hóc Môn, hay trung tâm quận 12 thông qua tuyến đường Quốc lộ 22 chỉ mất từ 30 đến 40 phút trên một trục đường khá thuận tiện. Địa điểm giao lộ tỉnh lộ 8, Quốc Lộ 22, đường Nguyễn Văn Khạ được xem là điểm kết nối quan trọng của khu vực Tây Bắc, từ đây đi về Tây Ninh chỉ mất khoảng 10 km. Hướng đi từ Cầu vượt Củ Chi tới ngay cửa khẩu Mộc Bài khoảng 35km, là nơi giao thương hàng hóa thương mại cực kỳ nhộn nhịp, sầm uất. Đi về hướng Đông, theo tuyến đường Tỉnh Lộ 8 Củ Chi, qua cầu Phú Cường chỉ khoảng 24km là tới ngày trung tâm thành phố Thủ Dầu Một Bình Dương. Các tuyến đường chính trên có thể chỉ đường về cầu vượt Củ Chi giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn. Gần Cầu Vượt Củ Chi có địa điểm du lịch nào hay? Địa đạo Củ Chi Địa Đạo Củ Chi Là mạng lưới hầm ngầm phức tạp nằm ở địa chỉ đường Tỉnh lộ 15, Phú Hiệp, huyện Củ Chi, ngoại ô phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong những biểu tượng lịch sử quan trọng của Việt Nam, liên quan đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Địa đạo Củ Chi là một phần của chiến lược phòng thủ và tiến công của người Việt Nam Cộng, giúp họ tổ chức cuộc sống hàng ngày và tiến hành các chiến dịch chống lại quân đội Mỹ và các lực lượng địa phương đồng minh. Hiện nay, một phần của Địa đạo Củ Chi đã được bảo tồn và mở cửa cho khách du lịch. Du khách có thể tham quan và khám phá các hầm ngầm, học hỏi về lịch sử và cách cuộc sống diễn ra trong thời kỳ chiến tranh. Địa đạo Bến Dược Vị trí Tổ 6 - ấp Quốc lộ 22, Phước Thạnh, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, noi này cũng là một di tích nổi tiếng từ thời kỳ kháng chiến. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm việc đi sâu xuống lòng đất để tự mắt thấy những con đường hầm với thiết kế phức tạp. Trong thời kỳ kháng chiến, địa đạo Bến Dược trở thành nơi làm việc của các lãnh đạo và chỉ huy. Nơi đây vừa là nơi tiến hành phẫu thuật, thảo luận chiến lược, lưu trữ lương thực và vũ khí... Nông Trang Xanh (Green Noen) Green Noen hình thực tế Green Noen có địa chỉ tại ấp TP 816/18 Nguyễn Thị Rành, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, ra đời vào năm 2010 với diện tích hơn 60 ha. Đây là mô hình đáng chú ý cho sản xuất nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái, được thực hiện theo tư duy trang trại của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nông Trang Xanh là một ví dụ điển hình trong số các trang trại hiếm hoi nằm ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Khu nông trại  tạo cảm giác khác biệt, với không khí trong lành và tươi mát, trái ngược hoàn toàn với sự ồn ào của thành thị. Tại Nông Trang Xanh, du khách có thể cảm nhận sự thư thái trong một không gian yên bình nằm giữa vùng đồng quê tươi đẹp. Dịch vụ cắm trại qua đêm cũng được cung cấp tại đây, mang đến một không gian bình yên giữa thiên nhiên hùng vĩ. Từ Cầu Vượt Củ Chi tới Green Noen chỉ mất khoảng 15-20 phút đi xe. Mua bán nhà đất Củ Chi

    Cầu Vàm Cái Sứt Đồng Nai

    Hạng mục xây dựng cầu Vàm Cái Sứt là một phần quan trọng của dự án Xây dựng Hương lộ 2 tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với tổng vốn đầu tư là 1.500 tỉ đồng. Ngày 02/10/2020 là ngày chính thức khởi công của công trình này. Cầu Vàm Cái Sứt sẽ kết nối Hương Lộ 2 với Cao tốc Dầu Giây – Long Thành – Thành Phố Hồ Chí Minh và giúp rút ngắn khoảng cách giữa các khu đô thị tại TP.HCM và khu vực Long Thành trong tương lai. Tuyến Hương lộ 2 kết nối từ Quốc lộ 51 đến Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và được chia thành 3 dự án thành phần. Đoạn đường được chia thành 2 phần: đoạn 1 dài 1,9 km từ Quốc lộ 51 đến Khu Đô thị Long Hưng & Đại đô thị Aqua City với hạng mục Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt với mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng; đoạn 2 dài 8 km từ Khu Đô thị Long Hưng đến đường Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến đường Hương Lộ 2 Đồng Nai có thiết kế với chiều rộng vỉa hè là 6m mỗi bên. Vì vậy, có thể điều chỉnh diện tích để xây dựng đường. Sau khi xây dựng xong, công trình sẽ được bù đắp và các dự án sẽ được triển khai hai bên đường. Để phát huy giá trị đồng bộ của Hương Lộ 2, Bộ Giao Thông Vận Tải yêu cầu UBND tỉnh cần đẩy mạnh triển khai xây dựng đoạn 1 và hỗ trợ việc triển khai xây dựng đoạn 2 của dự án. Theo thiết kế, đoạn 2 của Hương Lộ 2 kết nối từ ranh giới xã Long Hưng đến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, có chiều dài khoảng 5,7km. Dự án này được 2 doanh nghiệp, Công ty CP Kinh doanh Golf Long Thành và Công ty CP Amata đăng ký thực hiện. Tiến độ Cầu Vàm Cái Sứt năm 2023 Phần cầu chính sẽ hoàn tất Quý 2 năm 2023 Cầu Vàm Cái Sứt Đồng Nai trên hương lộ 2 nối dài, TP. Biên Hòa đã đạt đến 65% tổng khối lượng công việc. Dự kiến, phần cầu chính sẽ hoàn thành thi công trong quý III-2023. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một hộ dân tại đoạn đường đầu cầu phía M2 chưa được bàn giao mặt bằng (khoảng 71m dài), do đó các công việc như đóng cọc cát để xử lý nền đất yếu và đắp đất gia tải để đạt độ lún cố kết chưa thể tiến hành, thời gian chờ để đạt độ lún cố kết, theo hồ sơ kỹ thuật. Tuy nhiên, đã có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề mặt bằng. Hộ dân này đã nhận tiền và đồng ý với mức đền bù và giải tỏa. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Biên Hòa đang chuẩn bị các thủ tục để tiến hành thanh toán tiền cho hộ dân này. Dự kiến vào ngày 20-3, mặt bằng sẽ được bàn giao, giúp đơn vị thi công triển khai công việc một cách thuận lợi.