bản đồ quy hoạch huyện củ chi mới nhất

Quy Hoạch Củ Chi Mới Nhất Hiện Nay


Quy hoạch Huyện Củ Chi mới nhất hiện nay, trực thuộc khu đô thị phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng quy mô lên đến 6000 hecta vị trí bao gồm một phần thuộc Hóc Môn và hầu hết nằm tại khu vực huyện Củ Chi.

Tại các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung và xã Hiệp Phước, Tân Thạnh Đông, Hòa Phú… đường phân chia bởi tuyến đường quốc lộ 22 (Xuyên Á) cho đến giáp ranh Long An, khu vực hướng Tây Nam.

Củ Chi là một huyện ngoại thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đây là một vùng đất lâu đời có lợi thế phát triển mạnh về nông nghiệp và công nghiệp. Vị trí trực thuộc khu công nghiệp Tây Bắc là nơi thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp ngoài nước và trong nước về đầu tư.

Với lợi thế còn nhiều quỹ đất, được quy hoạch sau nên khá bài bản. Có tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 22 (Xuyên Á) thuận tiện kết nối các địa phương lân cận. Với nhiều chính sách ưu đãi phát triển các khu đô thị vệ tinh của TP HCM, hiện nay Củ Chi được xem là một mảnh đất màu mỡ dành cho nhiều nhà đầu tư.

tuyến đường quốc lộ 22

Quỹ đất dành cho kĩ thuật, giải trí, giáo dục tại Củ Chi

Khu vực xử lý chất rắn rác thải của thành phố: có quy mô 822 hecta tại vị trí xã Hiệp Phước, 1 phần Xã Thái Mỹ Huyện Củ Chi.

Khu Thảo Cầm Viên Sài Gòn với tổng diện tích 485 hecta nằm tại xã Phú Mỹ Hưng và một phần xã An Nhơn Tây Củ Chi.

Khu quân sự Trường bắn, bộ chỉ huy quân sự thành phố với quy mô 71 hecta nằm trong địa phận xã Phú Mỹ Hưng Củ Chi

Khu dành cho cho khuôn viên trường ngành y tế thành phố: có tổng diện tích khoảng 100 hecta nằm tại xã Phước Hiệp Củ Chi.

Chi nhánh mới trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng ảnh sẽ có quy mô khoảng 30 ha nằm tại xã Phú Hòa Đông. Chi nhánh trường Đại học Hồng Bàng mới với tổng quy mô 40 hecta thuộc xã Phú Hòa Đông.

Trường Đại học Dân lập Củ Chi mới có quy mô khoảng 20 hecta sẽ có vị trí thuộc xã An Nhơn Tây. Trường công nhân kỹ thuật huyện Củ Chi với quy mô khoảng 5 hecta sẽ thuộc trung tâm thị trấn Củ Chi và một phần xã Phước Vĩnh An.

Khu công viên giải trí quốc tế Thế có tổng quy mô lên đến 150 hecta sẽ thuộc xã Tân Phú Trung gần tuyến quốc lộ 22.

Khu công viên văn hóa lịch sử Gia Định – Sài Gòn với tổng diện tích lên đến 100 hecta nằm trong địa phận xã xã An Nhơn Tây. Khu nghĩa trang chính sách thành phố cũng với quy mô 100 hecta sẽ nằm tại địa phận xã Phú Hòa Đông

Khu phim trường thuộc xưởng phim Đài truyền hình Thành phố HTV với quy mô  khoảng 5 hecta vị trí tại tuyến đường Tỉnh Lộ 8 thuộc xã Hòa Phú huyện Củ Chi.

cầu vượt Củ Chi, khu trung tâm hành chính

Các cụm khu công nghiệp Củ Chi nổi bật

  • Khu công nghiệp Tân Phú Trung giai đoạn 1 với quy mô lên đến 610 hecta thuộc xã Tân Phú Trung.
  • Khu công nghiệp Tân Quy 150 hecta thuộc xã Tân Thạnh Đông.
  • Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2 hai với tổng diện tích lên đến 170 hecta thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ Củ Chi.
  • Khu công nghiệp cơ khí ô tô thành phố tại xã Tân Thạnh Đông Hòa Phú với 110 hecta.
  • Khu công nghiệp Bàu Trắng thuộc xã Thuận Đức với quy mô 300 hecta.
  • Khu công nghiệp xã Thái Mỹ với địa hình giáp ranh Trảng Bàng Tây Ninh, có tổng quy mô 200 hecta.

Các cụm khu công nghiệp sạch và nhỏ hơn, được hình thành gần các khu dân cư tại các tuyến đường như Võ Văn Bích thuộc xã Bình M, tuyến đường Tỉnh Lộ 2 Tân Phú Trung, tuyến đường Hồ Văn Tắng khu Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung. Ngã Tư Sở là đoạn giao giữa tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 2 trực thuộc các xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ.

Quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2030

đường vành đai 3 củ chi

Giai đoạn từ năm 2020 cho đến 2030, Củ Chi tập trung nghiên cứu và tiến hành xây dựng mở rộng các tuyến đường chính như quốc lộ 22 (Xuyên Á), tuyến đường cao tốc Mộc Bài từ Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh.

Gấp rút triển khai về vấn đề giải phóng mặt bằng, các tuyến đường Vành Đai 3 đoạn Củ Chi và vành đai 4 nối liền các tỉnh vệ tinh TP HCM, để giảm áp lực giao thông trên các vùng trung tâm thành phố

Nghiên cứu về tuyến đường Metro nối từ Thủ Thiêm – Bến Thành đến Tham Lương, nối đến khu vực Tây Bắc TP Hồ Chí Minh là huyện Củ Chi. Tuyến đường sắt liên tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài đi theo tuyến đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài phù hợp với tầm nhìn 2030 quy hoạch Củ Chi.

Thông tin bản đồ các xã tại Huyện Củ Chi

Bản đồ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi

Vị trí xã Bình Mỹ nằm ngay phía Đông Nam của huyện Củ Chi, giáp giới với:

  • Phía Đông: Giáp với TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương đi qua tuyến đường Tỉnh Lộ 8
  • Phía Tây: Giáp với xã Hòa Phú và Tân Thạnh Đông, Hòa Phú
  • Phía Nam: Giáp với huyện Hóc Môn và quận 12 thông qua đường Tỉnh Lộ 9 (Hà Duy Phiên)
Bản đồ Quy Hoạch Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
Bản đồ Quy Hoạch Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi

Theo như Bản đồ quy hoạch xã Bình Mỹ huyện Củ Chi mới nhất thì diện tích đất hiện được phân chia thành các loại sử dụng khác nhau.

Quy hoạch Đất khu dân cư xã Bình Mỹ : Khu vực đất đai được dùng để xây dựng nhà ở, các công trình sản xuất để người dân an cư… Loại đất này được sẽ cần phải xin cấp giấy phép xây dựng mới được phép xây dựng.

Quy hoạch đất quy hoạch công cộng xã Bình Mỹ : Khu vực đất được dùng để hình thành các công trình công cộng phục vụ cho toàn dân, như các tiện ích công cộng.

Quy hoạch đất khu công nghiệp Bình Mỹ: Đất này thường ở xa trung tâm thành phố, được dùng để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, giảm tải bớt áp lực về đất cho khu vực các Quận TP HCM.

Đất quy hoạch dự trữ: Khu vực đất này được dùng để trồng lúa, trồng cây trái các loại. Diện tích đất quy hoạch dự trữ này có thể được chuyển thành đất dân cư hoặc đất phục vụ công trình công cộng trong tương lai.

Bản đồ Xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi

1 phần bản đồ quy hoạch xã Tân Thạnh Đông

Xã Tân Thạnh Đông nằm trong huyện Củ Chi với diện tích rộng 26,50 km2 và dân số vào năm 2021 là 48.330 người, với mật độ dân số đạt 1.823 người/km2.

Theo bản đồ Quy hoạch xã Tân Thạnh Đông, vị trí giáp với xã Bình Mỹ và xã Hòa Phú phía Đông, xã Tân Phú Trung phía Tây, cùng với xã Tân Thạnh Tây và xã Trung An phía Nam. Địa bàn xã Tân Thạnh Đông Củ Chi có nhiều tuyến đường lớn nổi bật như:

  • Đường tỉnh lộ 15, đoạn từ Cầu Xáng Hóc Môn đến Ngã Tư Tân Qui, với lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.
  • Đường Hồ Văn Tắng, nối với tỉnh lộ 15 và chạy dài về xã Tân Phú Trung, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 10km.
  • Đường Nguyễn Kim Cương, cũng giao với nút giao thông tỉnh lộ 15 và đường Hồ Văn Tắng, có lộ giới rộng 40m và chiều dài khoảng 7km.
  • Đường tỉnh lộ 8, đi qua Cầu Phú Cường và Tân Thạnh Đông, kết nối với ngã tư Tân Qui.

Bản đồ xã Hòa Phú

Hòa Phú, một xã thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Có diện tích khá rộng với 9,10 km², dân số năm 2021 là 18.923 người và mật độ dân số là 2.079 người/km².

Bản đồ xã An Nhơn Tây

An Nhơn Tây là một xã thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích rộng 28,90 km², xã có dân số đến năm 2021 là 19.397 người, với mật độ dân số đạt 671 người/km².

Bản đồ xã Nhuận Đức

Nhuận Đức, một xã thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, sở hữu diện tích 21,83 km². Năm 2021, dân số của xã này là 15.517 người, với mật độ dân số đạt 710 người/km².

Bản đồ xã Phạm Văn Cội

Phạm Văn Cội, một xã thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, có diện tích rộng là 23,20 km². Năm 2021, dân số của xã này là 8.805 người, với mật độ dân số đạt 379 người/km².

Bản đồ Phú Hòa Đông

Phú Hòa Đông, một xã thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, có diện tích là 21,79 km². Năm 2021, dân số của xã này đạt 30.830 người, với mật độ dân số là 1.414 người/km².

Bản đồ xã Phú Mỹ Hưng

Xã Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích 24,45 km², xã này có dân số tính đến năm 2021 là 8.199 người, với mật độ dân số đạt 335 người/km².

Bản đồ xã Phước Hiệp

Xã Phước Hiệp nằm trong huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích 19,64 km², xã này có dân số tính đến năm 2021 là 14.002 người, mật độ dân số đạt 712 người/km².

Bản đồ xã Phước Vĩnh An

Xã Phước Vĩnh An là một đơn vị hành chính thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm huyện, xã giáp các đơn vị xung quanh như xã Tân Thạnh Tây ở phía đông, thị trấn Củ Chi và xã Tân An Hội ở phía tây, các xã Tân Thông Hội và Tân Phú Trung ở phía nam, và xã Phú Hòa Đông ở phía bắc.

Diện tích của xã là 16,24 km², với dân số tính đến năm 2021 là 26.550 người, mật độ dân số đạt 1.634 người/km².

Bản đồ xã Tân An Hội

Xã Tân An Hội thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích tự nhiên là 30,24 km², xã này có dân số tính đến năm 2021 là 35.327 người, mật độ dân số đạt 1.168 người/km².

Bản đồ xã Tân Phú Trung


Xã Tân Phú Trung thuộc huyện Củ Chi, với diện tích tự nhiên là 30,78 km². Dữ liệu thống kê cho biết rằng, đến năm 2021, xã này có dân số là 50.913 người, mật độ dân số đạt 1.654 người/km².

Bản đồ xã Tân Thạnh Tây

Xã Tân Thạnh Tây, nằm trong huyện Củ Chi, có diện tích tự nhiên là 11,48 km². Dữ liệu thống kê cho biết rằng, đến năm 2021, xã này có dân số là 16.702 người, mật độ dân số đạt 1.454 người/km².

Bản đồ xã Tân Thông Hội

Xã Tân Thông Hội, tọa lạc trong huyện Củ Chi, có diện tích tự nhiên rộng lớn là 17,88 km². Dữ liệu thống kê đến năm 2021 cho biết rằng, xã này có dân số là 52.299 người, với mật độ dân số đạt 2.925 người/km².

Bản đồ xã Thái Mỹ

Xã Thái Mỹ thuộc huyện Củ Chi, có vị trí nằm ở phía tây huyện. Xã giáp với các địa phương lân cận như xã Phước Hiệp và xã Phước Thạnh ở phía đông, tỉnh Long An ở phía tây và phía nam, cũng như tỉnh Tây Ninh ở phía bắc. Với diện tích tự nhiên là 24,14 km², xã Thái Mỹ có dân số tính đến năm 2021 là 14.878 người, đạt mật độ dân số là 616 người/km².

Bản đồ xã Trung An

Xã Trung An là một đơn vị hành chính thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích tự nhiên là 19,99 km², xã Trung An tính đến năm 2021 có dân số là 26.809 người, đạt mật độ dân số là 1.341 người/km².

Bản đồ xã Trung Lập Thượng

Xã Trung Lập Thượng huyện Củ Chi với diện tích tự nhiên rộng 23,23 km², xã Trung Lập Thượng có dân số tính đến năm 2021 là 13.149 người, mật độ dân số đạt 566 người/km².

Bản đồ xã Trung Lập Hạ

Xã Trung Lập Hạ thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích tự nhiên rộng 16,99 km², xã Trung Lập Hạ có dân số tính đến năm 2021 là 15.441 người, mật độ dân số đạt 908 người/km².

5/5 - (25 votes)

Bạn đang quan tâm bất động sản khu vực nào?

Hãy để lại thông tin, đội tư vấn chuyên nghiệp sẽ liên hệ với bạn

    Bài viết liên quan

    Đường Tỉnh Lộ 9 Củ Chi Tp Hcm

    Đường Tỉnh lộ 9 được xem trục đường huyết mạch tại khu vực Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường này nằm phần lớn trong địa phận huyện Củ Chi, TP.HCM. Theo như đánh giá của Bất Động Sản Landz đây là tuyến đường rất quan trọng trong việc giúp kết nối giao thông nhanh hơn tới trung tâm Tp Hcm và các khu vực tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Long An, Tây Ninh… Hiện nay có rất nhiều khu dân cư hiện hữu, tiện ích đường - trường - trạm nằm dọc và phát triển theo tuyến đường Tỉnh lộ 9 Củ Chi, là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Thông tin về đường Tỉnh Lộ 9 Củ Chi Tuyến Tỉnh Lộ 9 Củ Chi có điểm đầu giao với đường Tỉnh lộ 8 (TL8) tại cầu Phú Cường (giáp ranh Bình Dương),  và điểm cuối giao với cầu Rạch Tra thuộc xã Bình Mỹ huyện Củ Chi. Tổng chiều dài của dự án khoảng 5,76 km, nhu cầu sử dụng đất tương đương 17,28 ha. Mở rộng nâng cấp đường Tỉnh lộ 9 Dự án chính thức khởi công vào tháng 10/2018, là công trình liên hợp phụ, có vận tốc thiết kế đường tốc độ 60km/h, tải trọng xe trên 10 tấn, tiêu chuẩn kỹ thuật phần cầu là cầu bê tông cốt thép. Đối với phần cầu nâng cấp mở rộng, nên để cầu hoàn thành có tổng diện tích mặt cắt ngang đường B=30m. Đơn vị đề xuất dự án là liên danh Công ty Cổ phần Fecon-Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc và Tài chính R.C-Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons-Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BMT với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Đã được hoàn thành vào tháng 4 năm 20222, được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông vận tải TP.HCM tổ chức lễ thông xe dự án sửa chữa, nâng cấp Tỉnh lộ 9. Tuyến đường hiện nay đảm bảo theo tiêu chuẩn đường đô thị, tuyến đường giao thông mới được có mặt cắt ngang 30m, 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, vành đai cách ly và vỉa hè hai bên. Xây dựng hệ thống thoát nước dọc vỉa hè, cống ngang đường, tại các cống thoát nước đảm bảo thoát nước cho khu vực và tuyến đường. Đường Tỉnh lộ 9 Củ Chi góp phần không nhỏ trong việc phát triển hạ tầng giao thông khu vực Củ Chi và phía Tây Bắc TP HCM, giúp bất động sản khu vực gia tăng giá trị, kết nối hiệu quả với trung tâm TP và các tỉnh lân cận . Bất động sản nổi bật gần đường Tỉnh Lộ 9 https://landz.vn/du-an/lucky-garden-cu-chi/ https://landz.vn/du-an/the-residence-1/ Mua bán nhà đất Củ Chi

    Ngã tư Hóc Môn

    Ngã tư Hóc Môn nằm tại nút giao của các tuyến đường quan trọng bao gồm Quốc lộ 22 - đường Nguyễn Văn Bứa (đi hướng về Long An) và Lý Thường Kiệt (đi về hướng thị trấn Hóc Môn). Đây được xem là một điểm giao thông vô cùng quan trọng tại khu vực Tây Bắc TP HCM, kết nối huyện Hóc Môn tới với trung tâm của thành phố và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh và Bình Dương. Khu vực gần ngã tư Hóc Môn là nới có lưu lượng giao thông đông đúc hàng ngày, ven tuyến đường gần ngã tư là nhiều khu dân cư đã hiện hữu nhiều năm. Đi kèm theo là sự phát triển đa dạng các tiện ích, bao gồm hàng quán, dịch vụ, ngân hàng doanh nghiệp, văn phòng, dự án bất động sản và nhiều lĩnh vực khác. Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc TP HCM, có vị trí giáp ranh với Quận 12, Quận Bình Tân, Bình Chánh, Đức Hòa, Bình Dương và Củ Chi. Trong thời gian gần đây Hóc Môn đang trong quá trình nâng cấp và mở rộng hệ thống đường tỉnh lộ, đường liên vùng, và nội bộ. Huyện cũng được bao quanh bởi sông Sài Gòn, một con sông lớn tạo ra điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và sáng tạo tiềm năng cho phát triển kinh tế và du lịch. Ngoài ra, Hóc Môn cũng có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, và hương lộ phát triển khá hoàn chỉnh như:  Quốc lộ 22, Quốc lộ 1A và các tuyến đường chính như Lê Văn Khương, Bùi Công Trừng, Đặng Công Bỉnh, Đặng Thúc Vịnh đều cung cấp sự thuận tiện trong việc di chuyển giữa Hóc Môn và các Tỉnh, Quận và Huyện lân cận. Tiện ích nổi bật gần ngã tư Hóc Môn Khu vực quanh Ngã Tư Hóc Môn có nhiều tiện ích ngoại khu, bao gồm: Chợ Xuân Thới SơnChợ Hóc MônAeon Mall Hóc MônSiêu thị Coopmart Đỗ Văn DậySiêu thị Coopmart Hóc MônChợ đầu mối nông sản Hóc MônChợ Xuân Thới ThượngTrường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCMTrường Trung học phổ thông Lý Thường KiệtBệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc MônBệnh viện Đa khoa Xuyên ÁCông viên Nhật Rin Rin ParkTrung tâm văn hóa Hóc MônUBND huyện Hóc MônUBND xã Tân XuânUBND xã Xuân Thới ĐôngCánh đồng diều Hóc Môn … Trong thời gian tới Hóc Môn sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm bất động sản giá phải chăng nhưng không quá xa trung tâm thành phố. Thông tin về các dự án căn hộ chung cư và khu đô thị lớn tại Hóc Môn xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Với sự phát triển của các tuyến giao thông và hệ thống cơ sở hạ tầng, Hóc Môn không chỉ hấp dẫn với giá bất động sản thấp mà còn thu hút với cuộc sống dễ dàng tiếp cận các tiện ích và dịch vụ. Đây là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi và phát triển của các vùng ven đô thành phố, tạo ra cơ hội mới cho cả những người dân địa phương và những người đang tìm kiếm một không gian sống mới. Dự án căn hộ nổi bật gần Ngã Tư Hóc Môn HQC Hóc Môn HQC Hóc Môn là một dự án nhà ở xã hội tọa lạc tại đường Nguyễn Thị Sóc, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Dự án này được phát triển bởi Công ty Cổ phần TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân trên một tổng diện tích khoảng 11.889,3 m². Thiết kế dự án bao gồm tầng hầm, 4 tầng thương mại và 14 tầng căn hộ. Các căn hộ trong dự án có diện tích từ 42,2m² đến 69,9m². HQC Hóc Môn bao gồm tổng cộng 562 căn hộ và đã hoàn thành bàn giao vào năm 2017. Đây là một dự án nhà ở xã hội mang lại lựa chọn an cư phù hợp cho nhiều gia đình ở TP HCM. 9x An Sương Dự án 9x An Sương nằm tại số 380 Đường Song Hành, thuộc Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ dự án tới ngã tư Hóc Môn chỉ khoảng 5 phút. Khu căn hộ do Hưng Thịnh Corp làm đơn vị phát triển, có tổng diện tích 9.500 m² và bao gồm các loại hình sản phẩm như căn hộ, officetel và shophouse.  Thiết kế  2 block chung cư với 25 tầng nổi và 1 tầng hầm để đỗ xe. Tổng số lượng sản phẩm trong dự án là 967 sản phẩm, với diện tích căn hộ từ studio, 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, đến 3 phòng ngủ, có diện tích từ 36 m² đến 90 m². Kết hợp nhiều tiện ích nội khu như công viên nội khu, phòng sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi cho trẻ em, khu nhà hàng, khu tập thể dục và spa, và nhiều tiện ích khác.

    Cầu Nam Lý Thành Phố Thủ Đức

    Dự án cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, thuộc Thành Phố Thủ Đức đã được khởi công vào năm 2016. Tuy nhiên, do vướng mặt bằng từ tháng 4 năm 2019, công trình đã phải dừng lại sau khi hoàn thành 40% khối lượng. Cầu Nam Lý có thiết kế dài 750 m, trong đó phần cầu chính dài 449 m và rộng 20 m, còn đoạn đường dẫn có chiều rộng từ 30-37 m. Dự án cầu Nam Lý tại thành phố Thủ Đức có quy mô 2,69 ha và tổng mức đầu tư là 919 tỷ đồng. Chi phí cụ thể bao gồm chi phí xây dựng 423 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 403 tỷ đồng và các chi phí khác Cầu Nam Lý Đỗ Xuân Hợp tái khởi động năm 2023 Mới nhất, vào tháng 3 năm 2023, UBND TP Thủ Đức đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tổ chức một buổi lễ bàn giao mặt bằng và khởi công thi công cầu Nam Lý. Điều này đồng nghĩa với việc sau gần 4 năm tạm ngừng, dự án cầu Nam Lý đã chính thức được khởi động lại, tạo điều kiện cho việc hoàn thành và đưa công trình này vào sử dụng. Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, 50/54 hộ dân đã đồng ý di dời, tháo dỡ, và trả mặt bằng để làm cầu vượt Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, thành phố Thủ Đức. UBND thành phố Thủ Đức sẽ hợp tác cùng với chủ đầu tư để tiếp tục làm việc trực tiếp với 4 hộ dân còn lại, để vận động và hỗ trợ trong việc hoàn tất các thủ tục liên quan đến bàn giao mặt bằng. Dự kiến rằng toàn bộ quá trình bàn giao mặt bằng sẽ được hoàn thành trong tháng 6 năm 2023. UBND TP Thủ Đức đã nỗ lực vận động trong việc di dời và giải tỏa mặt bằng để đảm bảo rằng công trình cầu Nam Lý có thể tiếp tục thi công. Công trình này khi hoàn thành sẽ giải quyết nhiều vấn đề giao thông tại khu vực này và đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Dự kiến sau khi quá trình giao mặt bằng hoàn tất, trong vòng 14 tháng cầu Nam Lý sẽ được hoàn thành, kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình giao thông trên đường Đỗ Xuân Hợp, đồng thời giảm bớt tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.

    Khu tái định cư Dầu Giây 46ha

    Vào tháng 5/2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra Quyết định số 945/QĐ-UBND để tiến hành triển khai Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, được thông qua vào ngày 20 tháng 4 năm 2023 bởi Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ trương đầu tư cho dự án Khu tái định cư tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, theo quy hoạch, Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tổng diện tích hơn 46 ha và nằm ở vị trí có các đặc điểm sau: Phía Đông giáp với đất nông nghiệp.Phía Bắc giáp với dự án khu dân cư A1-C1.Phía Tây giáp với đất nông nghiệp.Phía Nam giáp với đất nông nghiệp. Tổng quan khu TDC Dầu Giây 46ha tỉnh Đồng Nai Quy hoạch TDC Dầu Giây Số vốn đầu tư dự kiến Dự án được xếp vào nhóm B với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 564,052 tỷ đồng. Trong khoản đầu tư này, phân bố chi tiết như sau: Tổng diện tích hơn 46 ha tại thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Dự án này thuộc nhóm B, và tổng mức đầu tư được dự kiến là khoảng 564,052 tỷ đồng. Khu TDC bao gồm nhiều khâu công việc quan trọng, trong đó chi phí xây dựng đạt khoảng 391,295 tỷ đồng, chi phí tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác là khoảng 58,695 tỷ đồng. Chi phí dự phòng ước tính là khoảng 81,620 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 31,442 tỷ đồng, và chi phí di dời hạ tầng là khoảng 1 tỷ đồng. Mục tiêu dự án Dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây có tính chất là dự án đầu tư xây dựng mới, được thiết kế với sự đồng bộ trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự án này có quy mô lớn và được cấu trúc thành từng phân khu chức năng riêng biệt. Quá trình sử dụng đất trong dự án được quản lý và thiết kế một cách hợp lý theo quy hoạch. Mục tiêu chính của việc đầu tư dự án Khu tái định cư thị trấn Dầu Giây là để tạo điều kiện tái định cư liên huyện cho những hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai, cũng như các dự án quan trọng cấp quốc gia. Đặc biệt, những dự án này thường đi qua khu vực thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Ngoài ra, dự án Khu TDC Dầu Giây 46ha đóng vai trò làm cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án phát triển hạ tầng giao thông, văn hóa, và xã hội trong thị trấn Dầu Giây và huyện Thống Nhất. Điều này giúp cải thiện môi trường sống và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực. Thời gian triển khai Thời gian thực hiện dự án được dự kiến từ năm 2023, bắt đầu từ khi bố trí vốn để thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến là tối đa 04 năm. Kế hoạch bố trí vốn cho dự án nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Điều này cho thấy sự cam kết của chính quyền và các bên liên quan trong việc triển khai dự án tái định cư này trong một khung thời gian cụ thể và hợp lý. Dầu Dây Đồng Nai hướng tới đô thị loại IV Theo lộ trình đề ra, Dầu Giây đang được lên kế hoạch để trở thành một đô thị loại IV vào năm 2030. Sự phát triển và nâng cấp hạ tầng, cùng với vị trí địa lý thuận lợi của Dầu Giây gần với các thành phố và khu vực khác như TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, Trảng Bom, Long Thành, Định Quán, sẽ có tác động tích cực đến phát triển của cả khu vực này. Vị trí địa lý chiến lược giữa các đô thị và khu vực khác nhau tạo cơ hội cho Dầu Giây trở thành một trung tâm kinh tế, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực. Sự ảnh hưởng này có thể bao gồm sự gia tăng trong lưu lượng giao thông, cơ hội đầu tư, và phát triển kinh tế và xã hội tổng thể của Dầu Giây và các khu vực lân cận.

    Cầu Ba Son TP.HCM

    Cầu Ba Son là cây cầu dây văng nằm bắc qua sông Sài Gòn, kết nối giữa Quận 1 và thành phố Thủ Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dự án xây dựng cầu này đã bắt đầu vào đầu năm 2015 và hoàn thành để đưa vào sử dụng vào năm 2022. Ban đầu, cầu này được gọi là cầu Thủ Thiêm 2. Sau đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thay đổi tên thành cầu Ba Son, để tôn vinh xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử của khu vực. Đây là một biểu tượng quan trọng của thành phố và một phần của hệ thống giao thông quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực quan trọng của thành phố. Thiết kế cầu Ba Son Công trình cầu Ba Son là một kiệt tác kiến trúc với tổng chiều dài 1.465 mét, trong đó phần cầu chính có độ dài 885,7 mét. Nhịp chính của cầu được thiết kế dây văng bất đối xứng, với một trụ tháp hình vòm cao 113 mét nghiêng về phía Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức. Để đảm bảo cầu đủ mạnh mẽ và ổn định, bề mặt của cầu được đỡ bằng tổng cộng 56 bó cáp dây văng. Cầu Ba Son là một công trình giao thông quan trọng với quy mô 6 làn xe, bao gồm 4 làn dành cho ôtô và 2 làn dành cho xe hỗn hợp. Cầu Ba Son có đường dẫn phía Quận 1 được chia thành ba nhánh: Nhánh chính trên đường Tôn Đức Thắng: Đoạn này dài 437 mét và rộng 17,5 mét, với 4 làn xe dành cho việc vượt qua giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh này kết nối với giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N1: Đoạn này dài 195,5 mét và được sử dụng cho hai làn xe từ Quận 1 vào Thành phố Thủ Đức. Bắt đầu từ Công trường Mê Linh, chạy theo đường Tôn Đức Thắng, song song với sông Sài Gòn, và cuối cùng nối vào cầu chính. Nhánh N2: Đoạn này dài 192,7 mét và dành cho hai làn xe từ Thành phố Thủ Đức vào Quận 1. Nhánh này chạy dọc theo cầu chính phía Quận 1 và kết nối xuống đường Tôn Đức Thắng trước khi đến giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn và Tôn Đức Thắng. Về việc đổi tên thành Cầu Ba Son Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ gắn biển tên mới cho hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, đó là cầu Ba Son và cầu Thủ Thiêm. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 2 đã được đổi tên thành cầu Ba Son, trong khi cầu Thủ Thiêm 1 vẫn giữ nguyên tên gọi là cầu Thủ Thiêm. Việc đặt tên cho hai cây cầu này, Ba Son và Thủ Thiêm, mang theo một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng và duy trì truyền thống lịch sử và văn hóa của thành phố. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội mà còn thể hiện sự tôn vinh và ghi nhớ đóng góp của các sự kiện và cá nhân trong quá khứ của thành phố. Cầu Ba Son đã chính thức khánh thành và thông xe vào ngày 28 tháng 4 năm 2022, đánh dấu một bước quan trọng trong phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh. Cây cầu này được hy vọng sẽ trở thành một biểu tượng kiến trúc nổi bật trên dòng sông Sài Gòn. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã nhấn mạnh rằng cả hai cây cầu Thủ Thiêm và Ba Son mang ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội của khu vực phía đông của thành phố. Thêm vào đó, hai địa danh Thủ Thiêm và Ba Son cũng có một liên hệ mật thiết với quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cây cầu này không chỉ cải thiện giao thông mà còn thể hiện sự phấn đấu và sự phát triển đầy tiềm năng của thành phố.

    Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

    Đại Học Quốc Gia TP HCM được thành lập vào tháng 1 năm 1995 và chính thức khánh thành vào tháng 2 năm 1996. Cơ sở của ĐHQG TPHCM được xây dựng trên một khu đất có tổng diện tích là 643,7ha bao gồm khu vực tại Thủ Đức, TP HCM và Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Kế hoạch phát triển và quy hoạch của ĐHQG TPHCM bắt đầu từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức, một dự án được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, dự án này đã được điều chỉnh và tái thiết kế, và chỉ vào năm 1996 nó được hoàn thiện và đi vào hoạt động với tên gọi ĐHQG TPHCM. Hiện nay, Đại Học Quốc Gia TP HCM đã trải qua hơn 25 năm phát triển kể từ thời Làng đại học Thủ Đức và ĐHQG TPHCM đã từng bước tiến hóa thành một khu đô thị đại học đáng chú ý. Khu vực này bao gồm một loạt các cơ sở quan trọng như: Các khu trung tâm điều hành.Trung tâm dịch vụ công cộng.Các trường đại học thành viên.Các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học.Trung tâm giáo dục quốc phòng.Trung tâm thể dục thể thao.Ký túc xá.Nhà công vụ.Công viên khoa học. Ngoài Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khu ĐHQG TPHCM còn bao gồm một số trường thành viên quan trọng như Trường Bách Khoa, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Quốc tế, Trường Công nghệ thông tin, Trường Kinh tế - Luật, và Trường Y. Thông tin tổng quan ĐHQG TPHCM Toàn cảnh ĐHQG TPHCM Toàn khu Đại học Quốc gia TP HCM có tổng diện tích là 643,7ha, bao gồm nhiều phần quan trọng như khu trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ công cộng, các trường đại học thành viên, viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm giáo dục quốc phòng, trung tâm thể dục thể thao, ký túc xá, nhà công vụ và công viên khoa học. Theo thông tin cập nhật quy hoạch mới nhất vào tháng 7 năm 2023, khu tái định cư cho khoảng 5.000 hộ dân trong khu quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM thuộc địa phận thành phố Thủ Đức sẽ có diện tích bố trí là khoảng 10,03ha. Khu vực này đã trải qua điều chỉnh từ khu vực ký túc xá khu B, khoa ngoại ngữ và khoa giáo dục, và đường giao thông khu vực đã được xác định trong quy hoạch năm 2014. Khu vực này sẽ được quy hoạch lại để bố trí các loại hình nhà ở và dịch vụ - công cộng phù hợp với quy định hiện hành. Khu đào tạo và học tập sẽ có diện tích khoảng 173,83ha và giới hạn tầng cao tối đa là 15 tầng. Một phần của quỹ đất dự trữ phát triển, khoảng 30% tại các trường thành viên, sẽ được sử dụng để tạo ra không gian sân bãi và công viên cây xanh, tạo nên một không gian xanh thú vị cho toàn bộ khu đại học. Khu ký túc xá sinh viên bao gồm khu A, khu B và khu vực mở rộng với diện tích khoảng 42,08ha và giới hạn tầng cao tối đa là 16 tầng. Đại Học Quốc gia TP HCM đang đẩy mạnh việc xây dựng các tổ hợp không gian chức năng với mục tiêu tạo ra các công trình hài hòa với cảnh quan tự nhiên. Các dự án xây dựng được khuyến khích để đảm bảo tích hợp tốt với môi trường xung quanh. Luôn đặt sự ưu tiên cho việc bố trí các hạng mục công trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thí nghiệm tại khu vực trung tâm. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu về không gian học tập và tạo ra môi trường yên tĩnh, cũng như tạo điều kiện tốt cho việc bố trí các không gian công viên cây xanh và vườn hoa. Tầm nhìn này giúp tạo ra một môi trường học tập và làm việc thú vị và thoải mái cho cộng đồng đại học. Đại Học Quốc gia TP HCM khởi công nhiều công trình mới Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đang đẩy mạnh phát triển Khu Đô thị ĐHQG-HCM, nhằm xây dựng một đô thị đại học tiêu biểu, môi trường xanh, thông minh, hiện đại và bền vững trong những năm tới. Vào năm 2023, ĐHQG-HCM sẽ khởi công xây dựng 10 công trình mới quan trọng bao gồm: Công trình Nhà học tập và thí nghiệm BK.B7.Công trình Nhà NV B4-2.Khối Hành chính - Nghiên cứu QT.A1.Khối Lớp học - Thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học.Các hợp phần xây dựng của ĐHQG-HCM được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới.Các khối nhà của Khoa Y ĐHQG-HCM.Khu Viện Nghiên cứu.Ký túc xá B6 của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh ĐHQG-HCM.Nhà TN.B4-2 dành cho các khoa, bộ môn và phòng thí nghiệm.Nhà TN.B5-2 cho Phòng thí nghiệm II.